Mùng 3 TẾT Triển lãm Tranh Thơ

Ngày đăng: 3/02/2014 07:00:10 Chiều/ ý kiến phản hồi (18)

  Cô giáo họa sĩ Việt trẻ tuổi nói tiếng Mỹ giỏi hơn tiếng Việt, dạy khóa nầy  bổng nhiên có sáng kiến khác thường rất ấn tượng vì nó là đề tài văn hóa pha trộn với hội họa. Cô muốn mỗi người tự làm 1 bài thơ lục bát, 2, 4, 6 câu cũng được, rồi  dịch ra tiếng Anh.  Từ nội dung bài thơ vẽ ra thành bức tranh. Thế là cả lớp nhao nhao lên “ Cô ơi làm thơ khó lắm” “Cô ơi hồi đó đến giờ chưa làm thơ ”  ”Cô ơi người già cần được thư giản trí óc”….

Bao nhiêu hồ hởi phấn khởi của cô giáo chùng xuống.  Học trò cố gắng  đưa ra nhiều ý kiến để  loại bỏ kiểu học mới này.  Cô thuyết phục “ Con có làm 1 bài thơ để con đọc cho các cô chú nghe, con thấy cũng không khó lắm. Cô hùng dũng đọc 4 câu. Cả lớp ôm bụng cười, cô thì ngơ ngác. Tui ôm cô giáo vỗ về “ Cô an tâm, cô làm thơ được thì cả lớp phải làm thơ được.” Thương cô giáo cố lượm chữ bỏ vào cho đúng luật bằng trắc, không hề quan tâm hay dở.

An ủi cho cô đừng thất vọng chứ thật ra tui cũng muốn cô giáo đổi ý.  Sáu mươi mấy tuổi đời, tui chưa hề làm một bài thơ. Đọc thơ thì đọc nhiều lắm, chép thơ thì chép mõi cả tay bằng cây viết lá tre chấm mực tím.  Thời gian một tiếng rưởi đồng hồ, mỗi người đều có một bài thơ . Cô giáo vỗ tay cười vui “ Con biết các cô chú làm thơ được mà “

Tuần học sau cô giáo hướng dẫn cách vẽ “ Water color”, nhìn màu và nước lan nhau tạo đậm lợt theo từng nét vẽ, thấy muôn vàn khó khăn   Sau 8 tuần  học  . Hôm nay mùng 3 Tết, thơ tranh của lớp được triển lảm ở Bower Museum .

Đặng Huệ

 

                                                   Nguyên lớp học  

                       Cô giáo là người cầm túi  quà màu đỏ

 

                                                  H 3  Thơ tranh của Huệ

   

                           H 4  Bower Museum đải lớp học ăn trưa 

 

H 5,                                     Ngồi xem múa lân

H6

 

                                                   xem múa rồng

 

 

 

 

Có 18 bình luận về Mùng 3 TẾT Triển lãm Tranh Thơ

  1. BẠCH LỘ 12A3-NK79 nói:

    Chị Huệ tài năng quá vẽ đẹp còn làm thơ hay nữa. Em thích nhất câu: Tiếng không thánh thoát lòng ta lắng trầm…

  2. Hoàng Hưng nói:

       Bức tranh đẹp lắm.

             “Đường lên trên núi xa xa

    Tiếng chuông thánh thoát lòng ta lắng trầm

             Bao nhiêu phiền toái lạc lầm

          Nhẹ buông trôi hết ta tầm nẽo đi”        Tác giả à ơi!   Bốn câu thơ có đúng không ?  Nếu sai sửa lại dùm.

     Chúc mừng đã “buông trôi hết”      Chỉ nghe tiếng chuông đã “ngộ.”  

    • Lương Minh nói:

      Có 3 vấn đề tôi chú ý. Một là câu chuyện rất hay đầu năm, hai là cô giáo họa sỹ nhỏ tuổi mà có ý tưởng lạ tạo thành buổi triển lãm thành công. ba là học trò Huệ tiếp cận nhiều với chợ thơ nên an ủi cô giáo, cô làm thơ được thì cả lóp làm thơ được.. Câu nói này không thiệt lắm vì chỉ có Huệ biết khả năng của mình mà thôi. Đúng không.?

  3. Dang Hue nói:

    Cám ơn Bạch Lộ khen bài thơ con cóc của chị. Bài thơ đầu đời của chị đó nha. Thời gian làm thơ chỉ 1 tiếng rưởi rất khó khăn đối với chị. chị thầm thì ” ráng lên, ráng lên ”  Nhờ Phật trời phù hộ , tự nhiên chị viết một lèo 4 câu lục bát ngon ơ. Đối chiếu lại với tờ giấy ghi luật bằng trắc đúng y chang. Mừng quá, cảm ơn Trời Phật 15 phút con làm xong bài thơ.

    Điều cảm nhận này chị không biết giải thích làm sao. Chị nghĩ chỉ có chị Lưu Phương,  Huỳnh Hương, Dạ Thảo ,anh Phong Tâm, anh Phú Thạnh, Anh NHA, anh Hồng Bang, anh Một Lúa mới có thể giải thích được điều  vì các anh chị này được chị âm thầm tôn làm sư phụ.

    Hoàng Hưng nói đọc bài thơ của Huệ  chữ  viết nhỏ quá đọc muốn chết., rồi HH đọc lên hỏi đúng không. Hì ! Hì ! Hoàng Hưng đọc trúng rồi đó. Cám ơn HH dùng kính hiển vi đọc bài thơ. Huệ xin viết lại bài thơ cóc con của mình

                                                 Đường lên trên núi xa xa

                                                 Tiếng chuông thánh thoát lòng ta lắng trầm

                                                 Bao nhiêu phiền toái lạc lầm

                                                 Nhẹ buông trôi hết ta tầm nẽo đi

     

  4. DKP nói:

     “Đường lên trên núi xa xa

     Tiếng chuông thánh thoát lòng ta lắng trầm

     Bao nhiêu phiền toái lạc lầm

     Nhẹ buông trôi hết ta tầm nẽo đi”

    Có chuyện xưa kể rằng, ngày Đường Tăng hấp hối, Sa Tăng và Trư Bát Giới đứng bên giường khóc như mưa, riêng Tôn Ngộ Không đứng cạnh bên thầy và nói: Thầy ơi, con là khỉ, tu luyện ngàn năm mới thành người, Thầy đã là người vậy Thầy đi tìm cái gì?

  5. Hue Dang nói:

    Huệ ngưõng mộ nhiều nhà thơ trong trang nhà lắm, nhưng khi viết lại quên ghi  tên 1 nhà thơ nổi tiếng  mà Huệ  thích đọc. Xin lỗi Phạm Đúc Mạnh nha.

  6. NGUYEN TUYET nói:

    Nguyễn Tuyết khâm phục cô giáo trẻ  có ý tưởng vưà lạ vưà độc đáo  , NT cũng khâm phục học trò  Đặng Huệ , có ý chí cao , động viên các học sinh có tuổi thực hiện vưà vẻ tranh mà vưà làm thơ , mà thật sự thành công hay quá , bài thơ chị Huệ hay tuyệt lắm , dườnh nhưmang tính Thiền  trong Phât , nghe nhẹ nhàng mà thanh thoát. ” Hay nha”. 

  7. Thu Nguyệt nói:

    Chị Đặng Huệ mến, 

    Biết chị trên trang nhà đã vài tháng qua nhưng mãi đến nay em mới có dịp mở lời làm quen với chị. Trông bài tranh thơ của chị, TN thấy ngưỡng mộ lắm. Chỉ qua 8 tuần học, chị vẽ được bức tranh đẹp như vậy. Chỉ lần đầu sáng tác thơ mà bài thơ hay như thế. Từ nay chị Đặng Huệ có thể tự vẽ tranh cho những bài thơ của mình rồi. Em hy vọng sẽ đọc được nhiều thơ và xem nhiều tranh của chị – TRANH THƠ của ĐẶNG HUỆ.

    • Hue Dang nói:

      Nguyệt ơi, chị còn đang học. Đây là lớp học dành cho người cao niên. Đi học mình không phải mua sắm gì hết, giấy, bút, cọ vẽ, sơn mâu đều do Bower Museum  mua sắm hết. Cả Cô, Thầy giáo cũng tự họ tìm kiếm  rồi ký hợp đồng. Mỗi tháng được đi  tour  2 lần.  Cuối khoá học được triển lảm tranh, lảnh bằng cấp và được đâi  ăn. Mỗi khóa học chỉ có 8 tuần thôi.  Hồi nhỏ  đi ngang trường Mỹ Thuật ở Gia Định cứ nhìn hoài muốn vào cho biết mà không dám bước vào. Bây giờ khám phá có rất nhiều điều mình không hề biết. Chị rất vui tiếp tục học khóa mới.Thân.

  8. PhươngNga nói:

     

    Chị Huệ à, thơ của chị làm em cám cảnh cơ hàn của mình, ráng nặn ra một bài thơ tặng chị.

     

    Ngày ngày vác cuốc lên đường

    Đồng hồ báo thức, đoạn trường ai ơi

    Kiếp tằm thời phải nhả tơ

    Nhả hoài nhả huỷ bơ phờ xác thân

     

    Chị có tiếng chuông thánh thoát làm lòng lắng trầm.  

    Còn em, mỗi sáng có tiếng alarm lồng lộng làm giựt mình muốn lọt sàng đó chị.

     

  9. Hoàng Hưng nói:

         Đặng Huệ làm thơ chữ Việt, dịch ra chữ Mỹ, rồi vẽ tranh. Phương Nga mới làm thơ chữ Việt, chưa dịch ra chữ Mỹ, chưa vẽ tranh?    Đọc thơ chữ Việt của Đặng Huệ, câu đầu chỉ có 6 chữ, Đặng Huệ dịch ra chữ Mỹ đến 9 chữ, dư 3 chữ. Tôi xin dịch thử câu đầu bài thơ của Đặng Huệ.        Đường lên trên núi xa xa

                                                                                        Sugar up above mountain far far.

  10. Hoàng Hưng nói:

    Thầy Đinh Kim Phúc ơi, thầy đạt học vị tiến sĩ rồi, tôi có đi học thêm 20 năm nữa cũng không đạt được học vị Tiến Sĩ. Thầy có bằng cấp cao ngất ngưởng rồi, thầy còn đang đi tìm gì vậy?

  11. Hoàng Hưng nói:

    Kiếp tằm thời phải nhả tơ
    Nhả hoài nhả hủy xác thân bơ phờ
    Bơ phờ thời mặc bơ phờ
    Kiếp tằm thời phải “nợ đời” nhả tơ.
    Còn có mấy năm nữa thôi, ráng đi bác tài đừng cho số “de”

  12. NGUYEN TUYET nói:

    Đi tìm gì vậy !? ha ha ha. Câu hỏi này hóc buá mà hay đa!!

    Đi tìm dấu chấm trong đầu

    Biến thành dấu hỏi , móc câu , to đùng

    Không sao hiểu nỗi cái ” Sugar”

    Đi lên , đi xuống , đi ngoài, đi đâu ?

    Ra vào không có lối ra

    Đành ngồi , đứng đó , trầm ngâm 1 mình.

    Ai ơi giải thoát dùm ta.

    Tìm con én lạ vén mây , lướt trời.

  13. DKP nói:

    Dạ anh HH ơi, em đang đi tìm cái mà già, trẻ, trai, gái đều thích. Bật mí 2 chữ nhe: chữ L có một chữ L; chữ Ô có một chữ Ô. Chữ thứ 3 là gì?

    • Lương Minh nói:

      Mình định trả lời , sợ người ta nói ăn cơm hớt. Chờ hoài không thấy ai lên tiếng nên viết đại vô chữ C. Ai mà không ham Lộc, nhất là đầu năm.

  14. Hoàng Hưng nói:

         Nghi án TTKH thì không nên tìm hiểu bà là ai thì hay hơn. Còn chữ LÔ  của thầy Đinh Kim Phúc thì nên trả lời sớm. SOS cũng biết chỉ có một chữ duy nhất để trả lời trước khi đăng lời phản hồi của Thầy Đinh Kim Phúc rồi. Nếu không có chữ LỘC thì lời phản hồi chắc được “biên tập” rồi.  Riêng tôi nghĩ chữ LỘC cũng có thể rất đúng và cũng có thể không. Thầy Đường Tăng đi thỉnh kinh rất gian nan trắc trở, nhưng cũng rất đơn giản, chỉ một mục đích duy nhất là bôn ba để đi “thỉnh kinh”. Còn thầy Đinh Kim Phúc bôn ba. . . (thôi bí rìu không dám nói nữa)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác