Chuyện ở Mỹ
Sau một loạt bài của Nguyễn Tuyết viết về ở Mỹ, đã có một số người có ý kiến khác. Việc này thì SOS chịu thua vì chưa một lần đến Mỹ, cũng chưa đọc sách về đời sống dân Mỹ. Thế nên, các cuộc tranh luận này cũng là điều hay, giúp cho những người bạn với Một Lúa đang sống ở Việt Nam mở thêm tầm mắt (SOS)
Phương Nga (PN) không nghĩ là xăng bán ở khu da trắng sẽ rẻ hơn khu da màu vì họ biết đi thưa. Thường ở những nơi đông đúc, có chợ búa, có trung tâm thương mại, ví dụ nơi PN ở có FredMeyer và SafeWay, hai supermarkets lớn, họ bán luôn cả xăng để gom trọn lưới. Ai đi shopping mua đồ ăn hay vật dụng cho gia đình, đều được họ cho điểm, 100 USD thì được 100 điểm. Cứ mỗi 100 điểm thì mua xăng được bớt 10 cents/ 1 gallon. Nghĩa là người có tiền nhiều, đi shopping nhiều, là người mua xăng giá rẻ hơn. Không phải vì màu da…Xăng không biết kỳ thị màu da!
Hơn nữa, bán giá rẻ hay mắc còn tuỳ theo mặt bằng cây xăng và nguồn xăng nhập vào mà người chủ cây xăng phải trả. Hể họ mướn chỗ mắc, mua xăng mắc, thì giá bán phải cao. Anh đồng ý mua thì trả tiền thôi. Anh đi thưa vì giá mắc, anh ráng chịu tiền luật sư.
Còn nói chuyện về thuế, không nghĩ vì số lương con đứa bạn của anh Quang lãnh xấp xỉ 150.000 USD/năm, đóng thuế tới 45%.
Theo “Tax Bracket” của năm 2014, nó đóng cũng chỉ khoảng 33% cho liên bang. Mức lương $460,750 trở lên mới đóng khoảng 39.6%. Nếu nó bị đóng tới 45%, theo em tên nầy nên…đi thưa cho tới cùng!
Nói tới chuyện thuế má, lương hưu, tiền già, tiền Wellfare là đầy dẫy những sai lầm (loop holes) mà chính quyền Mỹ cho dù giỏi cách mấy cũng khó mà giải đáp được bài toán nan giải nầy.
Cuối cùng nói tới chuyện học hành…ai cũng biết học cao, kiếm được việc làm xịn, về già nhàn nhã tấm thân. Nhưng muốn học ra bác sĩ, dược sĩ, đâu phải ai muốn học là được? Tiền học phí ngất trời, và học để có được mãnh bằng trong tay là cả một quá trình phấn đấu. Cho nên tỉ lệ bỏ học bên Mỹ trên 50%. Tức là đầu năm ghi danh đóng tiền học, học không nổi, ăn điểm F, không bỏ học thì trường cũng đuổi…thực tế phủ phàng là thế!
Đây là những cái thấy của em, góp phần với trang nhà cho vui.
Phương Nga
PN à , con gái chị năm rồi nó chỉ làm có phân nưã cháu này , mà khi anh Quang đi nhờ người ta làm thuế , nó bị đóng cũng ba mươi mấy phần trăm đó.
Còn vụ xăng dầu , thì đây là thực tế trong nghề nghiệp , chỉ có chủ họ mới biết rỏ mà thôi , chị cũng không có rành , chỉ là khi có dịp đi ngang qua những khu nhà ở sang trọng , khu vực sang trọng thì giá cuả cây xăng nó rẻ hơn , khu vực dân sống có nhiều da đen ( không dám nói là có sự kỳ thị ở đây , nhưng tự ngầm biết thôi). Nhiều điều rất khó hiểu mà rất tự nhiên , không ai lựng bàn , cứ đưa lưng ra mua và trả tiền thôi . Cũng cái tội chị hay thắc mắc và hỏi sao kỳ vậy huynh thì huynh chủ cây xăng nói sao hiểu vây. Chổ này chị hay đem xe thay nhớt , chớ không có đổ xăng , anh chủ nói ” tạiConvenient” nên nó mắc hơn. Chị thì trung thành đổ xăng ở trong Costco , sẳn mua đồ ăn rẻ luôn.
Con vụ mua bán rẻ , thì người giàu thường mua đồ rẻ hơn , vì người có tiền mua nguyên khối , mua nguyên lốc , nó rẻ hơn , còn người nghèi đi mua lẻ từng lon , từng điếu . thì phải mắc hơn rất nhiều. Vì vậy càng có tiền thì mua đồ rẻ là vây ( Coi như mua sĩ đó mà ) hì hì.
Chuyện học hành thì y chang như em nói , ai cũng vào đại học , nhưng đầu ra thì không có dễ đâu , người Châu Á mình hay không bằng khôn , leo lên từng bước thầm , vào college 2 năm đầu , xong sau đó vô Đại Học thì may ra trơn tru , nếu không dễ gãy gánh giưã sa trường , có khi kéo cái Đại học dong dài cả 10 năm rồng rả , ra trường xong kiếm chỗ làm cũng không phải dễ , chỗ nào cũng đòi kinh nghiệm , ai có miệng lưỡi giỏi như tài hùng biện , hoặc có thực hành giỏi thì coi như vững bền , nhưng cái gì hay hỏng bằng hên , con người đều có số cả . hì hì.
Còn chuyện lương bổng và thuế má , nếu độc thân thì đóng rất là nặng em PN à .
Chị thấy những người quen , 2 vợ chồng , mỗi người đều làm lương cao trên 100 thì , 1 trong 2 người phải hy sinh ở nhà , thông thường là vợ chịu hy sinh nuôi con giữ trẻ. Và người ta thường ký check cho nhà thờ cả mười mấy ngàn , để tiền chỉ còn ở cái mức cho phép đóng thuế ít. Hồi mới qua Mỹ , chị cũng ngở ngàng cái vụ này , vì thấy sao cuối năm , người ta ký check cho nhà thờ ngọt xớt vậy , tư từ chị tìm hiẻu và mới biết, đó lá 1 cách né thuế cuả người VN sống trên đất Mỹ.
Đúng là như vậy đó chị NT. Thuế vụ ở Mỹ cứ chiếu theo “Tax Bracket” mà đánh thuế. Theo em biết, thuế thu nhập của cá nhân, đóng tối đa cũng tới xấp xỉ 40% mà thôi. Đồng ý là độc thân đóng thuế nặng hơn, vì chỉ được “claim” 1 hay 0, trong khi đó người có gia đình, con cái có thể “claim” nhiều hơn, nhưng nếu lãnh lương 150 ngàn USD cũng chỉ đóng 33% thôi. Ông bạn của anh Quang có lẽ thương con quá nên mới than phiền dùm con mình chứ gì.
TB: xin chú thích về từ “claim” PN dùng ở trên, vì tiếng Việt không dùng từ nầy trong thuế. Claim là lúc mình khai thuế, 0 và 1, tức là mình báo cho cơ quan thuế, là mình không trợ cấp, nuôi dưỡng ai hết, chỉ cá nhân mình. Còn claim con số cao hơn thì phải khai ra vợ con. Hy vọng lối cắt nghĩa “đùi” nầy không làm các bạn trên trang nhà điên đầu.
Xin vổ tay tán thưởng sự hiểu biết về nước Mỹ của Phương Nga. Nói thật chính xác…
Tôi có thằng con út sắp lên học năm thứ 3 đại học.Tôi muốn cháu vào trường Dược khi nó hoàn tất 4 năm…nên đi hỏi ông xui tôi có đứa con gái ra trường Dược ở Sacramento(Trường tư).Học phí trọn gói $200,000(Hai trăm ngàn) năm đầu trả cho nó 1/4 tiền ngay khi bắt đầu học…số còn lại trả từ từ. Thằng con tôi nói:Ba ơi !để con học nghề khác ít tốn tiền…và nó chọn nghề khác.Chuyện học ở Mỹ nhiêu khê lắm…cũng mai con cháu giống Tiên Rồng chịu khó học nên Dược Sĩ,Bác Sĩ khá đông…còn kỷ sư thì hầu như nhà nào cũng có…HTH
Cám ơn anh Tâm Hoài.
Em có bà chị bà con ví von, “Bên Mỹ, kỷ sư nhiều như lá rụng mùa thu”. Nghe rất chói tai, dù đúng . Phản ánh một hiện trạng đau lòng bên nầy, mượn tiền học (student loan), học trầy vi phỏng trán, ra trường rồi, không có việc làm. Đành mượn thêm tiền, học tiếp nữa. Vì không có việc làm, vẫn phải trả nợ.
Cho nên “lá mùa thu” chồng của người chị bà con nầy, phải đứng bếp xào nấu cho nhà hàng của chỉ. Em không dám nói sợ “mất tình đàn kết”, hai đưá con trai của chị ấy, cũng muốn trở thành “lá mùa thu” nhưng học mới một tam cá nguyệt (term) bỏ học, lý do? Không biết!
Cám ơn Phương Nga đã minh chứng một thực tế khó khăn, đầy nguy hiểm phủ phàng chứ đâu phải là ngon ăn như nhiều người lầm tưởng : qua Mỹ là sống sung sướng. Hỏng dám đâu!. Chuyện kể của PN rất bổ ích và thiết thực cho mọi người. Chúc PN luôn vui khỏe…
Anh Phú Thạnh đại ca.
Theo em nghĩ, nước Mỹ là xứ sở của cơ hội. Không phải là thiên đường, nhưng nơi nầy tạo cơ hội cho mình thực hiện những ước mơ. Hầu hết gia đình Việt Nam định cư bên Mỹ, đánh giá rất cao về giáo dục. Cha mẹ nào cũng răn đe, dạy dỗ, khuyến khích con mình học hành thành tài. Cũng như anh Tâm Hoài nói, “con rồng cháu tiên”, học trò Việt cũng như đa số học trò Á châu học giỏi, nhưng lại thuộc vào dân thiểu số (minority) ở Mỹ, cũng như người dân da đen. Chính phủ Mỹ muốn khuyến khích dân thiểu số, mục tiêu chính là dân da đen, theo học các ngành kỹ nghệ và y khoa, vì đa số người da đen rất giỏi về nghệ thuật và thể thao. Thời tổng thống Clinton có luật “Affirmative Action” hạ thấp thang điểm xét vào đại học cho người thiểu số. Mấy học trò da trắng của PN than phiền là bất công, vì theo tụi nó, dân Á châu học giỏi quá, đâu cần phải nhờ vào luật nầy. Đó cũng là một sơ hở (loop hole), ngay cả bây giờ luật nầy vẫn còn áp dụng.
Đọc những mẫu chuyện cụ thể như thế này cho mình thêm những thông tin một số vấn đề về nước Mỹ, nơi mình và các bạn phụ huynh đã và đang gửi con cháu sang học tập . Cảm ơn các bạn viết.
À, Phương Nga ơi, Kim Hoa đang dạy chung với chị 11 Hạnh đấy, cùng Tổ Văn. Trái đất tròn, quen biết vòng vòng há em!
Đúng là trái đất tròn vo há chị 11. Kim Hoa là bạn chí cốt của em thời còn dạy ở trường cấp hai Lộc Hoà. Khi nào phone cho Kim Hoa, em sẽ “khoe” là em quen với chị.
Cảm ơn Phương Nga nói thẳng thực về thuế má và nền giáo dục Mỹ , phải chấp nhận thôi dù biết loop holes .Còn về giá xăng mắc rẻ , chị Phương Nga lý giải rất logic, dễ nghe hơn . Hoành Châu
Chị Hoành Châu thân mến
Bởi thế ông bà mình có câu, ” Đất Lành Chim Đậu”, PN nghĩ “đậu” không cũng chưa đủ, phải xông xáo, chấp nhận đời sống mới, học tập và làm việc. Hôm qua PN có dịp nói chuyện với hai vợ chồng mới sang định cư bên Mỹ. Họ than khổ vì phải làm việc chân tay (rửa chén bát cho nhà hàng), những việc mà khi xưa có ôsin làm. Không biết phải nói sao, chỉ biết lặng lẽ nghe họ than…
Cám ơn Hoành Châu đã đọc bài cuả tui và viết nhận xét. Và có ý kiến nhỏ về phản hồi cuả HC là : nếu HC dùng ” Dễ thuyết phục hơn” thay cho ” Dễ nghe hơn” thì hay biết mấy. Cám ơn HC lần nưã
Mâý ngày qua Hoài Thương thâý các Huynh tỷ bàn luận việc cuộc sôńg ở Mỹ thật sôi nổi và thực tế, mỗi ngươì có một ý, ý nào cũng đúng và chính xác cả. Theo Hoài Thương nhận thâý thì cái nào cũng có giá nâý thôi, mà nơi nào có đât́ lành , thì nơi đó có chim đậu là dĩ nhiên rôì, nêú bảo là đêń Mỹ là phải vất vả làm lụng thì tại sao ai cũng muôń đi định cư ở Mỹ vậy ( ? ) ….