Quế Minh và tôi Phần 3: Một quyết định khó

Ngày đăng: 19/09/2013 10:30:40 Sáng/ ý kiến phản hồi (6)

   

           H1: buồn

   Minh và Tôi là hai con chim non mới tập bay,  không hiểu trời cao biển rộng, cứ ngỡ đôi cánh của mình đủ sức  bay đến đến những chân trời  mơ ước, qua thử thách rồi mới biết sức lực của mình còn non nớt.

  Ngày đi thi vui như đón hội mùa xuân, ngày trở về ảm đạm như mùa đông của vùng bắc cực, mang khuôn mặt của những người vở mộng.

Thấy bạn buồn tôi càng buồn hơn, buồn hay vui kết quả cũng đã định, thôi hãy thay đổi không khí, kẻo chuyện thi cử ảnh hưởng đến tâm trạng bác trai, người đặt nhiều niềm tin ở hai chúng tôi.

– Cậu có định đi tìm thầy cũ không ?

Câu hỏi nầy Minh hiểu ý tôi muốn đề cập đến ai, bạn lắc đầu.

– Không!  Tớ đã quên rồi !

 Minh biết tôi làm bài cũng chẳng được mấy, tâm trạng cũng đang não nề  nên tìm lời an ủi:

– Nếu có  thời gian cho luyện thi, chắc cậu làm bài tốt hơn !

– Không đâu Minh! Cho dù có thêm 5 tháng hoặc hơn nữa, kết quả không thay đổi là bao.

– Sao cậu bi quan vậy!

– Đó là sự thật,  chúng ta không học ở thầy, không có  tài liệu, không có sách luyện thi,  chỉ với những quyển sách phổ thông thì không cách nào  đậu được đại học .

– Ừ ! Cậu nhận xét đúng! Lên thành phố rồi mới biết không khí thi cử, chỗ nào cũng thấy dán quảng cáo dạy luyện thi, ở sạp báo nào cũng thấy bán sách, tài liệu để  luyện thi; trong khi đó chúng ta không có gì cả .

        Mùa thi năm đó tôi rớt đại học chuyển vào trường cao đẳng sư pham ban toán lý, còn Minh quyết tâm mài kiếm thêm một lần nữa cùng anh hùng thiên hạ hơn thua một trận cho thỏa chí tan bồng .

          Thỉnh thoảng chúng tôi lại gặp nhau, Minh kể về số bạn bè cũ, kể không khí học hành thi cử, có ý muốn tôi tham gia, mỗi lần như vậy tôi phớt lờ đi. Tôi đã thỏa nguyện vào trường cao đẳng, làm nghề thầy giáo, dạy cho các em học cũng là niềm hạnh phúc. Hơn nữa, tôi muốn ra trường sớm để cưới một người vợ, cùng với vợ lo cho mẹ; mẹ tôi cứ lúc ốm lúc đau từ khi ba mất.

    Ngày ban tuyển sinh phát đơn thi, Minh mang đến cho tôi, bạn vừa khuyên vừa nói khích; một lần nữa tôi từ chối làm cho bạn thất vọng . Thấy những lá đơn trên tay Minh, tôi chợt nhớ một người bạn đang học chung lớp, từ ngày vào học cao đẳng bạn không có một nụ cười, có lần cô tâm sự, cô không muốn học trường nầy, sẳn đơn Minh mang đến, lấy đưa cho cổ, chắc cô ta vui mừng lắm.

 – Thôi cậu đưa cho tớ đi .

– Không thi, cậu lấy làm gì ?

– Có cô bạn, cô ấy muốn thi!

  Minh nổi giận, đưa đơn cho tôi, rồi lặng lẽ ra về. Tôi mang tờ đơn đưa cho chị Thu Ba, học sinh cũ 12C6 nhờ chị trao cho người bạn đó với hy vọng cô ấy sẽ đi được con đường mà cô cảm thấy vui.

           H2: Trường CAO DANG SU PHAM

   Khác với người bạn ấy, từ khi đặt chân vào trường Cao Đẳng, tôi say mê tham gia hoạt động cho trường cho lớp, được giáo sinh các khóa quý trọng, các bạn trong lớp thương mến bầu làm lớp phó học tập, ban giám hiệu tinh tưởng giao các phong trào thi đua. Tôi cố gắng làm tốt mọi mặt, là một giáo sinh gương mẩu, không nghỉ học, không đi trể về sớm; thế mà một hôm tôi biến mất làm cho các bạn chung lớp lo âu.

 Đã lâu, mẹ tôi không được khỏe, nào ngờ mẹ lại bịnh nặng như vậy, mẹ cố tình che dấu bệnh, một mặt không muốn các con lo lắng, mặt khác không muốn tốn tiền chửa bệnh khi gia đình rơi vào tình cảnh khó khăn về tài chính. Khi biết đươc bệnh tình của mẹ, tôi không thể nào ngồi học, không để mẹ bỏ anh em tôi mà đi theo ba; phải chửa bệnh cho mẹ bằng mọi giá.  

 Qua những ngày đi chửa bệnh, tôi gặp bs Yến, một bác sỉ mang đến cho tôi một hình ảnh đẹp về người thầy thuốc, bà có tư cách và phẩm chất rất cao, lại có tấm lòng thương bệnh nhân. Tôi mơ ước trở thành một thầy thuốc như bs Yến để giúp người; chỉ là mơ, một giấc mơ xa vời vợi không thể đạt được. Bác sỉ Yến chẩn đoán và phẩu cho mẹ tôi, từ đó về sau mẹ không còn đau bụng và rong huyết nữa, sống khỏe mạnh đến ngay mẹ về đoàn tụ với ba.

   Nghỉ học vừa để đưa chửa bệnh cho mẹ, vừa chuẩn bị cho vụ mùa, tranh thủ trở lại trường để xin phép nghỉ tiếp, nhà trường cảnh cáo nếu nghỉ thêm sẽ bị đuổi học và bồi thường tiền. Trước hoàn cảnh gia đình, trước con đường tương lai gặp gềnh khó đi, tôi có tâm trạng không vui tìm đến Quế Minh tâm sự, bạn liền bảo:

– Cậu hãy nghỉ học trường cao đẳng, cùng với tớ đi thi.

– Tớ cũng có ý định xin nghỉ, nhưng tạm nghỉ một mùa, còn đi thi không.

– Cậu quả thật một con người bất bình thường!

– Không phải đâu Minh, tớ không thể một người hai mặt, mặt nầy làm đơn xin nghỉ vì hoàn cảnh gia đình, còn mặt kia nợp đơn thi lại.

  Nghe đến đây bạn tố mắt nhìn tôi, lớn giọng hỏi:

– Nghe kể có thời gian cậu ở chùa Sơn Thắng!

– Đúng rồi! Ủa ! Đang nói chuyện nầy, sao bạn bắt sang chuyện nọ.

– Theo tớ, cậu nên ở luôn trong chùa, cạo đầu làm thầy tu, con người của cậu luôn tuân giử giới luật, chắc đi tu sẽ thành chánh quả. Cậu ra chùa làm chi, cái gì cũng sợ, việc gì có chút mạo hiểm thì không dám làm.

– Lương tâm không cho phép, vả lợi thời gian chẳng còn là bao, làm sao học để có khả năng thi đậu.

– Cái lương tâm cậu đặt không đúng chỗ, tóm lại cậu không dám thi lại vì cậu nhát gan và sợ thi rớt. Nếu bác trai biết con người của cậu như thế  chắc bác không đặt tên cậu là Võ Văn Chín, mà đặt cho cậu Võ Văn Nhát; cậu bên ngoài ăn nói nghe rất hùng hồn, trong lòng lại nhát gan và sợ sệt; gặp người con gái đáng yêu cậu sợ không dám trỏ tình, chưa đi thi cậu đã sợ rớt; luôn bị chữ sợ thì đời nầy cậu làm được việc chuyện gì!

   Nghe Quế Minh nói tôi là thầy tu, còn chê tôi nhút nhát khiến máu nóng của tôi nổi lên, hơn nữa bạn dám sửa đổi tên do cha mẹ đặt, khiến ruột gan tôi thiếu điều lộn lên đầu, không thể nào thảo luận được, tôi bỏ ra về.

  Về đến nhà, không biết nét mặt của tôi lúc đó như thế nào, mẹ tôi nói:

– Bộ trường đuổi học rồi sao! Mặt con như người đưa đám tang ?

– Dạ không. Nhà trường cho biết, nếu con nghỉ thêm, trường sẽ đuổi học và thường tiền.

– Vậy con nên đi học lại, bỏ đi một mùa vụ, gia đinh ta cũng không chết đói!

– Ruộng đã chuẩn bị gần xong, chỉ cần 8 đến 10 ngày thì có thể sạ lúa*, nếu con bỏ ngang cỏ sẽ mọc lên, mùa sau dọn làm lại không dễ.

 Sáng khi đi có nói với mẹ sẽ  vô nhà Minh,  nên mẹ hỏi:

–  Ba má của Minh có khỏe Không con?

 Nghe mẹ nhắc đến tên Minh cơn bực bôi vẫn còn, tôi bỏ đi, mẹ kêu lại hỏi:

– Con với thằng Minh có chuyện à?

– Dạ không! Nó muốn con thi lại, con không đồng ý, nó hạ bệ con!

  Mẹ tôi suy nghĩ một hồi rồi nói:

– Minh có ý muốn con thi lại, đó là ý tốt, con hãy cân nhắc cho kỹ mà quyết định, để khổi ân hận trong cuộc đời.

          H3:  NHỚ BẠN

   Tôi lúc đó mang tâm trạng của một học sinh  đã nghỉ học một thời gian, tuy trong lòng nhớ trường lớp, nhớ bạn bè,  và nhớ cô ấy thật là nhiều; nhưng nghĩ quay lại học cảm thấy ngao ngán làm sao, nào là phải chép bài cho những ngày vắng mặt, phải hỏi thầy cô bạn bè cho những phần không hiểu, bao kiến thức đã bỏ qua, chắc phải học thua cô ấy. Nghĩ đến phải học thua cô ấy, bằng cái tính ngạo mạng háo thắng của con người tôi lúc đó không cho phép. Khi đó tôi mới hiểu và thông cảm cho những bạn, học sinh vì hoàn cảnh gia đình phải thường siêng nghỉ học, rồi sao đó muốn bỏ học, bỏ học không đồng nghĩa bạn đó không muốn học; nghỉ học không phải bạn đó không yêu trường lớp bạn bè, nghỉ học vì bạn cảm thấy chới với trong bài vở, cảm thấy lạc lõng trong lớp, với mặt cảm học không theo kiệp bạn .

 Tôi quyết định nghỉ học, và thi lại; dù trường cao đẳng có yêu cầu bồi thường, vụ mùa nầy cũng dư để trang trãi bồi thường và sinh hoạt trong gia đình. Chỉ cần cực lực làm việc mất một tuần đến 10 ngày thì lúa sẽ sạ, sau đó công việc đồng áng chẳng là bao, tôi sẽ dành nhiều thời gian cho việc luyện thi.

   Có phải chăng đây là cơ hội, mà đời người gặp chẳng mấy lần, cứ lo sợ thất bại thì bao giờ mới có thành công như lời khuyên của bạn.

                     Võ Châu Phương

( Những hình minh họa lấy tử internet)

Sạ lúa*, ở mỗi địa phương có cách thức khác nhau, ở quê tôi thời đó chuẩn bị đât cho việc sạ lúa là một công việc mất nhiều công sức và thời gian. Đất phải cầy bừa rồi trục, làm cho mãnh đất không còn cỏ không còn có gốc gạ, biến lớp mặt của mảnh đất là một lớp sìn bùn và bằng phẳng lúc đó mới thả hạt giống xuống.

Có 6 bình luận về Quế Minh và tôi Phần 3: Một quyết định khó

  1. Thanh Nhi nói:

    Có một người bạn như Quế Minh thật tuyệt với, theo bạn, giúp đở bạn trên đường sự nghiệp. Bây giờ nhiều bạn chơi có vẻ thân với ta nhưng ưa ganh tị, sợ bạn hơn mình nên tìm cách kéo bạn xuống. Ô hô.

    • Châu Phương nói:

          Thanh Nhi nỏi rất đúng, tôi may mắn có những người bạn tốt , trong đó QM là một người bạn tuyệt vời, nhờ những người bạn nầy  tôi đã tiến thêm một bước về phía trước . 

  2. Cuc Thu nói:

    Một học sinh miền quê như em Chín cũng là có chí, không sợ tốn kém khi phải bồi hoàn tiền học CĐ, không sợ tốn thời gian để ôn tập. Chẳng lẽ câu chuyện đến đây là hết.

    • Châu Phương nói:

          Cám ơn chị Cúc Thu đã viết những lời thiện cảm,em định dừng lại ở đây, nhưng qua thắc mắc của chị em sẽ viết tiếp .  Xin chị hãy đón đọc xem trường CDSP sẽ thường tiền như thế nào ?  Và thi lại lần hai nguyên nhân nào đưa đến  thành công .

  3. Lan Hương nói:

    Anh VCP em đọc không hiểu ang dung từ cô bạn ấy, có phải cô ta là bạn gái hay là người yêu của anh ngày đi học CDSP không .  Em cũng cùng cau hỏi,  chuyện này dừng lại ở nơi đây  ?

    • Châu Phương nói:

           Bạn Lan Hương thân, cô ấy là một người bạn rất thân, giửa chúng tôi giử một tình bạn rất trong sáng nhiều năm cho đến tân bây giờ . Bên nam có QM bên nữ có cô ta là những bặn gắn bó với nhau khi rời trường cấp ba mà tôi luôn xem như những bảo vật quý giá và trân trọng .

Trả lời Lan Hương Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác