Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên
Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên (TLTT) nằm tại xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, cách Hà Nội khoảng 58km về phía tây, là nơi đào tạo về Phật giáo có hệ thống, tạo điều kiện để Phật giáo Việt Nam phát triển. Đây là một trong 3 thiền viện lớn nhất của Việt Nam mà 2 Thiền viện kia là Trúc Lâm Đà Lạt và Trúc Lâm Yên Tử, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên nằm cạnh Khu di tích danh thắng Tây Thiên cổ tự (Chùa Tây Thiên, Đền Quốc Mẫu Tây Thiên Lăng Thị Tiêu, Đền Cô, Đền Cậu, Đền Thõng, Thác Bạc).
Một kỷ lục về xây dựng
Theo Tỳ kheo Thích Trí Nguyệt, trụ trì thiền viện thì TLTT được xây dựng trên nền của Thiên Ân Thiền Tự có từ thế kỷ 3. Tương truyền từ xưa, ngài Khương Tăng Hội – một nhà tu hành Ấn Độ đi truyền giáo sang phía Đông, thấy cảnh núi rừng u tịch và trang nhã đã chọn nơi đây dựng lều làm chốn nghỉ chân và truyền bá đạo Phật. Đời vua Hùng thứ 6 tên là Hùng Chiêu Vương lên chùa Thiên Ân này để cầu tự khi trở về đã gặp bà Lăng Thị Tiêu và rước về làm vợ.
Anh Hà Văn Dương, thầu xây dựng tại xã Đại Đình cho biết, Thiền viện TL Tây Thiên được khởi công hồi tháng 4/2004. Lúc khởi công, người ta thấy trên nền chùa cổ có vô số gạch ngói bể có hoa văn mang dấu ấn thời Trần. Sau 1 năm 3 tháng xây dựng, công trình hoàn tất và được khánh thành cuối tháng 11/2005. Công trình to lớn này đã được xây dựng với thời gian nhanh kỷ lục, riêng tòa Đại Hùng Bửu điện thi công trong vòng 9 tháng. Sở dĩ tốc độ xây dựng nhanh như vậy vì có sự tham gia đóng góp của hàng ngàn người, trong đó có các nghệ nhân và làng nghề hầu khắp trong cả nước: thợ mộc Hà Tây, Bắc Ninh; thợ đá Non Nước, Ninh Bình; thợ xây Nam Định, Hà Nội. Toàn là nguyên liệu và thợ trong nước, mang bản sắc Việt.
Điểm du lịch lý tưởng
Thiền viện nằm trên quả đồi rộng 4,5ha, chung quanh còn rừng rộng 50ha, trên độ cao khoảng 300m so với mực nước biển, công trình mang đậm dấu ấn một ngôi chùa Việt Nam với phong cách kiến trúc đương đại. Sau chùa là núi rừng xanh tươi, trước là một cánh đồng thẳng cánh cò bay mà giới phong thủy cho là vị trí đắc địa.
Phía ngoài là cổng tam quan, lên đến Chính điện (Đại hùng bửu điện) phải leo nhiều bậc đá. Chính điện cao 17m, diện tích 675m2, có 4 trụ đỡ, đường kính mỗi trụ gần 1m nên có thể dành cho 600 phật tử, du khách ngồi thiền hoặc ngồi nghe thuyết pháp.
Bên trái chính điện là lầu chuông, bên phải là lầu trống. Trống được làm từ gỗ mít lấy từ rừng Gia Lai, đường kính 1,5m, dài 2m; còn chuông nặng đến 2 tấn.
Phía sau chính điện là nhà tổ, thờ tượng Trúc Lâm tam tổ (Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang). Các bức tượng Phật ở chính điện và nhà tổ đều được làm từ sa thạch (loại đá người Chăm và người Ai Cập thường dùng để tạc tượng) có độ bền lâu dài. Trong nhà tổ có hai câu đối: Tổ tổ truyền đăng phát huy tâm ấn Phật, Tăng tăng tục diện lưu biến chính tông thiền vàTây Thiên khởi nguồn Phật kiếp kiếp truyền đăng tục diện mãi truyền hằng, Yên Tử mở lối thiền đời đời đức hóa lưu phương luôn chuyển khắp.
Trong khuôn viên Thiền viện TLTT còn có nhà ăn phục vụ cơm chay cho các phật tử và du khách, Nhà sách bán kinh phật và đồ lưu niệm, Thư Viện, Khu nội viện gồm tăng đường, thiền đường và trai đường. Thiền viện dành khoảng 40 phòng để khách tăng và khách ni ở xa đến có thể nghỉ lại chùa tham quan và nghiên cứu Phật pháp trong khoảng thời gian từ 1 – 2 tuần. Việc ăn ở, thiền viện không thu bất cứ khoản phí nào.
Theo thầy Kiến Nguyệt, Thiền viện TLTT là nơi tu học lớn, hàng năm có rất nhiều khóa tu dành cho thanh thiếu niên. Hiện nay nhiều gia đình ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc gửi con lên đây để các nhà sư dạy đạo làm người, nhất là trong dịp hè.
Bài và ảnh Lương Minh
Có tham khảo tài liệu của thầy Kiến Nguyệt
H1
h2 Du khách đi dạo cảnh chùa
h3
h4 Cồng tam quan nhìn từ trên cao
h5 Cổng tam quan nhìn từ trên cao
h6 Du khách từ ở quê ra
h7 Chùa là điểm du lịch cho du khách các tỉnh
h8 sương mù lảng đảng như Dalat
h9 từ nhà tổ đi xuống
h10 điểm dừng chân
Minh ơi ! Mìnhcùng muốn đi chơi như ông một chuyến , nhưng không có thời gian, có lẽ chờ lễ 30/4 nghĩ lâu mới đi chơi được.
Chơi ở Sài Gòn hoài cũng chán, muốn lên cảnh tiên một chuyến xem sao . LM hướng dẫn cách đi nha.
Nhan Chấn Huê, Tăng Triệu Minh ơi! tối ngày lo chăn cháu nội ngoại, không đi đây, đi đó, thì làm sao mà thực hiện được cái hoài bảo của mình hỉ? báo động nghen, quỹ thời gian không còn nhiều đâu, tranh thủ thời gian đi nha, để hối hận không kịp đó…
Wow ! NT đọc tên của 2 huynh , 1 anh là Tăng Triệu Minh , còn 1 anh là Nhan Chấn Hue^ , tên 2 anh thấy giống tên của 2 nhà diễn viên điện ảnh nổi tiếng , đóng phin Hàn Quốc hay phin TQ quá . Hai huynh à , chị Rom nói quá đúng đó , phải tranh thủ thôi. Chúc 2 huynh vui , khoẻ để tiến hành cái ý tưởng hay đó nha.