Không thể bảo vệ ngôi vương

Ngày đăng: 23/06/2014 12:08:27 Sáng/ ý kiến phản hồi (9)

Dân mê bóng đá khó mà chấp nhận thảm họa của đội Tây Ban Nha trong World Cup 2014. Một đội tiêu biểu trường phái cổ điển: chuyền ngắn, chẻ xuyên đội hình đối phương, giữ banh chủ động hướng tấn công. Nơi qui tụ các danh thủ từng làm nên chiến công lừng lẫy Nam Phi 2010: Casilla, Ramos, Pique, Xavi, X. Alonso, Busquet. Tây Ban Nha là đương kim vô địch World Cup 2010, cộng thêm những điểm chuẩn đánh giá thành tích những trận quốc tế suốt 4 năm giữa chu kỳ 2 World Cup, chỉ số của họ vẫn còn quán quân thế giới. Vậy mà đội có màu áo đỏ thẩm của xứ đấu bò tót coi như bị loại ngay khi chưa xong vòng 1, sau trận thua đậm 1-5 trước Hòa Lan ngày 13-6. Chiều nay 18-6, ai cũng nghĩ những chiến binh một thuở lừng danh của ngài Vicente Del Bosque, họ sẽ nghiền nát Chile để lật ngược thế cờ bảng B. Nhưng không ngờ, Tây Ban Nha đại bại 0-2 trước Chile  trên sân Maracana, Rio de Janeiro.
Khi tiếng còi mãn trận của trọng tài ré lên, làm tan nát cõi lòng hàng triệu người ái mộ, và các cầu thủ Tây Ban Nha rưng sầu cúi mặt, lẻ loi cay đắng rời sân cỏ, mang tâm trạng não nề nghiệt ngã “loại đương nhiên”.  Group B gồm 4 đội, mà Tây Ban Nha xếp đầu bảng từ lúc họ hăm hở kéo về Brazil những ngày đầu chuẩn bị, bây giờ giấc mộng khuynh đảo cúp vàng của họ tan như khói pháo. Bi kịch hôm nay của họ cũng là tái lập lịch sử của đội Pháp cựu vô địch 1998, bị loại ngay vòng đầu với 3 trận chỉ kiếm được một điểm trong World Cup 2002 tại South Korea.
Sau hơn một tuần mở màn tại Brazil từ hôm 12-6, thử nhìn lại bốn đội bảng B đều có 2 trận thi đấu chéo với kết quả tạm thời nhưng đã là triệt buộc:
1- Hà Lan                 2 trận thắng                              banh thắng 8        banh thua 3             6 điểm

2- Chile                    2 trận thắng                                     ”         5               ”       1             6 điểm

3- Úc                                               2 trận thua               ”         3               ”       6             0 điểm

4- Tây Ban Nha                                2 trận thua               ”         1               ”       7             0 điểm
Theo lịch thi đấu, ngày thứ hai 23-6-2014, bốn đội bảng B sẽ đá 2 trận cuối cùng của vòng 1, Hà Lan gặp Chi Lê, Úc đấu Tây Ban Nha.  Và 2 trận đó sẽ vô cùng tẻ nhạt vì các kết quả thắng thua hay hòa đã hết ý nghĩa, không còn là yếu tố để chuyển cơ hay đột biến. Ngày đó, hai đội đang 0 điểm có tranh đua quyết tử, và bất cứ chuyện gì xảy ra thì Úc hoặc Tây Ban Nha cũng chỉ thu hoạch tối đa 3 điểm. Cả hai cũng phải cuốn gói về nước, nhường các sân cỏ cho 2 đội đầu bảng của họ và 14 đội của 7 bảng khác lọt vào vòng 2. Riêng hai đội đồng 6 điểm gặp nhau trận thứ 3 cho đúng luật. Chứ họ đang “nằm ngữa cũng không mất nửa phần mền”. Kết quả thắng thua trận hoàn tất vòng 1 không thể ngăn hai đội nầy lọt vào vòng kế. Dĩ nhiên họ sẽ đưa ra nhiều cầu thủ “yếu” ra sân chạy cút bắt, hoặc giao đấu trong khiêm nhượng và dè dặt nếu không muốn bị FIFA cảnh cáo, nhàn nhã dưỡng chân các ngôi sao cho vòng 2 sắp đến.
Bảng B năm nay như là một định mệnh của con nước trôi xuôi qua cầu mà bà con ít gặp trên đấu trường World Cup, khác với quá khứ có nhiều bảng với số điểm các đội gay cấn khít khao. Người ta khó tiên đoán các tình huống kết quả các trận thứ 3 của hai đội cùng bảng như thế nào để 1 trong 2 đội kia phải thắng và thắng bao nhiêu bàn để ngoi lên vị trí nhất hoặc nhì của bảng, điều kiện tiến vào vòng 2. Cũng để hạn chế mọi dàn xếp u tối, FIFA bắt buộc 2 trận thứ 3 của mỗi bảng phải đá cùng một giờ trên 2 sân. Tránh tình trạng dòm ngó kết quả của bảng mà tính toán việc “mình không thể vô được, thôi chịu khó thua thằng kia, giúp cho nó lọt vô vòng 2 làm phước!”. Sự kiện giống như lời đồn đoán ngoài lề của giới cá cược: đội Mexico “ăn không được, nhường mâm cổ cho người khác ăn”, thả cho đội Mỹ thu hoạch đúng theo mô thức mong muốn, điều kiện ắt có và vừa đủ để đội Mỹ vô vòng 2 trong World Cup 2002.

Nhớ lại 2010 World Cup Nam Phi, người hâm mộ bóng đá khâm phục tài tiên đoán gần như bá phát việc thắng thua các trận cầu quốc tế của chú bạch tuột Paul trong một công viên hải dương bên Đức.

Không phải nhờ con bạch tuột Paul, hay nhờ đá chung kết với một đội Hà Lan “không chưn tiền” suốt đời về nhì, mà đội Tây Ban Nha trở thành vô địch. Chính họ áp dụng nhuần nhuyễn lối đá zigzag cận chiến  thiên biến vạn hóa, gần như hóa giải lối đá chuyền xa chạy nhanh đang được thế giới ưa chuộng. Lối đá xưa cũ nầy được tay phù thủy Del Bosquet tôi luyện thành thần công cho các chiến binh của mình. Khiến cho đội Hà Lan không phát huy sở trường của họ trong trận chung kết có nhiều thẻ vàng nhất vào 4 năm trước tại Nam Phi.
Nhưng hôm nay, chiến thuật tối ưu nào cũng vô hiệu, bằng chứng là Tây Ban Nha đại bại trước Hòa Lan và Chile bởi sức càn lướt, độ nhanh và những đường banh chuyền và sút từ xa rất chính xác của các cầu thủ.
Mỗi nước đều đứng đàng sau đội bóng nhà, cộng thêm sự hâm mộ của bạn bè thế giới, nhờ thế mà môn bóng đá luôn có ngôi sao. Nhưng kỳ vọng vào những ngôi sao để làm nên kỳ tích cho quốc gia mình, có thể đã vô tình gây sức ép tâm lý rất nặng, vắt kiệt năng lượng có giới hạn của họ. Điều nầy thường thấy ở các HLV đứng ngoài phùng mang trợn mắt, hò hét cầu thủ của mình. Nếu không có luật, mấy ông nầy dám tràn vô sân cỏ.

Các bạn cầu thủ đến từ xứ đấu bò đừng buồn, hẹn các bạn 4 năm tới tại 2018 Russia . Lúc ấy, chính các bạn hay đội ngủ đàn em kế thừa sẽ trả mối hận lòng chua chát hôm nay.

Một Lúa

0 k 1

Chú bạch tuột Paul, “giáo sư bói toán của giới hâm mộ bóng đá Âu châu”. Chú bò ra từ nơi ẩn trú, ôm chiếc hộp có hình cờ Tây Ban Nha trước khi trận chung kết World Cup 2010, Nam Phi, giữa Tây Ban Nha- Hòa Lan.

0 k 2

Đoạn băng chiếu lại phút 24, trong một cú chùi người phá banh trong khung 16.5. Hậu vệ số 8, de Guzman của Hà Lan vướng nhẹ mủi chân trái của tiền đạo số 19, D. Costa, đội Tây Ban Nha, gây cho tiền đạo nầy té ngã trước khung thành. Trọng tài cho thẻ vàng tay hậu vệ nầy và phạt penalty đội Hà Lan. Đội Tây Ban Nha đá thắng phạt đền và là bàn thắng duy nhất của họ trong trận thua đậm 1-5 trước Hòa Lan. Một trận báo thù đẹp mắt trong của Hà Lan trong vòng loại 2014, cho trận chung kết với Tây Ban Nha trong World Cup 2010.

0 k 3Phút 72, một hậu vệ TBN đưa banh về cho Casilla lên cao khỏi khung 16.5, thủ môn nầy chuyền lên cho một hậu vệ khác. Không ngờ tiền đạo số 9, Van Persie của Hòa Lan lướt xuống như gió trộm trái banh nầy trước khi nó đến đích. Anh ta dẫn banh kéo qua khỏi thủ môn và đá nhẹ vào khung thành trống. Màn trộm banh nầy cũng không phải hiếm cho những hậu vệ lơ là tốc độ đối phương.

 

Có 9 bình luận về Không thể bảo vệ ngôi vương

  1. Nguyễn Hồng Ẩn nói:

    Bài viết không thua bất cứ bài nào của những phóng viên thể thao chuyên nghiệp.

  2. HOA ĐĂNG nói:

    Đồng hương ơi, nếu nhắc đến trận TBN đá với HL thì phải là 5/0,một quả của TBN vào lưới HL là do cầu thủ số 12 đá nên không được tính. Qua trận cầu nầy tôi mới hiểu rõ thế nào là sự lợi hại của cầu thủ só 12 mà đồng hương mình thường nhắc đến. Trò đời cũng đôi khi có cảnh dở khóc dở cười như bóng đá.Ông bạn có công nhận thế không.

    • Một Lúa nói:

      Tui cũng xem lại khoảng đó 2 lần. Cú chùi rất xa, nhưng chân trái của Costa có thể đưa tới lỡ đà vướng vào bàn chân của Guzman. Hoa Đăng cũng biết, tốc độ và tư thế của cầu thủ rất dễ té ngã. Tình huống đó, tui thấy phần tai nạn nhiều hơn phần “chơi nguy hiểm”
      Nhưng dù sao, trọng tài là cha mẹ mờ!

  3. Nguyễn Hồng Ẩn nói:

    Tức “ói máu” vào phút cuối cùng thêm giờ trong trận Portugal đấu với USA: Portugal gở huề 2-2 nhưng phải nói quả thắng tuyệt vời.
    Chờ Một Lúa tường trình…Một Lúa ơi nhớ nhe.

    • Một Lúa nói:

      Chào anh Ẩn,
      Em cũng định bàn loạn một ít về chiện đó. Nhưng hỗm rày em quá bận, lại thêm chứng buồn ngủ tối nên không xem lại những trận đá mình thích.
      Lúa xin lỗi anh Ẩn vì trả lời trể. Em sẽ viết muộn về trận nầy.
      Để cho đội Mỹ nếm một chút cực khổ, cho mấy thằng em cố gắng hơn để đủ sức vượt qua khó khăn sắp tới.
      Phải không đại huynh của em.
      lúa

  4. HOA ĐĂNG nói:

    Ông bạn đồng hương ơi, tôi không ngờ ở trang tphvl lại có một bình luận viên bóng đá chuyên nghiệp, tôi cảm kích ông bạn vô cùng, bóng đá làm cho tâm hồn con người trở nên phấn khích, rời xa được những ủy mị u hoài vì những bài thơ tình ướt át. Nhưng nói gì thì nói chứ sống phải theo lối bình quân cái một chút, không ủy mị, mà cũng không quá sôi động là hay nhứt, nhưng xem bóng đá đừng cá độ để phải chuộc các thứ thì khổ lắm! OK!

    • Một Lúa nói:

      Chào Hoa Đăng,
      Tui cũng muốn làm thơ tình ướt át nhưng không làm được. Sư phụ Phong Tâm truyền thụ mấy thành công lực mà Lúa gò gẩm chỉ được “Một tay nắm chặt chùm xơ mướp/Oai dũng như ngày giữ dáo gươm” (Trích “Một Lúa cọ nồi” trong tập thơ Những ngày lái đĩa bay). Lúa cố gắng làm thơ tình thật tình. Có đọc xin đừng cười he he.
      Dân cá độ mà còn tâm tư viết bài hay mần thơ sao. Hôm qua xem Mỹ huề Portugal, không cá độ mà sáng nay đi làm không nổi.

  5. HOA ĐĂNG nói:

    Vậy là ông bạn mình là friend với đội MỸ, bây giờ đội nhà không thắng mà hòa nên đi làm không nổi là phải rồi, xin thành thật chia sẻ với ông bạn. Riêng tôi chẳng bắt bồ nào cả nhưng ông bạn có hi vọng Bra sil vô địch không. Chuyến nầy tui với ông bạn cá độ thử xem. Một chầu cà phê đường nhiều hay cà phê chiên?

    • Một Lúa nói:

      Hoa Đăng,
      Hồi tui còn ở ấp Năm, ba tui và lúa thích lối chơi hoa mỹ và nghệ thuật của bóng đá Brazil. Mấy chục năm nay trường phái bóng đá cổ điển bị lu mờ sau cuộc cách mạng tốc độ và chính xác của châu Âu.
      Worlrd Cup kỳ nầy, trong cặp mắt 2.75 độ lão của lúa, Brazil cũng chưa tỏ ra xuất sắc lắm, dù họ có lợi thế chủ nhà.
      Ứng viên vô địch có thể kể thêm các lão tướng như Pháp, Hòa Lan, Argentina và các ngôi sao mới Nam Mỹ như Chile, Colombia, Costa Rica…
      Lúa cũng muốn cá độ một chầu cà phê ở quán Sao Mai, hoặc vài can rượu Hòa Hiệp.
      Hoa Đăng bắt trước đi, ưu tiên cho phái đẹp mờ.
      Lúa ấp Năm

Trả lời HOA ĐĂNG Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác