Campuchia ký sự (tập 3)

Ngày đăng: 5/07/2013 11:28:35 Chiều/ ý kiến phản hồi (10)

Tượng đài Hữu nghị Việt Nam – Campuchia: là công trình tượng đài bằng bê tông, được xây dựng cuối những năm 1970 tại thủ đô Phnôm Pênh, gần Cung điện Hoàng gia Campuchia để kỷ niệm liên minh Việt Nam-Campuchia, sau khi Quân đội nhân dân Việt Nam tiến vào Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ. Tượng đài tạc hình một người lính Campuchia và một bộ đội Quân đội nhân dân Việt Nam đứng bảo vệ một thiếu phụ và đứa con theo phong cách của trường phái hiện thực xã hội chủ nghĩa phát triển ở Liên Xô vào thập niên 1930.

   Ảnh 1:Chùa Wat Phnom

Theo truyền thuyết, năm 1372 bà Penh (Yea Penh) vớt được một cây gỗ trôi dạt trên sông. Bên trong cây gỗ là 4 bức tượng Phật. Bà đã cho đắp một ngọn đồi (phnom có nghĩa là đồi) và một ngôi chùa nhỏ (wat) ở khu vực mà ngày nay gọi là Wat Phnom để thờ và từ đó người dân quần tụ sinh sống thờ phụng. Sau này, khu vực xung quanh được gọi theo ngọn đồi (Phnom) và người tạo ra nó (Penh), vì thế mà có Phnom Penh.

    Ảnh 2: Wat Phnom

  Ảnh 3: Đồng hồ cỏ

   Ảnh 4: biểu tượng năm Tỵ (rắn thần Naga)

  Ảnh 5:

  Ảnh 6: Việt Nam-Campuchia samaki

 

 

Có 10 bình luận về Campuchia ký sự (tập 3)

  1. Phạm Đức Mạnh nói:

     

     Thấy Đinh Kim Phúc rày đây, mai đó – hết nước Mỹ, nay lại đến campuchia… làm tui cũng nao lòng muốn đi vài chuyến xuất ngoại quá. PĐM.

  2. Đinh Kim Phúc nói:

    “Việt Nam chỉ có Sài Gòn là vui” anh Mạnh ơi!

  3. Hoàng Hưng nói:

       Đinh kim Phúc ơi, có phải tượng đài Hữu Nghị được xây cuối năm 1970?

  4. Đinh Kim Phúc nói:

    Tượng đài Hữu nghị được xây dựng năm 1979 sau khi Phnom Penh được giải phóng khỏi chế độ diệt chủng. Tháng 7/2007, Som Ek, một trong số những tên cầm đầu nhóm khủng bố “Phong trào đầu Hổ” chủ mưu và thực hiện vụ đánh bom Tượng đài hữu nghị.

    Tại phiên tòa xử Som Ek, Chánh án Tòa án thành phố Phnom Penh, ông Sous Sam Ath tuyên bố việc làm của Som Ek không chỉ gây mất trật xã hội và làm mất ổn định chính trị mà còn làm phương hại mối quan hệ hữu nghị giữa Campuchia và Việt Nam.Tòa án thành phố Phnôm Pênh tuyên phạt 18 năm tù giam đối Som Ek. Ngoài ra, Som Ek sẽ phải nhận thêm án phạt khác về vụ đánh bom trụ sở Bộ Quốc phòng Campuchia và Đài Truyền hình thành phố Phnom Penh TV3 hồi cuối tháng 1-2009.

     

  5. Hoàng Hưng nói:

      Đinh kim Phúc viết:”cuối những năm 1970,” văn chương cổ hay xài “cuối thập niên 70”, không thấy chữ “những”  Xin lổi

    Anh Hưng nhớ năm 1970 “Vua đi chơi rồi.”

  6. KiềuOanh nói:

    Hình 6: Chèn, sao lúc này anh Đinh KIm Phúc trông trắng trẻo dữ vậy? Trắng hơn cả cái ông …Campuchia, hehehe…

  7. Nguyễntuyết nói:

    Kiều Oanh ui,  ông ĐKP trắng da dài tóc là nhờ  uống  Bio MR 11 đó , sau này  em còn thấy nhiều điều bất ngờ và lạ đến không ngờ nưã đó … nhớ liên lạc hỏi xem đúng không !!?? hi hi

  8. Lệ Hằng nói:

     Người Việt có gương mặt không giống người Khmer . Tuy nhiên có tư liệu cho rằng tổ tiên người Việt khi xưa là chủng Australoid,  da đen tóc gợn sóng (có lẽ như người Ấn Độ) và có liên hệ “họ hàng” với người Khmer, dựa theo những yếu tố sau đây:

    1. Khảo cố học:  trong 70 xương sọ cổ mà quốc gia VN sưu tầm được cho đến ngày nay: 38 xương sọ thuộc thời Đồ Đá phần lớn do học giả Pháp tìm ra trước 1945 (29 sọ trên 38 cái) là thuộc chủng Australoid, Indonesian, Malanesian(cả 3 chủng này đều là da đen, tóc gợn sóng),  và 32 sọ, đa số do học giả Việt tìm thuộc thời Đồng Sắt, phần lớn là chủng Nam Mongoloid(da vàng, tóc đen thẳng như chúng ta hiện nay).  Các nhà khảo cổ và nhân chủng học đi đến kết luận: trước thời văn hoá Đông Sơn, những cư dân đầu tiên tại VN là người da đen tóc gợn sóng.  Nhưng nhiều người thắc mắc không biết người da đen đã bị đánh đuổi đi nơi khác hay là bị tiêu diệt, vì hiện nay không còn người da đen tại VN.

    2. DNA (di truyền học):  trong vài thập niên gần đây, nhờ DNA, các chuyên gia mới khám phá ra người da đen không bị tiêu diệt, không bị đánh đuổi đi nơi khác, mà con cháu người da đen vẫn còn tồn tại qua dấu vết lưu truyền DNA trong gene của người VN.  Nhiều nghiên cứu di truyền học cho thấy trong tất cả các sắc dân tại Đông Nam Á & Đông Bắc Á, gene của người VN là cổ xưa nhất, là bằng chứng người VN là hậu duệ trực tiếp của chủng Australoid(da đen tóc gợn sóng) di dân từ Phi châu, qua Ấn Độ và đến VN. 

    3. Ngôn ngữ học:  tiếng Việt thuộc ngữ hệ Nam Á(AutroAsiatic), nhánh Mon-Khmer, tiểu chi Viet-Chứt.  Điều này cho thấy tiếng Việt cùng 1 nhánh Mon-Khmer với người Campuchia, và cùng 1 ngữ hệ Nam Á với người Campuchia.  Một số cổ ngữ của VN tương đồng với cổ ngữ của người Campuchia.   Đó cũng là những yếu tố cho thấy tổ tiên người Việt và tổ tiên người Khmer có liên hệ với nhau.  Người VN và người Khmer đều là con cháu của người da đen Australoid thời xưa.

Trả lời Hoàng Hưng Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác