Mượn hoa cúng Phật trong mùa Chúa Giáng Sinh

Ngày đăng: 26/12/2013 08:10:55 Sáng/ ý kiến phản hồi (13)

 Suốt nhiều năm đầu định cư ở Mỹ, gia đình tui không biết gì về lễ lộc của họ. Người đi làm đến khi nào hãng cho nghĩ lễ thì bửa đó ở nhà, chớ không biết để mà tìm tòi hay trông ngóng. Mà cho dù có thắc mắc thì cũng không biết hỏi ai hay lục lọi tìm tòi căn nguyên cớ sự. Bởi những đồng hương đa phần là dân lao động chân tay ở lâu hay mới đến xóm nầy cũng sàn sàn trình độ hai- ba nút như mình, có khi còn bù ngắt ở một vài mặt lắc léo cuộc đời. 
        Năm đầu tiên mình đến đây vào tháng bảy, sau ngày lễ độc lập của Mỹ đúng tuần lễ. Đến tháng 11 năm đó thì mình đụng cái lễ Thanksgiving đầu tiên rất náo nhiệt và hoành tráng của họ. Nhớ lại nhân ngày lễ đó, lần đầu tiên cuộc đời làm mướn của mình được chủ hãng tặng con gà lôi đông lạnh bọc trong nylon mềm cở 7-8 ký. Trong bụng mừng hết lớn, muốn có con gà cở nầy, ít nhất phải nuôi gà con khoảng 2 năm như lúc còn ở bên quê nhà mấy năm trước. Chiều về mình khệ nệ ôm con gà vô khoe với bà xả. Bả không mừng mà nói, mấy anh ở gần đây mới vừa ghé cho 2 con gà lôi, tủ lạnh nhà mình nhỏ xíu nên em không biết để 2 ông ầm vô chỗ nào cho nó khỏi hư. Lễ Tạ ơn mà người Việt ở đây thân mật gọi là lễ “gà lôi” bởi hầu như chú gà lôi quay phải có mặt trên bàn tiệc theo cổ truyền đó trong ngày lễ đó. 
        Cũng ngộ là người Việt mình việc gì cũng có thể đặt ra thành chuyện. Họ kể cho mình nghe lịch sử ngày lễ nầy rất ly kỳ và đậm nét phong thần như là cổ tích. Chuyện là ngày không xưa lắm, có một chiếc thuyền của nhóm di dân đáp tàu vào bờ biển miền đông nước Mỹ. Họ đã sử dụng cạn kiệt lương thực mang theo từ quê hương Anh quốc, trong lúc mùa đông lạnh lẽo chằm chập ập tới. Viễn cảnh đói lạnh và chết chóc đang đe dọa họ thì may thay có một bầy gà lôi từ trong rừng bay ra kêu tót tót…Năm tháng trôi qua thì đời sống dân cư dần ổn định cho đến ngày lập quốc Hoa Kỳ. Để nhớ ơn bầy gà lôi cứu mạng, người ta kỷ niệm lễ Tạ ơn nầy là ngày lễ đầu tiên sau ngày lập quốc. Bởi lúc đó giấy tờ nhật ký không có người trông nom nên những người tiền bối chỉ nhớ được lịch sử truyền kỳ được lập lại nhằm vào ngày thứ năm của tuần lễ cuối cùng trong tháng 11.

        Dư âm ngày lễ Tạ ơn vừa lắng dịu thì lật bật đến Noël. A! ngày nầy thì mình có biết chút ít hồi còn ở bên ấp Năm. Mình tưởng tượng một nơi như nước Mỹ có khoảng 75 triệu tín đồ công giáo. Và mức chi tiêu cho quà cáp và tiệc tùng trung bình cho mỗi gia đình tiêu xài trong mùa lễ lạc nầy gần 800 đô theo tính toán hàng năm, thì không khí phố phường phải tưng bừng náo nhiệt lắm. Nhưng thật là hụt hẫng, chỉ trừ một số nhà trang hoàng bằng những dây đèn chớp tắt sáng rực từ những ngày trước lễ, còn buổi chiều tối 24 như hôm nay thì đường xá vắng tanh lạnh ngắt. Truyền thống người Mỹ có đạo hay không thì trong lễ Giáng Sinh nầy ngoài những lễ ở nhà thờ, còn lại là thời gian dành cho sum họp. Hình ảnh quen thuộc truyền thống lễ nầy của người Mỹ là gia đình tụ họp đông đủ quanh bàn tiệc, xong tiệc đến phần mở quà của các con tặng cha mẹ, anh em tặng nhau. Cả nhà lại tiếp tục quây quần dùng trà hoặc cà phê bên lò sưỡi củi cháy bập bùng tí tách nghe nhạc giáng sinh, nếu lúc đó ngoài cửa sổ mà tuyết đang rơi thì thật là hoàn hảo.

        Nhắc đến chuyện quà cáp mỗi năm cũng hơi nhức đầu nho nhỏ, không có tiền mặt thì mua bằng thẻ. Mua trên online thì phải làm sớm và chịu khó ngồi hằng giờ lục tìm chỗ nào hàng rẻ hoặc free shipping cho đở tốn. Mua hàng đã là việc không dễ mà chọn quà cho đối tượng cũng rất khó khăn. Dĩ nhiên mình không thể hỏi người nhận muốn gì mà phải vận động phán đoán và tâm lý, làm sao cho người nhận vui lòng. Có lẻ vì chín người mười ý nầy nên nhiều công ty bán hàng in thêm một hóa đơn rời theo mỗi món hàng mà lịch sự không in giá tiền trên đó, việc làm nầy dành cho người nhận quà có thể đến tiệm trả đổi hàng tùy thích.

        Danh sách tặng quà mỗi năm mỗi lớn. Gia đình có con đi học thì phải nhớ thầy cô, tiện dụng nhất là đến ngân hàng mình có mở trương mục để mua một Gift Card, nặng nhẹ giao động từ 10 cho đến 100, bà con ta liệu cơm mà gắp mắm. Nhưng cho dù mình mua một thẻ giá 10 đô, cũng vẫn có chiếc hộp đẹp đựng thẻ nơ thắt xinh xinh, tất cả không tính thêm phụ phí. Nhớ cô giáo dạy dỗ con mình thì cũng nhớ người sáng chiều cầm bảng chặn xe cho con cháu mình qua lộ đến trường mỗi ngày. Ngoài ra, nhà nào cũng quen mặt chú phát thơ và tài xế xe đổ rác. Thôi thì mỗi năm có một lần, cũng ráng bắt chước người ta học làm điều phải quấy. 

        Block đường trước mặt nhà mình khoảng hơn 100 mét mà cheo ngoeo chỉ có 3 căn nhà. Bên trái nhà mình là gia đình hai vợ chồng trẻ người gốc Nam Mỹ, nghe họ nói xứ sở cha mẹ ở Ecuador. Bên phải là hai ông bà chủ hãng xà bông và hóa chất tẩy rửa, ông chồng thì thường xuyên ở hãng, bà vợ cũng đi làm chiều về nhà hủ hỉ với đứa con gái hai mấy tuổi, nhưng cô con gái hình như có bệnh thiểu năng. Gia đình nầy hơi đơn chiếc nên Lúa tui hay giúp những việc lặt vặt bên ngoài nhà của họ. Mới 7 giờ sáng hôm nay 24/12, bà xả của mình cứ hối mang quà qua biếu hai nhà lối xóm. Mình thì ngại còn sớm quá, bà xả thì sợ người ta đi lễ tết bà con, để trể qua ngày 25 mới tặng quà thì kỳ lắm. Trì hưởn kỳ kèo tới 9 giờ, bả bắt mình mặc đồ mới giống như đi chúc tết ở làng quê năm cũ. Nhiệm vụ đi 2 nhà mà thành công chỉ được 50 phần trăm. Trong khi chờ đợi hoàn tất nửa phần công tác còn lại, mình tạm thời nhận lệnh lên đường mua hai hộp bánh biscuit làm quà tặng cho một bà bạn của bà xả cũng ở gần nhà. 

        Còn chừng vài trăm mét đến tiệm bánh thì có lệnh mới hơn là phải quay xe về tức khắc mà chưa rõ lý do. Đến nhà mình mới hay bà láng giềng mang quà qua tặng, và bà xả cũng mang quà nhà hồi đáp xong xuôi. Mình thắc mắc mọi việc hoàn thành tốt đẹp thì mắc gì kêu tui quay xe trở lại. Bà xả tui cười ha hả như sáng chế một việc lớn lao:

        – Em định mượn hoa cúng Phật. Hồi nảy bà hàng xóm mang cho mình bánh, kẹo, sô-cô-la loại đắt tiền. Nhà mình bây giờ đâu có ai ăn ngọt, em định mang gói quà nầy biếu chị Tư nên kêu anh ngưng mua hai hộp bánh.

        Thật ra thì việc thảy hàng kiểu nầy đâu mới mẻ gì. Bạn bè, sui gia, thân thuộc tặng nhau tình cờ thì làm sao không trùng bộ. Có năm nhà mình được thêm nồi cơm hay nồi áp suất điện, có năm thì ùn ùn mền điện, drap sưỡi điện, thùng chén thùng ly lủ khủ. Giải quyết hàng chưa cần dùng nầy bằng cách kiếm người mới qua tặng làm quen hoặc để dành năm tới gói giấy mới tặng vòng vòng trở lại.  

        Chuyện linh hoạt thường niên nầy không chỉ xảy ra trong cộng đồng người Việt. Nếu có một người Mỹ rặt ri nào đọc được bài nầy, mình đoan chắc người đó cũng sẽ mĩm một nụ cười ý nhị.

Một Lúa

Gói quà ngọt ngào của vợ chồng ông láng giềng Paul và Yasmin được vợ chồng tui tạm “mượn hoa cúng Phật”

Chiếc thiệp chúc Noel của hai người tài xế xe rác khu nầy gởi từng nhà trước 10 ngày “nhắc khéo” bà con. Nhưng dù không nhắc nhở thì ai cũng tự giác tự hiểu làm gì.         

 

Có 13 bình luận về Mượn hoa cúng Phật trong mùa Chúa Giáng Sinh

  1. Nguyễn Văn Lần nói:

    Sáng nay đi đám tang của 1 nữ giáo viên, đàn em dạy tại Tam Bình ( mất lúc em nó mới 53 tuổi ) gặp anh Tư Chói và Út Lượng ( không biết có quen gì với Một Lúa không ), uông với anh và em mình mỗi người nửa ly. Về mở máy đọc bài của Một Lúa chưa nổi. Báo tin cho Một Lúa biết, còn bài của Một Lúa, ngày mai đọc, sẽ có phản hồi.

    • Lương Minh nói:

      cái này chẳng qua là khớp khi đứng trước bài lớn, nên phải đọc thật kỷ trước khi có ý kiến, chớ Cụ Cả mà, phản ứng nhanh lắm. Cụ thể như, gỏ trước mục phản hồi để giành quyền ưu tiên. Haha

  2. Phương Mai nói:

    Tết năm ngoái,nhà tui xãy ra một sự cố. Hôm đó là chiều mùng 1tết ! Theo lệ thì bữa cơm chiều tập trung tại nhà ba tui, ai chuẩn bị gì thì đem theo còn không thì có gì dùng nấy! Đồ ăn được bày ra đầy cả bàn, bọn trẻ thật háo hức! Giữa lúc hừng hực khí thế ăn uống ấy thì ba tui trịnh trọng đem ra một chai rượi tây to màu trắng, ba nói : rượu khai vị, mỗi đứa 1 ly. Thật tình thì hồi đó tới giờ tui chưa uống rượu này nên cũng muốn thử. Nhấp một miếng! Trời, rượu khai vị là như thế này đây sao?.Nó nhàn nhạt, một chút chua chua …Không phê! Bổng cánh đàn ông nhao nhao; rượu này kỳ quá! Ba tui hỏi:Sao kỳ? Nó giống rượu giả quá! Sao giả được, của người ta biếu tao đó! Ai biếu ba vậy? Tới đây thì đứa em dâu của tui bẽn lẽn thưa:Cái này là quà của ba biếu ba con hồi hôm tết, bởi ba con bệnh không dùng, con thấy tiếc nên giành xách về đây đấy! Thì ra ba tui chắc cũng “mượn hoa cúng Phật”, xui rủi mới ra cớ sự chứ thật tình ông đâu dám đem biếu sui gia đồ dỏm, hên là nó mò được đường về!

  3. Một Lúa nói:

    Chào Phương Mai, anh Lần và Lương Minh,

    Rất hân hạnh Phương Mai hạ cố thảo lư với một câu chuyện vui vui.

    Hồi nào đến giờ tui chưa từng tặng và nhận rượu nên không sợ nếm nhằm nước lã. Còn những công ty đóng và gởi quà gởi hoa chuyên nghiệp trên thế giới đôi khi cũng trật bàn đạp.

    Năm rồi mấy nhỏ con tui có gặp một sự cố. Trong thùng hàng order gởi về 5 chai nước hoa mà có một chai bị bể. Gọi lên công ty họ nói chụp hình rồi email, họ gởi đền chai khác. Chai dầu thơm 100ml chỉ nứt cổ chai nên còn gần 3/4 dung tích, tui tiếc của đời nên sang qua chai khác.

    Noel năm nay có thêm 2 chuyện thấy được. Trước đây mấy tuần, họ gởi về hộp giày mà chiếc màu đen chiếc tím, mình lại mất công bỏ vào thùng, dán nhãn trả lại in sẵn bằng cước phí của họ. Hôm mở quà lại gặp một trường hợp có đôi giày một chiếc số 7 một chiếc 7 rưỡi. Những chuyện khập khểnh như vầy mà lỡ có gởi tặng trực tiếp từ công ty bán hàng đến nhà bạn bè hay mình khệ nệ vác tặng cho người ngoài gia đình cũng không sao. Bởi vì mỗi hộp quà như vậy đều có giấy tờ để trả lại và ghi địa chỉ mới mà không cần phiền đến chủ tặng quà, tất cả đều miễn phí.

    Còn gói quà của người láng giềng Mỹ tặng chúng tôi gói bằng giấy kiếng màu thì dễ dàng biết bên trong chứa hàng gì mà thay tấm thiệp dán bên ngoài gởi cho địa chỉ khác, cách mượn hoa cúng Phật  nầy chắc cũng không là tội lỗi gì lớn lắm.

     

  4.            Anh Một Lúa kính mến, thôi đệ cũng mượn hoa cúng Phât, nhân bài viết của anh đệ muốn phụ họa thêm cùng anh về ngày tạ ơn (Thanksgiving day) để các bạn ở VN hiểu rõ thêm, hy vọng đồng ý và vui lòng .

        Thanksgiving day là một trong những ngày lễ lớn ở Mỹ và Canada . Ở Mỹ rơi vào ngày thứ năm tuần lễ thứ tư của tháng 11, còn ở Canada rơi vào ngày thứ hai tuần thứ 2 của tháng 10 . Đây là một ngày lễ được nhiều người tham gia, không phân biệt tôn giáo, đảng phái thành phần dân tộc, mọi người cùng ăn mừng.  Ngày lễ nầy nói lên cám ơn đất trời, cám ơn những ai cưu mang mình, cám ơn những gì mình có; những điều nầy phù hợp với tình cảm của người VN ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uông nước nhớ nguồn, nên người VN đến đây chỉ một thời gian ngắn đã tham gia lễ nầy.  Ngày lễ nầy tông thống MỸ thay mặt người dân cám ơn trời đất, rồi tha sống cho một con gà tây .

           Lễ nầy bắt nguồn từ tôn giáo để cám ơn thượng đế, thịnh hành vào thời vua Hery VIII ở bên anh . Khi có cuộc di dân từ Anh và một số nước Âu Châu đên vùng đất mới, ngày nay gọi Canada và USA, những đợt duy dân đầu dường như chết sạch , do không thích nghi khí hậu, chết vì bệnh tật, chết vì chiến tranh với người da đỏ bản xứ . Mãi về sau , những người di dân được sự hướng dẫn giúp đở người dân bản xứ mới sống còn, để nhớ ơn những người đã cưu mang mình, vùng đất đã nuôi sống làm ngày vui chơi ăn mừng cũng để cám ơn . Lúc đầu mỗi vùng , mỗi tiểu bang tổ chúc khác nhau mãi đến năm 1863 tổng thống Abraham Lincoln cho đây là ngày lễ quốc gia và thông nhất chung một ngày . 

         Xin lỗi anh một lúa tôi qua đây học lịch sử Mỹ, chưa có lần được sử dụng, nay thấy đề tài nầy nổi hứng viết đại , nếu anh có cười tôi thì cười một chút thôi nhe . 

    • Một Lúa nói:

      Chào Võ Châu Phương,

      Cám ơn Võ Châu Phương đọc và  viết một bình luận về ngày lễ Thanksgiving công phu như vậy. Thú thiệt là Lúa tui chỉ có thể viết “giả sử” hay là “chuyện kể, phong thần” một cách dân gian nhằm giải trí cô bác như trong <Con gà trống Gô-Loa> thôi, hoàn toàn không có tính thông tin chính thống hay khoa học.

      Rất cám ơn Võ Châu Phương và  quý độc giả lưu tâm.

      Một Lúa

  5. tamhoai nói:

    Một Lúa..!.đọc bài của bạn…Tôi nhớ lại câu chuyện…cười bể bụng.Chẵng là vì…cũng vào dịp Lể Tạ Ơn năm nẵm….Tôi mua một món quà tặng bạn.Người bạn MƯỢN quà của tôi tăng cho người bạn khác..Người bạn khác…tặng lại cho tôi…Vợ chồng tôi bật ngửa vì món quà của mình…đi một vòng về lại với mình.Có cười bể bụng không nào?.Ôi! tục với lệ…Mà nghĩ ra chắc người Mỹ biết được … họ NGƠ NGÁT liền… Không NGƠ NGÁT tôi chết liền…!HTH

    • Một Lúa nói:

      Chào anh Tâm Hoài,

      Tôi cũng sợ hàng của mình đi lưu diễn một vòng lại trở về mình nên ráng mua hàng khá một chút. Haha

      • NHA nói:

        Hôm nay thấy comment của buitienthuc nên tò mò click vào đây… té ra là bài cũ.

        Dài quá nên không đọc lại hết . Tuy nhiên mình “bỏ” thêm ý kiến nho nhỏ sau :

        – Gọi là Tạ ơn, Tổng Thống thay mặt dân tha một con gà tây, con vật đã “hy sinh” mạng sống để cứu mạng nhóm di dân ngày xưa thì hợp lý quá , thế tại sao dân chúng mừng lễ này bằng cách nhà nhà ăn thịt gà tây? Đúng là cứu vật trả ơn, cứu nhơn thì nhơn trả oán?

        -Tránh việc Quà đi vòng vòng lại trở về mình bằng cách … không tặng quà cho ai cả. Hihihi

  6. Nguyễntuyết nói:

    Đúng là quà về cố chủ hi hi , vui thiệt.. đừng có nói bên trong còn có cái dấu ấn ghi vài hàng chữ mà chưa mở ra .. hi hi !  người Mỹ nó giản đơn và thự tế hơn mình !

  7. tamhoai nói:

    Đúng như 1Lúa…Mua hàng xịn chắc sẽ được lưu dụng

    Mình nên học theo cách của người Mỹ …quà tặng chỉ một vật rất thường,nhưng họ rất trân quý.Cái quý của họ là nhận cái tình của mình qua món quà.

    Nói thật…hơi buồn…một số người.. chắc tới đời con cháu mới thay đổi được cái tính hơi bủn xỉn đó…

  8. buitienthuc nói:

    Đoc gio mới hiểu

Trả lời NHA Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác