Tản mạn về nhà văn Sơn Nam

Ngày đăng: 10/02/2014 09:43:10 Chiều/ ý kiến phản hồi (6)

Vừa qua trang nhà có bài viết về Sơn Nam được nhiều bạn đọc lưu ý, anh Huỳnh Tâm Hoài cũng có gửi một bài viết thêm về nhà văn này, người bạn vong niên của anh. Bài viết khá dài, có những đoạn như tiểu sử, những tình tiết không dính dáng với câu chuyện văn chương, chúng tôi xin phép được rút gọn. Bài viết này để bạn đọc biết thêm về nhà Nam Bộ học qua góc nhìn khác (SOS)

 

                                Sơn Nam và Đào Tăng đón tác giả ở phi trường

Trước khi vào đề tài chính tôi xin dẩn lược về nhóm Chim Việt Văn Đoàn,vì nhóm có liên hệ trực tiếp với đối tượng mà tôi muốn nói tới. Nhóm văn đoàn Chim Việt do anh Phan công Minh, bút hiệu là Doãn-Nhân và bạn hữu Trà Vinh cùng một số các bạn trẻ khác thành lập năm 1969 tại Sài Gòn. Nhóm Chim-Việt mời anh Sơn-Nam và anh Kiên Giang Hà Huy Hà làm cố vấn cùng các thân hữu cổ động tinh thần như Hà-Chi, Việt-Cầm, B/S Nguyễn-Anh-Tài, Giáo sư Nguyễn-Tinh-Tú…Nhóm đặt trụ sở tại 84 đường Ký Con, Sài Gòn. Chim-Việt xuất bản tuyển tập Dựng Mùa năm 1969 kế đến là Giai Phẫm Đất-Sáng, tập truyện Khoãng-Cách gồm nhiều tác giả trong nhóm, tập thơ Vừng-Hồng, truyện dài Đời Vô Định của Nguyễn-Bá-Ngọc, tập thơ Một Thế kỷ Mấy vần Thơ, Thái Bình Trở Lại, Mặt Trời Lên của nhà thơ Truy Phong, tập thơ Những hàng châu ngọc của nhà thơ Huy-Trăm…Hoa Thế Hệ là tập thơ định kỳ phổ biến nội bộ và bằng hữu ….

Tôi là người trong nhóm Chim-Việt từ ngay ngày đầu mới thành lập và tôi có nhiều dịp gặp anh Sơn-Nam trong các buổi họp ra mắt sách do Chim Việt xuất bản. Cái giao tình của tôi với anh từ dạo ấy cho đến ngày anh ra đi. Anh lớn hơn tôi nhiều nhưng cung cách giao tiếp của anh rất chân tình không kiểu cách hay lộ vẽ chiếu trên như một số người thành danh trên văn đàn dạo ấy.  Cho nên chúng tôi và mọi người trong nhóm rất kính nể

và thương yêu anh. Đời sống của anh rất đơn giản, ăn mặc xuề xòa, đội chiếc nón vành cũ  kỹ  và đôi dép mỏng vính. Anh đi bộ khắp các nẽo đường phố Sài Gòn, anh đi khắp các nẽo đồng bằng Nam Bộ. Anh cười rạng rở, nói năng thân tình pha chút tiếu lâm

với mọi người. Phong cách của anh rặc ròi người miền Nam chính thống.

Sơn Nam sống ở Sài Gòn với nghề viết văn từ năm 1954, trong thời gian sống và viết anh ít khi đá động đến chánh trị, anh chuyên khảo về vùng đất phương Nam. Anh viết chuyện Hương Rừng Cà Mau, Xóm Bầu Bàng, Biển Cỏ Miền Tây, Lịch sử khẩn hoang miền Nam, Văn minh miệt vườn…

Có một số người viết gán ghép cho anh là sau năm 54 anh được đề cử về thành tiếp tục hoạt động  và bố trí nằm vùng vì sau năm 75 anh không bị đàn áp như những văn nghệ sĩ khác mà còn được trọng dụng vào Hội nhà văn thành phố. Đứng về một phía nào đó thì cái gán cho anh là người cộng tác với chế độ mới là không chối cải được vì anh là hội viên của hội văn học TPHCM. Nhưng trong cái giao tình thân thiết và sự hiểu biết về anh

Sơn Nam trong suốt những năm tháng trước năm 75 cũng như sau nầy,  thì tôi cho rằng những gán ghép đó không đúng.

”Hùm tha sấu bắt-  bởi vì thắt ngặt  –  manh áo  chén cơm”.

Anh đã bị gán ghép và hàm oan cũng vì cuộc sống. Sau năm 75 là khoảng thời gian giao thời của đất nước, các văn nghệ sĩ bị bắt bớ vào  các  trại cải tạo. Anh được khoan dung bên ngoài, ấy là một ngoại lệ hiếm hoi. Có  nhiều luận cứ cho anh, nhưng có hai điều.Thứ nhứt: Anh là bạn kháng chiến cũ  của ông Võ Văn Kiệt hồi ở quân khu 9 năm xưa đang ở Sài Gòn đỡ đòn cho anh. Thứ hai trong thời gian vào thành sau 54 đến nay anh chỉ viết chuyên khảo không có bài “chống phá cách mạng”.Tôi nghĩ cả hai cách nầy khả tín nhứt.

Sơn Nam là một người trung thực và không bao giờ cầu lợi, nhưng chắc vì miếng cơm manh áo anh phải cam chịu hoàn cảnh, nhưng anh vẫn giữ khí tiết kẻ sĩ không a dua theo thời cuộc.

Những bài viết của anh trước kia cũng như sau nầy không  bao giờ  tâng bốc chế độ. Anh chỉ níu kéo cái hào quang 9 năm cũ để được”  chén cơm manh áo” qua các bài viết của mình. Gần cuối cuộc đời anh đồng ý cho nhà xuất bản Trẻ in lại toàn tập tác phẫm của anh và viết một tập “hồi ký Sơn Nam”. Nhà xuất bản trả tiền cho anh hàng tháng vài triệu đồng Việt Nam và chia lời phần tác quyền khi bán sách. Trong chuyến về Việt Nam

năm 2003, mặc dù tuổi già nhưng anh cùng bạn bè ra tận phi trường Tân Sơn Nhứt đón tôi. Buổi  hội ngộ ấy làm tôi muốn trào nước mắt. Không ngờ anh thương tôi như vậy. Cũng trong dịp về nầy, tôi với anh có vài buổi gặp gở với bạn bè cũ. Anh tâm sự :  Ê

bồ! bây giờ  trong nước người ta dám nói rồi nghe bồ.

Trong phần giới thiệu nhà xuất bản Trẻ viết về anh như sau: “Gần 60 năm cầm bút, trãi qua bao cuộc thăng trằm vất vả, ông đã có một số  lượng tác phẩm thật đồ sộ: gần 300 truyện ngắn, hàng chục tập sách biên khảo về người và đất Nam Bộ.

Ông thật xứng đáng với danh hiệu cao quí mà bạn đọc xa gần phong tặng “Nhà Nam Bộ Học”. 75 năm cuộc đời đã trôi qua trên tấm thân gầy yếu, khắc khổ của ông. Những lận đận,  long đong dường như chưa dừng.

Con người có tư cách, như ông tự nhận, dường như không muốn nói láo. Ở tuổi 75, ông vẫn chưa dứt được những lo toan, trăn trở, chưa được hưởng nhàn (theo nghĩa thông thường) dù chỉ một ngày.

Trong phần đầu vào truyện của tập “Từ U Minh đến Cần Thơ” có đoạn: Lão ta không nói láo. Gần đất xa trời rồi! Nói láo làm chi cho mang tội. Chẵng qua là kinh nghiệm trường đời có giới hạn. Họa chăng khi lão mất, người trẻ trở thành người già , nhớ lại bóng dáng lão, rồi đánh giá rằng đó là người có tư cách. Theo ngôn ngữ xưa trước 1945 có tư cách là có đầu óc, tức là người quan tâm ít nhiều đến chánh trị, là người biết vinh nhục có trách

nhiệm.”

Tôi chỉ được anh tặng qua người bạn trước khi trở lại Mỹ tập đầu của toàn bộ tác phẫm “Hồi Ký Sơn Nam” năm 2003. Khi về lại Việt Nam năm 2007 tôi được anh bạn thân Nguyễn -Bá-Ngọc chở đến tư gia của anh, lúc nầy anh đang bị thương trong một tai

nạn, anh bị trật xương tọa chỉ nằm một chỗ  không ngồi được.

Anh tiếp chúng tôi trong tư thế nằm dựa lưng trên chiếc gối. Anh vẩn sảng khoái nói cười với chúng tôi như thủa nào. Trông anh lạc quan, tự tại. Dịp đó tôi quên mang máy ảnh đễ chụp vài bức ảnh kỷ niệm với anh. Anh bạn tôi nói: Thôi vài hôm trở lại cùng tìm mua toàn bộ mấy quyễn sách hồi ký của anh, luôn thể xin chữ  ký lưu niệm, vì sách in ra nhà xuất bản không đưa cho anh tập nào hết. Nhưng bận bịu công việc giờ chót tôi không trở lại được để thăm anh lần nửa như ước muốn. Tôi thầm nghĩ chắc lần về sau sẽ không còn gặp anh nửa!

Giữa khuya ngày 13/8/2008 vừa qua, anh Ngọc điện thoại báo tin anh Sơn Nam đã ra đi và sẽ được chôn cất ở Bình Dương như ý anh lúc còn sống.Tôi lặng người buồn bã.

Anh ra đi thật sự rồi! anh bỏ thế  gian nầy ra đi với cái tuổi đó cũng quá thọ rồi.Tôi nghĩ chắc anh cũng thanh thản tự tại như lúc anh còn sống?

Tôi thấy thói thường tình, khi người ta dù có tài cáng đến đâu, khi còn sống thì ít được ai quan tâm đến cuộc sống của họ.Nhưng khi họ mất đi thì người ta tụ quanh xác chết để hưởng nhang khói vinh quang của người ấy. Cả khi người ấy đang còn sống nhưng cơ

may sắp qua đời nay mai, họ cũng chuẩn bị cho cuộc đầu tư sau nầy.

Tôi là người ngưỡng mộ anh từ lúc còn mới biết đọc truyện, khi lớn lên được tiếp xúc với anh, được nghe anh tâm sự. Tôi khẳng định  những  điều Sơn Nam nói với tôi qua tâm tình trãi nghiệm của anh là đúng. Anh là người của dân tộc, anh đóng góp cho văn học Việt Nam một công trình văn chương đồ sộ, cho hậu sanh muốn tìm hiểu về dãi đất mới mà cha ông chúng ta đã khai phá, làm nên một vùng đất mới trù phú,  là vựa gạo của cả nước

 (Sacramento tháng 11/2013)

Huỳnh Tâm Hoài

H2                                                 ăn trưa cùng Sơn Nam

 

Có 6 bình luận về Tản mạn về nhà văn Sơn Nam

  1. NGUYEN TUYET nói:

    NT là tóp hậu sinh  , nhưng khi NT qua đây , NT vào học lớp  tập đánh máy , gặp 1 thầy người Việt Nam , anh này cho NT đánh máy những đoạn văn cuả tác giả Sơn Nam và  Trần Trung Đạo… ,  điều này chứng tỏ , 2 nhà văn này là người yêu quê hương đất nước , và luôn lấy nước nhà làm trọng , họ để lại những án văn bất tử cho hậu thế, có những đoạn NT vưà đánh máy , vưà cảm động , liền chạy lên bàn thầy giáo , nói, bài này hay quá thầy ơi ! thầy giáo bảo còn nhiều đoạn hay nưã , SNOW đừng có lo,  kỳ tới , bài khác hay nưã kià ,tập đánh máy hoài cho mỏi tay luôn , để  SNOW đừng quên chữ Việt và đừng quên mình là người Việt Nam , đang sống du mục nơi xứ người., hi hi.

  2. Một Lúa nói:

    Chào anh Huỳnh Tâm Hoài,

    Lúa ngưỡng mộ anh quen biết với nhà văn lớn. Chúc mừng anh chị.

    • tamhoai nói:

      Anh 1Lúa thân mến,người đứng kế bên tôi là em gái của tôi-kế em gái tôi là anh Nguyển Bá Ngọc bạn tôi.Thưa anh, xin anh ngưởng mộ nhà văn Sơn Nam còn tôi thì tài cáng gì đâu anh…chuyện quen biết là chuyện bình thường khi có duyên gặp nhau…chẵng hạng như quen biết Lúa trên trang Web vậy thôi.Chúc anh vui.Thân mến.HTH

  3. Hoàng Hưng nói:

        Theo lời Nguyễn Tuyết nói, ông thầy cũng là người yêu nước luôn, và người học trò cũng là người yêu nước luôn. Theo tôi nghĩ, chỉ một đoạn văn của Sơn Nam và một đoạn văn của Trần trung Đạo không thể so sánh được. Tôi đọc nhiều bài của Trần trung Đạo hơn Sơn Nam, tôi thấy hai người “khác nhau.”

  4. Hoàng Hưng nói:

    Ba tôi lớn hơn Sơn Nam vài tuổi, ba tôi đọc nhiều sách của Sơn Nam, ba tôi cũng phân tách nhiều về Sơn Nam. Tôi nghĩ ba tôi nói về Sơn Nam theo quan điểm của một viên chức của chánh quyền cũ. Huỳnh tâm Hoài nói về Sơn Nam theo quan điểm của một người “bạn” nói về bạn. Hồi tôi đi học tập cải tạo, cán bộ dạy tôi, “anh không chống phá cách mạng, anh cũng chưa phải là người của cách mạng.”
    Cách mạng “Chí công vô tư,” nếu Sơn Nam không có công cho Cách Mạng, thì ngài Võ văn Kiệt đâu có đở đòn cho. Mà “có công” là chuyện bình thường thôi, tại sao Huỳnh tâm Hoài đề cập đến chuyện này. Hồi còn đi học ở Tống phước Hiệp tôi đã biết nhiều bạn có công cho Cách Mạng rồi, tôi biết cả thầy nữa, chuyện bình thường thôi.
    Cám ơn Huỳnh tâm Hoài cho biết: “Sơn Nam là người trung thực và không bao giờ cầu lợi.”
    “Anh chỉ níu kéo cái hào quang 9 năm cũ để được chén cơm manh áo.”

  5. tamhoai nói:

    Anh Hoàng Hưng ,
    Tôi xin nói lại cho rỏ về sự giới thiệu của ngưới SOS giới thiệu về chữ bạn vong niên và chữ “bạn” của bạn.Một người lớn hơn mình có thời gian quen biết lâu năm như tôi và nhà văn Sơn Nam cũng có thể nói như người giới thiệu bài viết.Tuy nhiên riêng về chữ “bạn” theo cách nói của HH tôi không dám nhận…Người đứng gần cây cổ thụ đâu phải là cây cỗ thụ…!Còn mấy chuyện khác xin miễn trã lời ở đây xin anh thông cảm cho.HTH

Trả lời tamhoai Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác