Khéo tu
Sáng này, vào phòng mạch, BS Nga khoe với tôi đứa con trai của bà biết nấu ăn, nó tự trộn salad vào món ăn cho bữa ăn sáng, phục vụ cho cha mẹ. Ở bên Mỹ, con trai, con gái hay đàn ông, phụ nữ đều biết làm món ăn cho mình. Có lẽ do vậy mà con gái nước ngoài ít chịu về nước lấy chồng Việt Nam, còn con trai thì ngược lại. Chúng cưới vợ Việt để được chăm sóc từ miếng ăn đến giấc ngủ. Đó là quan niệm xưa, còn con gái tân thời không biết có giữ được truyền thống đó không(?)
Có điều lạ này là đứa con chị Nga rất thích nấu ăn, sáng nào cũng vậy ở những ngày cả nhà đi làm, còn ngày nghỉ thì cháu dậy muộn hơn. Cháu đang học làm nha sĩ để nối nghiệp mẹ, có thể khi học xong sẽ về phụ mẹ hay BS Nga nhường hết phòng này để được nghỉ ngơi. Tôi nghĩ, cha mẹ có con biết lo, không chơi bời là có phước. Người thì cho rằng đó là do giáo dục gia đình. Tôi thì hơi duy tâm một tí, cho rằng kiếp trước cha mẹ khéo tu, chứ còn biết bao gia đình gia giáo nhưng con cái sống theo ý chúng, hút sách, uống rượu, chơi với người đồng tính. Gia đình muốn cản cũng không được. Thế nên, khi BS Nga nói về con mình (có đưa hình món ăn làm bằng) tôi liền chức mừng: chị khéo tu.
Nguyễn Tuyết
“Lênh đênh qua cửa Thần phù
Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm”
Mèo nằm cạnh bếp lim dim
Thấy dĩa sa-lad, chạy tìm khô nai!
Đọc bài tui chợt thấy buồn hiu.
Kiếp trước tui tu chẳng được nhiều!
Nên giờ đành trả cho xong nợ.
Hy vọng kiếp sau phước sẽ nhiều.
Tặng cô em áo tím trên Facebook,
Mèo nằm cạnh bếp lim dim
Ngửi mùi cá rán, đi tìm ở đâu
Nghe ông lối xóm càu nhàu
Vợ chiên cá khét, còn đâu mà dùng
Lẽ thường, có cũng như không
Mèo lim dim tiếp, nhưng lòng thảnh thơi!
Hi….hi
Có thiệt hông anh, có như không...?
Cá chiên tuy khét, ức trong lòng.
Nhưng do bụng đói đang “rên siết”.
Xực cái đỡ lòng, có hơn không?
Hehehe.