CHÚT Ý NHÂN PHẬT ĐẢN

Ngày đăng: 7/05/2014 11:28:45 Chiều/ ý kiến phản hồi (5)

Phật thuyết chúng sanh có 84.000 trần lao, thì cũng có 84.000 pháp môn để thâm nhập vào tâm Phật từ tâm mỗi chúng sanh, nhưng vào bằng cách nào, GIỚI- ĐỊNH –HUỆ, còn tôi chẵng có chút nào trong tam tịnh tu tôi khoái lang thang trong tâm thức, chẵng ở nơi nào, nên cũng chẳng nơi nào chứa. Tôi nhớ lại đâu khoảng tháng 5 nam 75 tôi xin quy-y sau 3 năm lý luận cùng vị sư cũng không già lắm, nhưng tư tưởng thì tuyệt, rất tinh nghiêm trong giới luật. Một buổi sáng nọ tôi vào Tịnh Xá xin quy-y. Bạch sư nay con nghĩ chính rồi xin sư quy-y cho con, vị thầy vẫn ngồi xếp bằng thanh thản đưa bàn tay hướng về chánh điện.

-Trò vào lễ Phật rồi xin giữ một giới.

Tôi vâng lời xá thầy, đứng lên đi về hướng chánh điện, vừa đi vừa nghĩ không biết trong ngủ giới mình xin thọ giới nào đây, thầm nghĩ mình hay uống rượu quá, thôi thì xin giới tửu vậy. Lễ Phật xong tôi trở xuống gặp thầy, rồi thầy cho một pháp danh, tôi nhận, xá lễ sư tôi về nhà, bụng thơ thới từ nay mình với giới này đã nhận thì giữ cho tròn

Trên đường sắp đến nhà, thằng Mão nhỏ tuổi hơn tôi nhiều cũng chờ học , trước thềm ngoắc tôi lia lịa vừa réo = Anh Hiếu, vô đây có tụi nó chờ anh nè, bước vào nhà nó, thấy quần hùng ba ông đang nhấm nháp, mùi rượu đầy nhà.

– Anh Hiếu vào đây, ngồi xuống chơi cùng tụi em chút.

Theo thói quen, tôi cũng vào vài ly, chợt nhớ ra, minh mới từ thầy ra, lở rồi, tôi nói thiệt, tao mới xin giữ giới uống rượu đây, thôi tao về.

Phật chứng anh lúc đó rồi, ra đây thì anh nhậu có chút xíu ổng đâu có thấy mà anh

Kể từ đó đến giờ tôi gần như ngày nào cũng phạm cả, giờ không còn trẻ nữa nên đôi bữa nữa tháng mới phải phạm, thì cũng tốt lắm rồi,- đối với tôi thuở đó,,,

Mãi về sau tôi rõ ra. Giới chính là giới hạn, càng nhiều giới hạn càng tốt vậy

Trong Phật đạo có ba đường để hành giả chọn- PHẬT PHÁP TÔNG- PHẬT TƯỚNG TÔNG- và PHẬT TÂM TÔNG, tôi chọn TÂM TÔNG làm muỉ nhọn mà mình cần thiết chuyên vào, cũng đã gần 40 năm….hỏi thấy gì không, thưa thật lúc trước thấy bộn bề, nay thì hơi yên không còn vọng tưởng nên cũng chẳng thấy gì cả…

Theo dòng lịch sử, đạo Phật truyền vào nước ta từ nguyên gốc Ấn do ngài Mahajivaka vào trung hoa rồi truyền sang nước ta khoảng năm 188 trước công nguyên, về sau một thiền sư đắc đạo với Tứ tổ Tăng Xán là ngưới ấn, thiền sư Vinitaruci ( Tì ni đa lưu chi ), là dòng Thiền đầu tiên ở nước ta

Không rõ sự hưng thịnh, hay suy tàn của đạo Phật theo dòng thời gian từ trước đến nay, song tôi cũng nhận ra điều này- Không phải cứ chùa cao viện lớn tuần tự mọc lên là Phật giáo thịnh, cũng không phải chùa viện rêu phong không có đồ chúng vang rân iáo suy- Suy thịnh tự tâm Phật trong mỗi cá nhân sai biệt căn tánh, nhưng rõ tánh Phật thì đã về nhà rồi vậy

Trong thế kỷ 20 có hai vị, một là người Đức – Ông Lama Govinda

Hai là người Pháp – Bà Alexandria David-neelin

Đã thực tu và thực chứng, và trở về Đức truyền bá Mật tông Tây Tạng, ở Pháp, Đức cũng có trường dạy về pháp tu thực hành, phần giáo lý rất gấn phái thiền hiện tại, kể cả những tụng văn

0 y 1

0 y 2

Bà Alexandria david-neelin, thuở nhỏ ở Pháp- Đắc pháp lạt ma ở Tây Tạng

Cũng trong thế kỷ 20 này, Ấn Độ phát sinh vị Krishnamurti chi du thuyết và đuổi đệ tử tình nguyện theo chân thầy như đuổi tà, ông này, theo tinh thần Phật học thuyết àn bộ TÁNH KHÔNG như một căn bản giáo thuyết mà không có giáo điều, người châu âu nghe và hâm mộ rất đông mà không có đệ tử nào, đến là ổng đuổi, biết được là nhờ người nghe ghi lại, toàn người tây phương cả Nhật có giáo sư Daisetz teitaro Suzuki chuyên nghiên cứu thiền và nổi tiếng với bộ THIỀN-LUẬN, người xem bình phẩm, bộ sách đã dắt dẫn người ta đến tận cửa, mở được hay không do các vị tạm xem như hành giả vậy

Thân chúc quí vị cùng các bạn an bình trong cuộc sống nhân Phật Đản năm 2014

0 y 4  Đạt lai lạt ma cùng mẫu thân

0 y 5

Đạt lai cùng Gotama

0 y 6Suzuki

0 y 7 KRISHNAMURTI

Trương Phú

Có 5 bình luận về CHÚT Ý NHÂN PHẬT ĐẢN

  1. Hoàng Hưng nói:

    Lần đầu tiên tôi xin học thiền với một nhóm thiền đa số là đàn bà con gái. Một cô còn trẻ lắm đồng ý nhận với điều kiện mỗi tháng ít nhất ăn chay được 10 ngày. Tôi nói với cô mỗi tháng tôi đã ăn chay 15 ngày. Cô hỏi tiếp, thường thì tôi ăn chay vào ngày nào trong tháng. Tôi nói với cô, ngày nào tôi cũng có ăn chay. Cô nói, mỗi ngày mỗi ăn chay, sao tôi nói mỗi tháng chỉ ăn 15 ngày. Tôi cho cô biết, một ngày có hai bửa cơm. Tôi chỉ ăn cơm vào buổi sáng thôi. Buổi chiều tôi chỉ ăn rau quả. Như vậy tính ra mỗi tháng tôi ăn chay được 15 ngày. Cô nói như vậy không được, ngày nào ăn chay thì buổi sáng, chiều đều ăn chay. Cô không có nói buổi tối, nên tôi đồng ý ăn chay một tháng 10 ngày. Tôi hỏi lại cô, tôi bị đau lưng không ngồi thiền nổi, có nằm thiền được không. Cô nói chỉ có ngồi thiền, chứ không có nằm thiền. Ngồi thế kiết già thì tốt nhất, nếu không ngồi được kiết già thì ngồi bán già cũng được. Tôi nói với cô, ngồi lâu kiểu bà già còn ngồi không nổi, làm sao ngồi nổi kiết già, bán già. Vậy mà cô đồng ý nhận tôi. Cô nói, cháu sẽ tập cho chú ngồi nổi.

  2. trương mẫn nói:

    Quý sư ở Tây Tạng khi xưa, không có rau quả, nên chỉ dùng thịt ( tam tịnh nhục)
    Đi, đứng, nằm, ngồi ( tứ oai nghi), tùy nghi sử dụng, đều không rời giác, tuy nhiên ngồi kiết già được xem cách ngồi vững chắc nhất.
    Người xưa nói- Phàm là sa môn phải đủ:- Ba ngàn oai nghi ( oai nghi do giới cụ túc trong bốn tư thế đi, đứng, nằm, ngồi)
    – Chay lạt, giới hạnh, tụng kinh ( giới- định- huệ). Trợ duyên thuận tiện thiện xảo hơn hết để đi.
    Thân cùng Hoàng Hưng

  3. Một Lúa nói:

    Chào anh Trương Phú, chúc anh luôn vui khỏe.
    Thuở nhỏ, gia đình em đối diện chùa Phật. Gia đình thờ cúng ông bà, nhà chỉ có má em ăn chay vài ngày một tháng. Tụi em không có cơ duyên hiểu biết Phật pháp, chỉ mơ hồ ý niệm “Làm tốt gặp tốt”.
    Lớn lên một chút, em thắc mắc hỏi cô em (là một bà cô chồng mất sớm không con, thường đến nhà thân thuộc rao giảng con cháu làm lành hướng thiện)
    – Cô ơi, con thấy ông A hiền lương mà sao cứ lận đận không may hoài vậy.
    Lúc đó cô của em đang sàng gạo nhặt thóc.
    – “Con thấy những hạt tấm rớt xuống nia, nó chịu nằm yên. Còn gạo trọng trên sàng cứ nhảy không ngừng. Các con đừng mong đời mình yên ổn, các con sẽ ỷ lại mà dễ sanh kiêu căng, bạc ác”
    Lúa

    • Quách Đào nói:

      Chuyện kể của anh Một Lúa xứng đáng là một công án sống động. Tuy nhiên, theo thiển ý, nếu sửa đoạn chót bỏ mấy chữ ” mà dễ sanh kiêu căng, bạc ác ” thành ” rồi như các hạt tấm kia, sẽ bị cám, bụi phủ mờ rêu mốc mà hư thúi thôi.” . Chắc dễ hiểu hơn.( Q Đ )

  4. trương mẫn nói:

    Chào anh Một Lúa
    Phật pháp không rời thế gian pháp, thật ra chúng ta mở lòng sẽ học nhiều thu nhận nhiều hơn ở chung quanh, khi mình mĩm cười cũng là hành thiện rồi. Cuộc sống là những đối đãi thành cặp- Tốt xấu- Thiện ác- sinh tử…rõ nó là hai trong hiện khởi và tồn tục của một sự vô thường tức mình rời dần, tức xả chấp, xả mà không chấp tức thành tựu mà bất chấp. Tôi nhớ lại câu chuyện- Một quan thứ sử hỏi một vị thiền sư.
    – Làm thế nào gọi là tu
    Vị thiền sư trả lời
    – việc thiện nên làm, việc ác đừng làm
    Quan thứ sử nói liền – cái đó con nít lên ba cũng biết.
    Thiền sư – con nít lên ba cũng biết, nhưng lão già bảy mươi không làm được.
    Thân mến cùng thiện tín Một Lúa.

Trả lời trương mẫn Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác