Chiêm bao của Trương Mẫn

Ngày đăng: 15/09/2014 06:59:32 Chiều/ ý kiến phản hồi (7)

Chiêm baoThật khó để viết lời đề dẫn cho một bài thơ tư tưởng. Nhất là bài thơ đó đi thẳng vào một công án, một sự kiện mà sau nầy người ta cho là sự kiện khai mở Thiền tông. Cành hoa, nụ cười ấy tới giờ vẫn còn tươi. Ba ngàn thánh chúng vẫn còn ngơ ngẩn! Và chúng ta, một bọn ở giữa dòng, biết làm gì đây? Hy vọng rằng sau khi đọc bài thơ của anh Trương Mẫn, chúng ta sẽ biết ra một cái gì đó.

 

0 012

 

CHIÊM BAO

Thế tôn niêm hoa

Ca diếp vi tiếu

Toàn trí khi đưa lên hiển hiện

Toàn bi khai mở một nụ cười

Ngoái cổ lại sau dường như trước

Hoa ngày xưa vẫn mãi còn tươi.

 

Thoảng nhẹ hương trầm cùng nhịp mỏ

Tưởng bước người xưa dội tiếng qua

Tưởng ngỡ xa bờ dè bến nọ

Tưởng đã hiền soi mặt quỷ ma

Mê mê hoài kèn đưa ủy mị

Mãi bên này mà ngỡ đã sang

Vào cơn lốc thở hơi tục lụy

Nữa cuộc tình hoa rụng mênh mang

Sâu chưa thoát xác hoa chưa nở

Giữa hương nhang rượu chảy dạt dào

Men chưa mềm mà bình chưa vỡ

Giữa dôi bờ ngầy ngật chiêm bao

Trương Mẩn

Có 7 bình luận về Chiêm bao của Trương Mẫn

  1. trương mẫn nói:

    Ảnh tượng Thế Tôn dẫn bài thơ thật nồng ấm, ngỡ không viết được thơ, khi tình cờ giở trang trong quyển Thiền Luận, gặp ngay chủ đề Niêm Hoa, tôi lại tiếp tục ngẩn ngơ lan man với đóa hoa rời khỏi cành, dòng sống vẫn chảy đều hòa..triền miên..cho một nụ cười Sống.

  2. hồng băng nói:

    Cùng anh Trương Mẫn,

    Lâu rồi không thấy anh trên trang nhà, định đt hỏi thăm thì gặp lại anh qua Chiêm bao. Hạt giống thiền tông từ lúc có sự kiện cành hoa Ba la này, mãi đến thời Sơ Tổ mới được gieo trồng và đến Lục Tổ mới xanh um. Tôi đọc ở đâu đó, lâu rồi và thích cách kiến giải Cành Hoa tượng trưng cho Nhất Tâm mà CaDiếp dùng thần quang từ mắt, hiệp với Linh quang bổn tâm (Hồi quang phản chiếu). Kiến giải này, theo tôi, phù hợp với lời Thế Tôn, khi Ngài nói/TA CÓ CHÁNH PHÁP NHÃN TẠNG, NIẾT BÀNDIỆU TÂM, THỰC TƯỚNG VÔ TƯỚNG../ Vâng, thần quang từ mắt hướng vào Tâm thì Niết Bàn, còn hướng ra ngoài là biển..khổ.. Nhân đọc Chiêm ba0, viết vội đôi dòng, chia sẻ cùng anh.

    Nhất Tâm vàng nở, Ba la

    Cười tươi điểm khẽ- Đầu Đà ngộ duyên

    Linh, Thần quang hiệp hòan nguyên

    Thấu ngôi Niết Diệu tỏ miền Tâm không.

    Hồng Băng

    22h, 18.09.2014

  3. Phú Thạnh nói:

    Khi thọ trì đọc tụng Kinh Pháp Hoa ,Thầy tôi có dạy rằng:

    ” …Niêm hoa vi tiếu tuyệt vời

    Thần Quang đoạn tý rạng ngời Thiền tông

    Huệ Năng thừa tự Mai Lâm

    Giác Hoàng Điều Ngự lại tầm Phù Vân…”

    Người đã khai thị cho ta thấy rằng Đóa hoa tươi thắm và Nụ cười rạng rỡ của Đức Thế tôn đã dẫn lối đưa đường đến Thiền Tông…cao siêu, tĩnh lặng biết dường nào…

  4. trương mẫn nói:

    Cùng nhị vị tướng Quân. cách đây hai hôm, anh Phú Thạnh có gọi chuyện cùng tôi, vì ổ cứng của máy nằm vạ nơi bảo hành hơn tháng, tôi không biết mô tê, bèn hỏi anh PT, sao hổng thấy HB vậy, anh PT trả lời cũng không biết. Nay thì biết rồi, tui tỏ ý mà không có ý tỏ của hai Huynh thì héo lắm, cũng bày tỏ chút tình đến hai anh

    Tâm không tức vô niệm

    Sáng tỏ chẳng có gì

    Thường vui thường an lạc

    Niết bàn chẳng đến đi.

    Cũng cáo lổi, bi giờ  tệ quá, chỉ viết phản hồi phần nào có dính đến < uýnh lộn > nội tâm, các phần khác thì không viết nổi, dù muốn phản hồi, lại trống lỏng, các bạn thông cảm với tôi nghen.

  5. HOA ĐĂNG nói:

    Thưa anh Trương Mẫn, đọc bài  CHIÊM BAO của anh, em nghĩ để khi nào nằm chiêm bao mà thấy Phật hiển linh dạy em hiểu  ý nghĩa  bài thơ của anh chứ bây giờ em  thành thật mà nói nó cao siêu quá, em hiểu không tới, sợ nói lên ý mình không đúng thì bị người cười, thôi thì chỉ có bao nhiêu lời thành thật ấy với anh, chúc anh khỏe và sáng tác nhiều văn thơ theo cách dễ hiểu để chúng em có dịp phản hồi đàm đạo cho vui.

  6. Quách Đào nói:

    Đại công án ” Niêm hoa vi tiếu ” xảy ra trên núi Linh Thứu. Từ đó Thiền tông Tây thiên khai mở. Nhận ” Vi diệu pháp môn ” từ tay Bổn sư, Đại Ca Diếp trở thành sơ tổ của Thiền tông, nhị tổ là A Nan, những vị Tổ lẫy lừng về sau còn có: Mã Minh tổ thứ 12, Long Thọ tổ thứ 14. Tổ thứ 28 là Bồ Đề Đạt Ma làm một cuộc hành cước vĩ đại về phương Đông và trở thành sơ tổ của Thiền tông Đông độ.

    Anh Hồng Băng nói: quay trở vào là Niết bàn, quay ra là bể khổ. Về vấn đề lý thú nầy mời các bạn tìm đọc bài Bát Nhã Tâm Kinh của Thiền sư Viên Minh đăng trênthuvienhoasen.org. Thiền sư là một bậc thượng thủ của Theravada Việt Nam, bài viết uyên bác và khó đọc. Các bạn cố gắng.

     

  7. hồngbăng nói:

    Quách Đào thân

    Đang ở Sàigòn, khuya, dạo 1 vòng trang nhà, thấy phản hồi của Đào. Sẽ đọc bài này khi về Tràvinh. Mà hì hì, cũng là một cách nói thôi, chứ có niết bàn đâu mà cầu tìm. Cám ơn bạn. HB

Trả lời Quách Đào Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác