Nhà văn Sơn Nam viết báo xuân

Ngày đăng: 8/02/2014 08:48:15 Sáng/ ý kiến phản hồi (13)

 Năm nay là năm thứ sáu, không gặp Sơn Nam để nói về đề tài báo Tết. Trước đây, mỗi năm gặp Sơn Nam, ông trách tôi: chú mầy có thế mạnh về nghiên cứu mà không viết sách, lại đi viết báo. Đó là ăn xổi ở thì, biết bao giờ có tác phẩm. Bản thân ông không chủ trương viết báo, thế mà Sơn Nam lúc sinh thời cứ mãi dính vào chuyện bài vở cho báo chí mỗi khi xuân về. Với cánh nhà báo, Sơn Nam thường khuyên hãy viết một cái gì đó để đời, đừng ham viết báo lấy tiền để rồi đến cuối đời thì không có trong tay một tác phẩm nào.  Do vậy đối với nhà Nam Bộ học này chỉ chuyên tâm viết sách, đôi lúc vì kinh tế mà phải theo yêu cầu  của khách hàng để viết nên một bài báo.

Các báo biết đọc giả thích gu viết của Sơn Nam, giọng Nam Bộ, lắm tư liệu xưa nhưng nhiều người không biết, đọc bài của ông xong có thể mở ra được một phần nhỏ của kho tàng văn hóa nước nhà. Chỉ mỗi chuyện ăn tết mà ông viết không biết bao nhiêu bài. Nào là  người Việt Nam ăn tết như thế nào, Vua Thành Thái đi Lăng ông Bà Chiểu trong ngày tết như thế nào? Toàn là chuyện xưa cũ, có khi hàng trăm năm nhưng đọc vẫn hứng thú.

Ăn khách

Tôi là người dân quê, có mai mắn được làm việc ở TPHCM, lại là người ái mộ ông  nên thường xuyên tới lui bên ông để học hỏi. Một số bạn bè ở các báo tỉnh biết được tôi có 2 lợi thế đó nên mỗi khi xuân về thường nhờ đến ông để đặt bài cho báo tết. Với chủ trương hạn chế viết báo của ông, nên có gặp ông cũng khó mà lấy được bài. Bởi vì những bài viết của Sơn Nam thường được nhuận bút cao gấp mấy lần các tác giả khác, nhất là khi báo Công An Thành Phố ưu ái lúc nào cũng dành đất cho ông.

Còn hai tháng mới đến Tết nên lượng bài vở các báo đặt ông cũng chưa có nhiều. Tôi là người đến đặt bài Sơn Nam sớm, thế mà sau hai tuần đến hẹn vẫn chưa thấy ông nói gì! Một số bạn bè chơi thân quen gợi ý nên đưa tiền đặt cọc trước, thậm chí nói cả giá tiền nhuận bút. Theo ông viết báo xuân cho tỉnh phải có cái gì đó thuộc về địa phương đó thì độc giả mới đọc. Thí dụ như viết cho báo xuân Vĩnh Long thì nói chuyện vua Thành Thái về Vĩnh Long làm gì? Ông nói: “Những chuyện đó mới lạ chứ viết về Cây da Cửa Hữu,  Công Thần miếu thì mấy anh chạy xe lôi cũng biết! Do vậy, khi mấy chú đặt bài viết cho báo tỉnh, báo tỉnh không đăng, đem về gửi bản tin Gò Vấp cũng không đăng được.” Có lẽ đây là lời giải thích  cho việc cần phải lấy tiền cọc trước khi viết bài.

 Khi nghe chúng tôi đề nghị ông viết cho báo xuân Bà Rịa-Vũng Tàu, không cần suy nghỉ lâu ông phát họa một đề tài rất là phù hợp. “Viết về Đình Thắng Tam có được không?” Không biết ông sẽ đề cập những gì về ngôi đình trong nội ô thành phố biển này, nên chúng tôi đồng ý kèm theo lời hứa là nhuận bút báo thành phố bao nhiêu thì báo tỉnh sẽ trả bấy nhiêu. Ông cười dơ ngón tay lên khen: Ngon a !

Lao động nghiêm túc

 Trong thời gian này, nhiều phóng viên trẻ đến hỏi Sơn Nam chuyện ăn tết ở Nam Bộ, chuyện làm báo Xuân trước năm 75, thú vui ngày tết, người Hoa ở Chợ Lớn ăn tết …Ông trả lời ổm ờ rồi đánh trống lãng qua chuyện khác.  Chúng tôi biết rằng ông không muốn trả lời với những người viết báo. Theo ông, người viết báo thì phải khổ công sưu tầm, đọc nhiều, đi nhiều chứ đừng dựa vào người khác để lấy tư liệu biến ra tiền, trong khi ông cũng phải tốn nhiều công sức mới có kiến thức được như vậy. Có người cho rằng ông khắt khe với  kẻ hậu bối, nhưng thật ra thì không hẳn như thế. Với các em sinh viên làm tiểu luận, tập viết báo thì ông sẳn sàng chỉ dẫn cặn kẻ, cung cấp nhiều tư liệu để làm bài mà không đòi hỏi đồng nào. Ông nói rằng, tụi nhỏ còn đi học làm gì có tiền để  trả cho ông cử cà phê.

Có người biết ý, thay vì hỏi nguồn gốc đạo Tứ Ân Hiếu nghĩa, thì chuyển thành câu: “Dường như chú có viết về đề tài Tứ Ân hiếu nghĩa rồi thì phải, trong cuốn sách nào tôi quên mất ?” Sẽ được tiết lộ tên tựa sách, câu trả lời ngắn gọn, về nhà chịu khó lật sách ra mà tra cứu vậy.

 Hai tuần lên Thư viện Gò Vấp là hai lần dọ hỏi xem bài báo xuân đã hòan thành chưa, thế mà không nghe ông đề cập tới, trong khi một phần nhuận bút đã gửi xong rồi. Mạnh dạn hỏi thì ông  cho là dạo này bận quá nên chưa viết xong, đành phải ra về tay không!

 Chỉ còn vài ngày nữa là báo lên khuôn, tòa sọan báo tỉnh gọi điện lên thúc hối đòi bài Sơn Nam. Chạy lên gặp ông ở quán cà phê, ông thủng thỉnh đi vào thư viện. Ở đó quản thủ thư viện ưu ái dành cho ông một cái tủ để sách vở, những trang viết dở và một vài vật dụng. Ông vào tủ  lựa chọn một số bài viết hòan chỉnh, rút ra một xấp giấy học trò có chữ viết tay dầy gần 14 trang. Nhận bản thảo chữ viết run run, ngoằn nghèo đọc không ra chữ, nhưng chúng tôi thì mừng quýnh, không cần biết nội dung trong đó viết gì, hay dở ra sao vì mình vừa xong được nhiệm vụ quan trọng mà bạn bè giao phó.

Mấy năm nay vào dịp Xuân về, cây bút viết báo xuân “bất đắc dĩ” không còn nữa. Những bài viết dạng ôn cố tri tân gần như vắng bóng, vì những cây bút trẻ không còn gặp được ông để tham khảo đề tài.

bài và ảnh Lương Minh

H1

                                          Trong nhà truyền thống Sơn nam ở Mỹ Tho

Có 13 bình luận về Nhà văn Sơn Nam viết báo xuân

  1. nguyentringuyen nói:

         Chào Anh Minh,

        Ạ! Thì ra ý tưởng nghiên cứu và viết sách Anh Minh “kế thừa” từ bác Sơn Nam – nhà Nam Bộ học – để “bày” cho 7 viết về nơi chôn nhau cắt rốn của mình (làng Long Mỹ).

        Mấy ngày qua, 7 nghĩ nếu có viết thì 7 chỉ có khả năng viết riêng về Ấp Long Khánh, nơi mà tuổi thơ của 7 in dấu trên từng bờ đê, rặng trâm bầu, từng mảnh vườn và từng gương mặt bà con chòm xóm 7 đều quen biết như tình thân gia tộc.

       Và nếu viết, 7 cũng viết cho trang nhà thôi theo cảm xúc, chứ không viết “quy mô” theo kiểu nghiên cứu đâu nha. Viết là phải lách – VIẾT LÁCH – không phù hợp với 7 đâu, Anh Minh ạ.             Thân ái.    Trinh

  2. Một Lúa nói:

    Chào anh Lương Minh,

    Tui mê truyện ngắn của nhà văn Sơn Nam, nhưng nghĩ mình đọc rất ít.

    Anh có thể chỉ tôi nên đọc những gì và cách order sách của ông Sơn Nam.

    Cám ơn anh

    Một Lúa

    • Lương Minh nói:

      Xin lỗi anh, tôi mới vừa đi Chi Lăng về, còn đang ngon trớn đi chơi, chiều về tôi sẽ trả lời với anh về chuyện này (LM)

  3. Hue Dang nói:

    Chào anh Một lúa,

    Huệ thường vào trang

    http://vietmessenger.com/ books/?author=sonnam

    để đọc bài, Anh thử vào đọc vài bài xem có ưng ý không, rồi tha hồ tốn thì giờ tra cứu.

    Huệ

  4. NHA nói:

    Một Lúa còn có thể thử vào:

    http://vnthuquan.net

     

    và Sơn Nam có thể đọc tại đây:

     

     http://vnthuquan.net/truyen/

     

     

  5. Một Lúa nói:

    Chào anh NHA,
    Hỗm nay Lúa khoái viết nầy nọ, bị bà xã đì rửa chén lớn không nỗi.
    Bây giờ sanh tật mê đọc nọ kia, lần nầy chắc phải bưng thau ra suối giặt đồ.
    Nhưng trời sáng không sao, miễn vui là được. Biết đâu non cao suối vắng dễ nảy ý văn thơ! Haha
    Một Lúa

    • NHA nói:

      Một Lúa ơi,

      Lứa chúng ta lớn đủ rồi có bị đì cũng thế thôi, khỏi sợ. Rửa chén ư? Nhẹ hều. NHA không bị đì nhưng tự “giác ngộ”:  “rửa”  nhà nói chung ( sink,nhà bếp, bồn tắm, nhà cầu included…), cắt cỏ, liệng rác…túa xua mấy mươi năm rồi có sao đâu mà còn cảm thấy hạnh phúc nữa. Vừa làm vừa nghĩ nhiều khi ý thơ văn trào ra ghi không kịp…vui có, buồn có, đủ thể loại…Dù thể loại nào mà viết ra được, hay hoặc dở, mình vẫn thấy vui, gởi bạn cùng đọc, bạn không từ chối đọc là có thêm niềm vui, đúng không? Cứ như vậy đi…hén Lúa.

       

  6. ngocthusa nói:

    Gửi anh một lúa !!! ngoc thu bày cho anh một cach ngày mai anh có cho tiền chị Lúa cũng khg dám cho anh rửa nửa< coi chén đĩa nào đẹp anh làm bộ cho rớt bể , bảo đảm ngày mai anh tha hồ ngồi khg đọc bải , viết cho trang nhà  , chị lúa khg dám đì anh nửa , hihi !!! đừng nói ngoc thu bày đó nghe !!!! 

    • Một Lúa nói:

      Chị Ngọc Thu cũng tếu lâm nữa hén.

      Nhưng mà chị Ngọc Thu ơi, của một đồng công một lượng, bà xã tui không “khe” đâu. Dù vô tình hay cố ý làm bể thì mình hốt dọn cực thêm. Thôi thì trời sinh sao để vậy đở hơn. Hu hu

      • Phú Thạnh nói:

        Trời đất ơi!   Một Lúa đừng có nghe lời xúi của Ngọc Thu sa à nghe…Bà xã còn đì nặng  hơn nữa đó…Kẻ đưa banh,người đá banh chỉ  có mình là lãnh đủ !!!…hu…hu…!.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác