Chùa Giác Hoa ở Bạc Liêu

Ngày đăng: 23/07/2014 06:02:30 Chiều/ ý kiến phản hồi (11)

Bạc Liêu có nhiều danh lam, trong đó có chùa Giác Hoa là chùa cổ . Chùa này có  dính dáng đến anh Trương Mẫn của trang nhà . Do vậy, giới thiệu chùa để khi nào có nhiều người đi Bạc Liêu nhờ nhiếp ảnh gia Trương Mẫn hướng dẫn để được ăn chay và tá túc (SOS)      Chùa Giác Hoa tọa lạc bên bờ kênh cầu Cái Dầy, cách tỉnh Bạc Liêu khoảng 6 Km về phía bắc ( Hướng Cần Thơ – Sóc Trăng )Tên dân gian gọi chùa Giác Hoa là chùa cô Hai Ngó “1885 – 1951”

Nhân duyên tạo chùa 

Ông Thái kim Chiêu là chồng bà Hai Ngó, ông bị đám cướp xông vào nhà khi đêm đã khuya, một mình chống trả, ông bị thương rất nặng và qua đời ngay trong đêm, tang chồng chưa nguôi ngoai, khoảng 6 tháng sau, đứa con trai duy nhất của gia đình lâm bệnh nặng rồi cũng rời bà mà đi. Tang chồng, tang con liền trong năm, bà suy sụp nặng tưởng chừng khộng chịu đựng nổi. Bà tìm nguôi ngoai trong Phật Pháp, thấy cái khổ của dân tình chung quanh bà phát tâm trợ giúp tài cũng như vật cho bá tánh gần xa. Năm 1915 Bà quy-y với Hòa thượng Chí Thành lấy Pháp danh là Diệu Ngọc.

Khi vùng Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc, bị lũ lụt, dân tình khốn khổ, đích thân bà chỡ hàng chục tấn gạo trợ giúp dân những vùng trên. Tháng 3/1919, bà xin phép cất chùa.Vào ngày 10/3/1919 chính quyền phê chuẩn cho phép bà cất chùa.

Bà tiến hành xây cất với kiến trúc Đông Tây phối hợp hài hòa, vừa cổ kính vừa hiện đại so với thời bấy giờ. Tháng 10/1920 chùa hoàn thành sau 18 tháng thi công, chùa mang tên  Giác Hoa. Trong thời gian này, nhận thấy địa phương có nhiều con em thất học, bà xây trường học rồi rước thầy về dạy, khuyến khích cha mẹ đưa con đến trường.

Trong khuôn viên chùa bà xây nhà trữ quan tài để giúp người nghèo trong tang khó. Hai ngôi chùa CHÂU VIÊN và CHÂU LONG cũng được bà thành lập ở hai địa phương là ấp Công Điền và ấp Bà Chăng thuộc xã Châu Thới.

Vào lệ rằm tháng bảy là lễ Vu Lan, bà phát gạo cho dân nghèo địa phương cùng các nơi khác, nơi nào mắc nạn bão lụt bà đều đến trợ giúp. Năm 1929, bà mời Hòa thượng Chí Thành cùng Hòa thượng Khánh Anh chủ trì lễ mở khóa An cư Kiết hạ cho 100 vị tăng ni tu tập tại chùa Giác Hoa. Cũng chính năm này Ni bộ miền Nam đầu tiên ra đời phát xuất từ chùa Giác Hoa do bà vận động thành lập và lưu truyền mở rộng đến nay. Ngày 29/5/1951 Sư Bà Diệu Ngọc viên tịch, sư cô Hồng Dung thừa kế trụ trì. Năm 1957 sư cô Hồng Dung giao lại cho Hòa Thượng THIỆN QUẢNG.

Năm 1959,  Đại Đức HỒNG MINH trụ trì đến năm 1967 Đại Đức viên tịch, chùa không ai trông coi.  Năm 1969 ông Lê văn Bông “ Chín Bông “ về giữ chùa.  Năm 1970 ông Chín Bông nhận lễ xuất gia cùng Hòa Thương Trí Đạt, Pháp danh Minh Khai. Năm  2001, Thượng Tọa Minh Khai tuổi cao, sức yếu, đi đứng hết sức khó khăn nên mời sư cô Nghiêm Thành về phụ lo Phật sự. Tuy chưa là trụ trì song sư cô nhận thấy chùa xuống cấp nặng nên phát tâm vận động trùng tu ngôi tam bảo. Ông Huỳnh văn Bá, cháu cô Năm cũng là  cháu của bà cô hai là Sư Bà Diệu Ngọc, xuất hơn trăm triệu tu bổ chùa vào khoảng năm 2002-2003.

Năm 2005 Sư Cô Nghiêm Thành chánh thức trụ trì chùa. Năm 2006 xây dựng xong giãng đường và khai giảng lớp trung cấp ni. Từ tháng 11/ 2006 chùa xây thêm Ni xá, dành cho ni sinh với khoảng hơn 60 vị .Cuối năm 2007 xây dựng xong nhà trù và trai đường, khoảng đất trống sau chùa dành làm nơi trồng rau cải phụ sinh hoạt cho chùa, trong khuôn viên chùa tổ chức rất quy củ, nhiều phòng với chức năng hành chánh, có cả phòng vi tính…Ni chúng trong chùa hơn 50 vị và quy y hơn 500 tục gia đệ tử.

Ngày 29/11/2010, lễ trùng tu chùa , đầu năm 2013 làm lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng ngôi chánh điện, vào thời gian này chùa được khoảng trăm Ni chúng và đang phát triển thêm…

Ngày 22/5/2014 lễ giổ sư bà Diệu Ngọc cùng  lễ mừng hoàn thành trùng tu ngôi chánh điện do Ni sư Nghiêm Thành chủ trì. Như vậy, kể từ năm 2001 đến 2014 sư cô Nghiêm Thành đã tôn tạo lại từ một ngôi chùa xuống cấp nặng trở thành ngôi tam bảo uy nghi, điều đặc biệt là vẫn giữ nguyên nét kiến trúc xưa, với lượng ni chúng ngày càng đông, chứng tỏ giới luật và Phật Pháp được ni trưởng dẫn đắt nghiêm mật nên ni đoàn ngày càng vững chắc rạng danh chùa Giác Hoa.

bài và ảnh Trương Mẫn

Hinh 1  1             CHÙA GIÁC HOA NGÀY XƯA 

hinh 22   CHÙA GIÁC HOA ĐƯỢC NI SƯ NGHIÊM THÀNH CHỦ TRÌ TU BỔ LẠI NGÔI CHÁNH ĐIỆN.  KHÁNH THÀNH CÙNG LỄ GIỔ SƯ BÀ DIỆU NGỌC TỤC GỌI CÔ HAI NGÓ ( 2014 ) 

hinh 33  DI ẢNH BÀ CÔ HAI CÙNG TƯỢNG ÔNG DƯỢNG HAI THÁI KIM CHIÊU, BÀ CÔ HAI CŨNG CÓ MỘT TƯỢNG BẰNG ĐỒNG BÁN THÂN NHƯNG ĐÃ THẤT LẠC TỪ LÂU. 

hinh 44  TƯỢNG BẰNG ĐỒNG, ĐƯỢC LÀM TỪ TIỀN XU NGÀY XƯA, THỢ ĐÚC TƯỢNG ĐƯỢC RƯỚC TỪ BÊN TÀU SANG. ẢNH TƯỢNG ÔNG NỘI HUỲNH NHƯ PHƯỚC ( DÙ HỘT) 

hinh 5 a5    TRÊN BÀN THỜ BÀI TRÍ HIỆN THỜI 2014, BÊN TRÁI TỘC HỌ QUÁ VẢNG, GIỮA TƯỢNG ÔNG DƯỢNG HAI, BÊN PHẢI TƯỢNG ĐỒNG CỦA ÔNG NỘI HUỲNH NHƯ PHƯỚC. 

hinh 6 a6   CỐ THƯỢNG TỌA MINH KHAI TIẾP GIA TỘC HỌ HUỲNH VIẾNG CHÙA ( ảnh phim trước đây được chụp lại năm 2013 )

h7                                      7    CHÁNH ĐIỆN NĂM 2014,

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Có 11 bình luận về Chùa Giác Hoa ở Bạc Liêu

  1. nguyen thi anh tuyet nói:

    Toi vẫn hay theo đoan di cúng Hạ các  chùa ở Bac lieu, nay  duoc gioi thieu  chua Giác Hoa,  hy vong sẽ có duyên, co dip được đến vieng chua.

  2. Phong Tâm nói:

    Trương Mẫn viết bài nầy đáng được tuyên dương, vì nó có giá trị về di tích lịch sử của một địa phưng mà ít có người được biết đến, cần được phát huy. Cám ơn bạn mình khám phá được nhiều chi tiết.

  3. Hoành Châu nói:

    Ghi nhận biết bao  công đức của Sư Bà  Diệu Ngọc: xây chùa, lập trường rước thầy về dạy, xây nhà trữ quan tài giúp người nghèo trong tang khó, phát gạo cho dân nghèo nhân lễ Vu Lan,rồi đến cháu của Sư BàNgọc Diệu là ông Huỳnh văn Bá phát tâm tu bổ chùa , cuối cùng đến Ni cô Nghiêm Thành tu tạo ngôi chùa xuống cấp thành ngôi tam  bảo uy nghi, ,,Ôi, biết bao công đức nối tiếp nhau. Thật đáng kính  phục . Phật tử , Hoành Châu

    • trương mẫn nói:

      Cô Hoành Châu ơi! Bài tôi viết cũng khá khá dài, ông LM ngắt làm hai phần, phần đầu ổng tãi vốn hình lên hết, nên phần sau tôi biết là không hình minh họa, mau mau tìm hình thêm. gởi, lại lộn, rồi lò mò gởi lại cho có với bạn bè. Cám ơn cô đã xem qua lại còn phản hồi nên rất vui. Buổi sáng khi uống cà phê ra về, tôi cùng anh Thạnh đi phía sau cô, khi cô xuống bậc thềm khá khó khăn, tôi dợm đỡ tiếp, nghĩ lại thấy ngại thành thử thôi. Chúc cô mau khỏe chân.

      Trương Mẫn

      • Luong Minh nói:

        Cái gì mà ngại. Đối với HC bi giờ số lượng người đở nhiều thì càng sáng giá. Thế thì tại sao anh không góp phần nâng cao “tỷ số”

        • trương mẫn nói:

          Ông Minh ơi !  đỡ một tay hay đỡ  hai tay mới nâng được tỷ số, có lẽ một cánh tay, chứ hai thì tỷ số hạ cái rẹt quá, phải hông ông .

  4. trương mẫn nói:

    Cám ơn anh Lương Minh cùng ban biên tập đã đưa bài lên sớm, buổi sáng nhóm uống cà phê ở quán Kiều Vĩnh Long, anh Minh có nói, bài thiếu hình ảnh nhiều quá, tôi có giãi bài cùng anh là trước đây không lâu, nhóm từ thiện của em tôi ở SG có tổ chức thăm viếng phát quà cho bà con nghèo, phần đông là mù, nơi Vĩnh Châu, lịch trình có ghé Bạc Liêu viếng chùa Giác Hoa, tôi nhờ em cùng cháu chụp hình toàn bộ chùa, em tôi nói – anh hai, em có dành một chỗ cho anh, anh muốn đi thì chờ ở Mỹ Thuận em đến rước, tôi đành phụ lòng em tôi, vì phải ngũ đêm ở Bạc Liêu, hơn nữa tôi thích một mình lơn tơn đi chụp ảnh hơn đi chung trong đoàn, nên tôi từ chối, và em tôi giận lắm, nhưng phận em nên không tiện cự nự khiến anh mình buồn, tôi định một mình đi chụp cho bài viết đã viết sẵn từ lâu rồi, song con không cho đi một mình vì tôi hay bệnh rất bất ngờ. Vì vậy những ảnh trên do em cháu chụp tôi đưa đỡ vào hẹn khi đi được sẽ trình nguyên bộ ảnh về chùa GH để các bạn cùng xem.

    Cũng cám ơn lời khuyến khích của anh Phong Tâm, hỏng ngờ anh để tâm đến chùa chiền, chùa GH được đưa vào di tích lịch sử cần bảo tồn của tỉnh Bạc Liêu từ lâu. Cám ơn cô Ánh Tuyết có ý viếng chùa sau bài viết. Đâu khoảng 2009, tôi tháp tùng theo đoàn viếng chùa GH do mẹ tôi tổ chức, đây là chuyến viếng chùa đầu tiên của tôi ( Thú thật tôi rất ít viếng chùa, cũng không hứng thú đi, trong đời đây là lần đầu tiên tôi đi, có lẽ tôi là phật tử lang thang lười biếng đáng bị quở trách ) tôi chụp hình chùa cùng đoàn, tiếc là khi thay máy tính mới, mất tiêu ảnh do sơ xuất của tôi.

    Cám ơn quý anh chị đã ghé mắt và phản hồi

    Trương Mẫn

  5. Phú Thạnh nói:

    Anh Trương Mẫn thân mến!

    Tui hoàn toàn  thống nhất với anh Phong Tâm về nhận xét bài viết CHÙA GIÁC HOA Ở BẠC LIÊU của anh. Bài viết rất công phu có chất lượng về nội dung lẫn hình ảnh. Xin phép anh cho tui copy bài này vào Blog’s Phú Thạnh của tui nha .Cám ơn anh trước…Thân, PT*.

  6. Hoành Châu nói:

    Anh Trương Mẫn kính mến , bài viết nầy là một loại  tư liệu có giá trị rất quý  về lịch sử ,người viết đã có  công  thu thập và sắp xếp dữ liệu chính xác theo thời gian,  có minh họa hình  ảnh đầy đủ  làm bài viết trở nên sống động , thu hút người đọc . Thật đáng ngưỡng mộ !! Em Hoành Châu

    • trương mẫn nói:

      Cô cùng anh chị em không chê là mừng thấy mồ rồi, hỏng dám nhận sự ngưỡng mộ đâu, cám ơn cô. hôm bữa cà phê cô có nói câu hạp ý vì tôi cũng thường vậy lắm, tức là viết phản hồi lỡ sai chính tả, ta cho < tới luôn bác tài >, miễn đọc hiểu là được rồi, chạy theo ý để viết cũng hổn hển lắm lắm rồi, phải không cô Hoành…

      Mẫn trương sình

Trả lời Hoành Châu Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác