NỒNG ẤM XỨ KANGAROOS

Ngày đăng: 28/02/2014 07:33:59 Sáng/ ý kiến phản hồi (3)

 Chiếc máy bay lượn trên bầu trời ÚC. Từ trên cao tôi thấy trùng trùng đồi núi lẩn mây mù và cây xanh ở phía dưới.Tôi thực sự nhìn đất ÚC như hình cái nấm tay đặt trên mặt biển rộng giữa trùng dương bao quanh sóng vổ. Chiếc máy bay hạ dần khoãng cách và đôi bánh lăn chạy trên đường băng. Tôi đến đất ÚC vào cuối thu, mây trời một vùng trong vắt, cái êm ả và nồng ấm của những vạt nắng buổi sớm mai, cái hơi se se lạnh của buổi hừng đông làm tôi mang cái cãm giác rất lạ khi đặt chân xuống phi trường Sysdney.

               

  Tôi có những đứa em đả rời quê từ năm 1979,  từ đó đến nay đã 30 năm, thời gian cách biệt rất dài và rất nhớ nhung. Tôi ao ước đến đây để gặp lại những đứa em tôi mà trước đây khi đưa các em xuống ghe rời quê hương là vào muôn trùng hiễm nguy chực chờ ngoài biển, là cách xa miên viễn ngoài tầm uớc ao gặp lại…! Bây giờ chúng tôi gặp lại nhau, cái ôm thật chặt, những giọt nước mắt chảy ròng vì bao nhiêu cãm xúc ùa vào tim, tràn lên vòng mắt. Ôi những đứa em ngày xưa ra đi còn là những cậu bé, cô bé nay đã có vợ, có chồng, có con. Tôi lại có thêm em dâu, em rễ, có thêm mấy đứa cháu trai, gái ngoan hiền. Tôi đứng giữa đàn em cháu nghe lòng mình chứa chan hạnh phúc, cái hạnh phúc thật tuyệt diệu! Ân sũng nầy  như  một nhiệm mầu mà Phật Trời ban cho chúng tôi! Chúng tôi cám ơn ba má ngày xưa đã quyết định, đã cắt lòng chia xa để anh em chúng tôi có được cuộc sống tốt đẹp như ngày hôm nay.

                  Tôi có những ngày đi đó, đi đây trên đất Úc hiền hòa êm ả. Tôi gặp lại những người thân, những bạn bè, những người ngoài phố. Tất cả mọi người mà tôi gặp gặp gở đều rất thân tình nồng ấm. Tôi có cãm giác tất cả mọi người ở đây là bà con ruột rà với nhau. Các cháu nhỏ gặp tôi khoanh tay cuối đầu dạ thưa, kính cẩn như ở quê nhà, khác với nơi tôi ở ít thấy các cháu chào hỏi người lớn. Tôi nghĩ có lẻ đời sống đất Úc được bảo đãm hơn, cộng đồng không lớn lắm và mọi người Việt sống gần nhau, cho nên thân tình gắn bó nhau hơn, gìn giử tập quán quê nhà dễ hơn.

                 Những ngày ở Úc, xứ sở của Kangaroos, tôi được các em tôi chở đi thăm các nơi. Cái mà tôi mong ước đầu tiên là muốn được nhìn tận mắt con Kangaroos. Đi thăm Featherdale Wildlife Park,  chúng tôi sờ đầu con Kangaroos hiền hoà, đứng chụp hình bên cạnh con cù lần Koala đang nhai lá bạch đàn. Khuôn viên sở thú không lớn lắm nhưng cũng đủ để nhìn những giống vật mà chỉ có ở nước Úc. Chúng tôi ăn cơm tại chổ với mùi khâm khẫm của loài thú ở đây.  

                 Mùa thu đã tàn trên vùng Canberra, nhưng mây trời còn trong vắt, cơn mưa nhẹ từng hồi chợt đến rồi đi qua. Một chút nắng vàng ửng lên cho ngày đi bộ quanh bờ hồ với nhiều cây lá vàng bao quanh thật thú vị. Một cặp thiên nga đang âu yếm ven hồ.Tôi cặp tay vợ nhờ đứa em chụp một bức ảnh lưu niệm với đôi chim. Mọi người đồng tình với tôi cùng chụp hình với đôi thiên nga thân thiện bên bờ hồ, có vài con hải âu vờn bay ngoài xa.         

Khi tôi đến mùa thu vừa mới hết

Lá rụng đầy đường vắng gió se da

Nắng lung linh vài chiếc  rớt ven hồ

Bầy chim trắng vờn bay là mặt nước

Hình như hồn tôi không giử được

Nhẹ bay theo cánh chim nhỏ lên trời

Chúng tôi đến Brisban, đi chân trần trên bãi biển Goldcoast. Bờ biền cát trắng pha một ít cát vàng chạy dài xa tít đến bờ núi mù mù. Nước trong xanh từng hồi sóng cuộn cuốn vào bờ. Tôi hít thật mạnh, thật sâu mùi biển gió trong lành và nhìn những cô gái bản xứ đẹp xinh đang đùa với sóng nước hay đi từng cập trên bờ biển, hoặc nằm phơi nắng trên bãi cát nắng chói chan. Tôi đang bình yên sảng khoái với bờ biển Goldcoast mong ước từ lâu.

                 Sau một vòng đi Brisban, chúng tôi trở lại Sysney tránh được cơn bão vừa kéo đến ở đó. Xe chạy lên cao, lên cao: Blue Mountain. Tôi nhìn giãi trời mây xanh xanh trên cao, vòng quanh đồi núi và xuống vực thẫm sâu, nghe tiếng gió và tiếng con suối chảy rì rào đâu đó không thấy. Hình núi ba cô gái chơ vơ một góc, trờ ra ngoài như muốn níu rừng mây. Chiếc cầu treo chở chúng tôi ra giữa rừng bạt xanh phía dưới và dừng lại ở giửa. Bây giờ tôi mới thấy dòng suối đổ từ trên cao chạy xuống triền trắng xoá ở một vài đoạn, nghe rào rào dưới lủng sâu bên phải. Một ngọn núi mọc nhô cao bên trái, chơ vơ giữa màu xanh cây lá, gần đó cũng ở phía triền núi, một toa tàu leo từ từ phía rừng cây xanh đi lên như con rắn trườn quấn thân cây. Đứng giữa cái hùng vĩ bao quanh, tôi chợt thấy mình nhỏ như con kiến đang trên sợi dây đu đưa. Chiếc lòng rướng vào bờ bên, chúng tôi đi lên và men theo con đường từng bậc thấp dần và quanh co trong khu rừng cây không cao lắm nhưng cũng đủ cho tôi cãm nhận mình đi sâu và ẩn vào cây xanh bao quanh, có lúc đi ra, nhìn bờ thẫm sâu, ở dưới rất hẫm vực. Tôi có gần một giờ với bạn bè lẩn vào thiên thâm rừng vắng với vài tiếng chim, tiếng gió vi vu. Tôi thấy mình hòa vào thiên nhiên như một thời nào đó của tuổi nhỏ ở quê nhà đi  trong rừng đước, rừng tràm.

                Điểm thứ hai mà chúng tôi không thể bỏ qua được là nhà con sò Opera House. Ảnh hưởng cơn bảo ở Brisban, hôm đến nơi đây trời mờ áng mây mưa. Được một chút nắng chợt đến, chúng tôi chụp ảnh, quay phim, mọi người đi tham quan đổ ùa ra ngoài, đi lên từng bực dóc nhà Operahouse. Đứng trên cao nhìn về phố lầu cao tráng lệ, nhìn vòm cầu Harbour bắt vòng hùng vĩ, có một vài đoạn trên cầu nhô lên cổ tháp nóc hình mủi tên chỉa thẳng lên khoãng không mù mù mưa nhẹ.

                Lên tàu đi Manly, tàu lướt biển trong vùng vịnh gió lộng, tàu ngang Operahouse, tàu xa xa và xa dần phố biển. Đến vùng giáp nước, mưa đổ ào, sóng đưa con tàu ngã nghiêng.Tàu ghé bến, tàu lại ra đi, cuối cùng tàu đậu bến Manly. Chúng đi tản bộ ra biển. Biển sóng ầm ào, mưa rơi nặng hạt. Tôi ngồi trong căn nhà bên bờ biển nhìn sóng vổ trắng vào bờ . Bầy hải âu bay trắng như màu bọt sóng vỡ trên một góc mõm núi nhô ra ngoài biển.                                             

             Trời như chiều khách phương xa, mưa thôi rớt hạt, trời ửng màu hồng dể thương. Chúng tôi đáp chuyến tàu đi về phía City. Lên bờ, đánh vòng ven bờ nước, nhìn cây cầu bắt ngang sông và dọc bờ sông nhiều cờ màu phất phới bay. Hôm nay, sinh nhựt thứ 21 ngày trùng tu phố biển? Laị chụp hình, quay phim lưu niệm. Buổi tối hối hả về trạm xe điện với mớ đồ mua ở phố Tàu (Market City có từ năm1909) .

            Những ngày sau đó là những ngày anh em bạn hửu mời tới nhà dùng cơm trưa, cơm tối. Ở đâu cũng rộn rả tiếng cười, cụng ly chúc tụng, ngày ngày nối nhau không dứt “Rượu uống trùng phùng ly rót cạn, muôn giọt ân tình ngấm lòng say”.

             Ngày cuối trước khi về lại Mỹ, tôi được mời tham dự bửa cơm  Tình Nghĩa do nhóm thân hửu Thiện Nguyện Trà Vinh tổ chức tại nhà hàng Hòa Bình nhằm mục đích chia xẻ với Hội Từ Thiện Úc đã có thiện tâm giúp đở Cháu Khang, một em bé bị phỏng nặng đến 80% từ Việt Nam sang Úc, hiện cháu đang điều trị tại Pert. Buổi cơm được bảo trợ bởi bán tuần báo Việt Luận, Công ty du lịch PT.Mini Bus tua. Nhân dịp nầy tôi rất vui sướng được đóng góp cho buổi gây quỹ  hơn 50 tập thơ trong 100 tập thơ Nỗi Buồn Còn Đó mà tôi mang từ Hoa Kỳ sang. Sách được đồng hương Trà Vinh mua ủng hộ chỉ trong vòng vài phút là hết, có một số bạn hỏi để mua ủng hộ thêm, nhưng rất tiếc sách đã hết, vì trước đó tôi đã tặng cho gia đình các em tôi và thân hửu .      

     Buổi tiệc diển ra trong tinh thần thân hửu đầm ấm của đồng hương Trà Vinh và một số bạn hửu xa gần quen biết với người Trà Vinh. Tôi được gặp lại các bạn học Tiểu học, Trung học của tôi, gặp lại nhiều đồng hương thân thương Trà Vinh, ai ai cũng nồng ấm chuyện trò, nói hoài không hết chuyện.     

          Cám ơn nước Úc, cám ơn những người đồng hương ở đây đã cho tôi có một dịp hội ngộ kỳ diệu!

           Huỳnh Tâm Hoài

    *Thân tặng đồng hương Trà Vinh ở Úc Châu

                 H2

                  h3

Có 3 bình luận về NỒNG ẤM XỨ KANGAROOS

  1. NGUYEN TUYET nói:

    Ở nước Úc , người phụ nữ sinh con , cứ mỗi lần sinh là được nhà nước Úc cho 5 ngàn đô Úc , em dâu cuả  NT nói vậy đó ,  sướng hơn ở Mỹ về việc  sanh đẻ này , ỡ Mỹ nếu lương thấp thì được miễn , còn lương cao thì phải đóng tiền .hoặc mua bảo hiểm thì bảo hiểm trả .

  2. Hoàng Hưng nói:

         Nguyễn Tuyết ơi, anh Hưng nhớ ngày 1 tháng 4 năm rồi, anh đọc báo thấy tin ở bên Úc những người 60 tuổi còn đi học, mỗi tháng nhà nước trợ cấp khoảng 3 ngàn đô Úc.

  3. NGUYEN TUYET nói:

    Còn ở Mỹ đi học , mà lương thấp dưới 30.000/USD/ năm thì 1 đợt học khoảng gần 4 tháng được khoảng 3.500, cộng thêm tiền sách $200 nưã., không có kể tuổi tác. Ai lương cao thì phải đóng tiền , ai muốn miễn thì làm đơn nộp , sẽ được miển phí tiền học , cái này chỉ có 1 số trường  thôi , phải biết cách làm hồ sơ đúng thì họ đều giải quyết., vì họ khuyến khích đi học  nhiều , thì trường học mới tồn tại , và thầy cô mới có học sinh mà giảng dạy.

Trả lời Hoàng Hưng Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác