Tiếng kêu cầu cứu

Ngày đăng: 1/04/2013 12:20:09 Sáng/ ý kiến phản hồi (9)

   Đáp lại tình cảm của anh chị trang nhà , tình thương Cô Lưu Phương và em gái kết nghĩa Hải Đường, Châu phương gửi đến trang nhà bài viêt nầy. Đây là  câu chuyện đã xẩy ra tại phòng mạch Châu Phương ở Trà Vinh, trước đây tôi viết dưới dạng tự thuật rất đơn sơ, nay  viết lại công phu hơn với dạng chuyện ngắn, hy vọng mang đến một sự giải trí đến đọc giả. (Võ văn Chín)           

 

 

        Mẹ Quốc đi từ Vỉnh Long xuống Trà Vinh mà lòng vui không xiết, bà đinh ninh sau bửa tiệc chia tay, chàng sẽ về lại bệnh viện Vĩnh Long, và từ đây bà sẽ được gặp con thường xuyên.

 Đến nơi bà quá ngỡ ngàng và thất vọng, không phải tiệc chia tay, mà là tiệc ăn mừng khai trương phòng mạch. Bấy lâu nay mẹ Quốc trông từng ngày, chờ chàng xong ba năm công tác để quay về vùng đất Vĩnh, nay biết chuyện nầy lòng bà không vui hỏi Quốc:

 – Con định ở vùng nước mặn nầy luôn sao mà mở phòng mạch?

Biết mẹ không vừa ý, chàng tìm lời nói an ủi:

– Mẹ cứ hối thúc con cưới vợ, con phải mở phòng mạch mới có tiền cưới vợ; bây giờ con về Vĩnh Long mở phòng mạch đâu ai biết con mà đến. Rồi biết bao giờ mới có tiền cưới vợ, và biết bao giờ mẹ mới có cháu để ẩm bồng. 

 Bà nghe cũng hợp lý, bao lâu nay chàng làm việc nơi đây, dân Vỉnh Long đâu có ai biết đến, cũng thông cảm với con, lòng bùi ngùi bà hỏi :

– Vậy con định ở đây bao lâu nữa?

– Con làm đủ tiền cưới vợ và vừa đủ tiền mua một căn nhà nhỏ thì con về.

        Mấy ngày bà ở với Quốc, thấy chàng bận rộn, trong ngoài có một mình, bà thương con không nở lòng nào để con một mình, đành ở lại giúp cho chàng.

   Còn Quốc từ ngày ra trường đến giờ lúc nào cũng canh cánh bên lòng muốn rước mẹ về ở chung, nhưng khổ nổi ở tập thể, phòng thì nhỏ, không có việc gì để mẹ làm, mẹ sẽ không chịu ăn không ngồi rồi như vậy. Nay ông Tư Phong cho chàng mượn một phần nhà văn hóa phường mở phòng mạch, chỗ ở cũng tạm nhưng không đủ tiện nghi, cũng không dám giử mẹ ở lại; không ngờ sự quyết định của bà làm chàng thật là vui. Thật là hạnh phúc vô biên, trưa chiều được ăn cơm do mẹ nấu, tối ngồi nói chuyện bên mẹ, đọc chuyện Tam Quốc, Tuyết Nhơn Quý, Tuyết Đinh San…cho mẹ nghe.  Mẹ Quốc cũng thấy hạnh phúc khi thấy con có một chút thành tựu, được ba con và bệnh nhân thương mến, bà cũng cảm thấy vui, giúp được việc cho con, và bà cũng ở đây mong tìm ra một con dâu vừa ý.

       Hôm nay sau giao ban, khám bệnh phòng, Quốc được về sớm vì chiêu chàng có lớp giảng cho học sinh y sĩ, tranh thủ lúc phòng mạch chưa mở của chàng tính chở mẹ đi ăn bún riêu, một nơi mà bs Hoàng Nga giới thiệu , bảo rằng ngon nhất ở Trà Vinh.

     Khi về đến nơi, Quốc thấy mẹ ngồi nói chuyện với một thiếu nữ, bênh cạnh cổ còn có va ly và túi xách , Quốc nói trong đầu : ” Trời ơi! Có chuyện gì sao cổ mang va ly vào nhà mình, còn nói chuyện với mẹ nữa” Quốc cuối đầu thưa mẹ rồi chào hỏi xã giao với cô ta. 

Cô gái nghe Quốc kêu bà bác bằng mẹ biết đây là bs của phòng mạch, nên vui mừng nói:

 – Hên quá! Gặp bs, tui sợ đò chạy không gặp được!

        Đây là một thiếu nữ rất trẻ, khoảng tuổi đôi mươi có làn da trắng hồng, môi đỏ tợ thoa son, máy tóc óng ả, nhìn vào biểu hiện của một phụ nữ trẻ khỏe mạnh, đầy sức sống. Quốc không nghĩ cô ta đến để khám bệnh, chắc tìm gặp chàng chắc một lý do nào khác, có thể xin đi học các lớp y tá, hoặc nhờ mổ cho người nhà, nên hỏi :

– Em gặp tôi có chuyện gì? 

– Dạ! khám bệnh.

   Một cô gái quê có sức khỏe như thế nầy ít khi có bệnh lắm, bà con ta thường nói ” con gái 17 bẻ gảy sừng trâu ” để nói lên sự khỏe mạnh của những cô gái tuổi xuân thì, nếu có bệnh, thường là bệnh cảm, hoặc những bệnh thông thường, vả lại các  thôn nữ rất ngại đến phòng mạch để  khám bệnh. 

   – Em bệnh gì? Mà đến đây khám!

   Cô gái thật thà trả lơi ngay:

– Người ta không biết, mới khám bệnh! Bác sỉ hỏi vậy, sao tui biết trả lời.

– Xin lỗi ! Ý tôi muốn hỏi trong người em thấy làm sao?

– Hiện tại không có làm sao hết, chỉ có ngày hôm qua.

  Đây giọng nói của một cô gái quê, lời nói thì trỏng không, câu nói không có chủ từ, nghĩ sao nói vậy, giọng nói trong trẻo vừa hồn nhiên, vừa ngây thơ nghe thật vui vui và dễ mến .

– Ờ ! Ngày hôm qua em bị làm sao, hãy nói tôi nghe!

– Tự nhiên bị lạnh,  lạnh quá trời!

– Lạnh quá trời, là lạnh làm sao, em có run lên không ?

– Có run, có đánh cầm cập, đắp hai cái mềm vẫn còn lạnh 

– Sau lạnh, em  có bị nóng sốt gì không ?

– Có!

– Em nóng ít hay nóng nhiều !

– Không nhớ!

– Em có nhứt đầu, chống mặt khi lúc nóng không?

– Không nhớ!

   Cô gái cố nhăn mày nhiếu mặt cố nhớ lại, dường như em không nhớ, Quốc lấy làm lạ gợi ý:

– Lúc lạnh em đã đắp mền, giờ nóng em nhớ có lấy mềm ra không?

– Không nhớ! Chỉ nhớ có nóng, rồi sau đó không biết gì nữa, khi tỉnh vậy thấy anh tui la hét gọi tên tui, còn chị dâu tui thì khóc. 

– Ông anh em la hét, còn chị dâu em khóc à !

– Dạ!

– Vậy  anh chị em có nói lý do sao la hét và khóc không?

– Anh chị tôi sợ tui chết !  

– Anh chị có nói em lúc đó như thế nào không?

– Không có nói

   Nhiều bệnh nhân khai với người thầy thuốc nào là bị ngất xỉu, bị hôn mê, nhưng hỏi lại cái gì cũng biết, còn bệnh nhân nầy bị ngất thiêt, nhưng nguyên do là gì Quốc phải tìm hiểu nên hỏi tiếp:

 – Em nhớ lại đi từ nhỏ đến giờ, em có bao giờ bị như vậy không?

– Không ! Tui mạnh lắm, không bao giờ bị bệnh.

– Sau đó em thấy thế nào?

– Bị nhức đầu, ông anh cho uống thuốc cảm, sau đó thì hết cho đến bây giờ.

   Sau khi hỏi kỷ mới biết, cô gái nầy đi thăm người anh ở vùng đất đở miền đông, khoãng nữa tháng bị bệnh như trên, một bệnh quá lạ, anh chị của cô nghi ngờ bị tà ma nhập. Lo cho em gái, người anh muốn em mình về nhà ngay để ba má tìm thầy lo cúng. May thay lúc đó ông chủ của ảnh đi công việc ở thành phố Hồ Chí Minh, người anh xin cho cô em quá gian và nhờ đến xe Trà vinh, và cô đi chuyến xe qua đêm về. Nhân lúc đò chưa chạy cô muốn khám bệnh xem bệnh gì, bản thân cô không tin mình bị tà ma nhập.

   Theo lời cô kể bị lạnh rồi nóng, đó là một triệu chứng biểu hiện của một bệnh cảm cúm, bệnh nhiễm siêu vi trùng, hoặc nhiễm trùng gram âm; nhưng không phù hợp ở hiện tại, nếu viêm nhiễm nặng đến mức độ ngất đi không thể hồi phục nhanh như vậy. Cái ngất đột ngột của em có thể một biểu hiện của bệnh tim, bệnh động kinh, hoặc sốt quá cao. Bệnh động kinh phải có tiền sử, bị đi bị lại nhiều lần, còn sốt cao đưa đến động kinh thường gặp trẻ em, ở người lớn rất hiếm, nếu có cũng không phục hồi nhanh chóng như vậy. Quốc khám kỹ thần kinh và tim mạch không tìm có triệu chứng hoặc dấu hiệu nào biểu hiện là có bệnh. Một phụ nữ trẻ vào độ tuổi nầy không thể loại ra yếu tố có thai. Đôi khi có thai lần đầu, ở một số cơ thể phụ nữ trẻ có sốt, hoặc giống như bệnh cảm cúm, cũng có trường hợp choáng váng, triệu chứng tương tự, nếu không khám là một thiếu sót lớn của người thầy thuốc. 

 Khám cho một phụ nữ trẻ như em, người thầy thuốc nam phải thận trọng, chỉ khám ở những vùng cho phép, còn những vùng kín đáo không được đụng đến. Nếu do yêu cầu đặc biệt cần khám để chẩn đoán bệnh người thầy thuốc phải tuân theo luật định của ngành y. Trước khi khám những vùng nầy, người thầy thuốc  phải giải thích và hỏi ý kiến của bệnh nhân, khi được đồng ý mới tiến hành khám. Trong khi khám bắt buột phải có người thứ ba là nữ. Để biết có thai hay không, hỏi chu kỳ kinh nguyệt là điều phải làm đầu tiên, mới hỏi đến đây mặt em ửng hồng biểu hiện sự e thẹn, mắc cỡ, còn lời nói  áp a áp úng, Quốc biết mấy cô gái quê rất ngại nói đến vấn đề nầy, nên không hỏi nữa. Người thầy không thể vì ngại ngùng, không thể vì nể nang mà thiếu sót phần khám bệnh để xác định chẩn đoán. Trong tình huống của thiếu nữ nầy trong phạm vi cho phép một thầy thuốc có thể khám được, để biết có thai hay không bằng cách quan sát kín đáo nhũ hoa. Thiếu nữ nầy nhũ hoa nhỏ hồng đỏ, quàng vú đều đặng màu hồng nhợt rất đẹp trên nền da trắng của một cô gái  còn trinh nguyên, không phát hiện triệu chứng có thai. 

 Quốc đang tập trung cố tìm ra bệnh của cô gái, thì cổ đã lên tiếng :

– Bác sỉ suy nghĩ cái gì ! còn tui bệnh gì?

– Nhà em ở đâu?

  Cô trả lời tên ấp tên xã nghe xa lạ, Quốc từ Vĩnh Long xuống nên hoàn toàn không biết nơi đó , nên hỏi tiếp:

– Chỗ em ở có cách xa đây không? Đi bằng cách nào?

– Xa lắm! phải đi đò, đi qua hai con sông.

– Em có quen ai, ở thị xã nầy không?

– Không !

– Ỏ đây, cái giường của mẹ tôi rộng đủ cho hai người ngủ, nếu em không ngại tôi đề nghị em ở lại.

   Quốc mới nói đến đây em giật mình từ chối ngay 

 – Không ! không được ! 

– Em không có ngủ một mình, em ngủ với mẹ tôi, mà cũng sợ à !

– Dạ sợ! Tui nhớ nhà ! Chỉ muốn về nhà ! Mà bệnh tôi là bệnh gì vậy bs?

– Xin lỗi em,trong khoảnh khắc tôi chưa định được bệnh em. Tôi cảm thấy có một gì đó làm không yên tâm , tôi lo cho em về bển có chuyện gì không biết có ai có khả năng chữa cho em không, còn chở qua được đến đây không dễ dàng, mất nhiều thời gian.

  Cổ gái nhìn Quốc, nhận ra được sự quan tâm lo lắng của chàng như tấm lòng một người thân, nên nói : 

– Bác sỉ lo cho tôi, giống như bs là anh của tôi vậy.

– Ừ! Tôi lớn hơn cô, đương nhiên là anh rồi, không lẽ muốn tôi làm em.

– Bác sĩ nói chuyện nghe vui quá ! Hèn chi ở quê tôi, ai có bệnh đều muốn chữa ở bs.

– Em không biết, những bà con đến đây không có coi tôi là bs 

– Vậy coi là gì?

– Coi tôi như người nhà , là người thân, giống như em xem tôi như người anh.

  Cô gái thấy Quốc một thầy thuốc thân thiện, cởi mở, cô dường như có một điều muốn nói, nhưng e dè ngại ngùng, điệu bộ tay chưng lọng cọng trong rất tức cười, nhìn qua Quốc biết ngay cô định hỏi mình cái gì mà ngai không nói nên lời :

– Em có gì muốn nói với tôi à !

– Dạ ! Xin bs đừng có cười, tui mới dám nói !

– Tôi cười thì cười, em nói cứ nói! có gì mà sợ

   Cô gái đỏ mặt e thẹn, nói những lời thật trong lòng

– Bà con ở bển nhắc bs hoài, tui tò mò lâu rồi muốn biết mặt bs, nay đến khám, muốn biết bệnh, cũng muốn biết mặt bs.

– Nay em thấy rồi mặt tôi ra làm sao?

– Nghe người ta gọi bác sỉ, nghe tiếng bác  tưởng rằng bs già lắm,nhưng bs đâu có già.

– Ừ ! tôi mới ra trường, nếu 20 sau em đến chắc là gặp ông già.

   Tiếng kèn báo hiệu đò sắp rời bến, mặt em vui vẻ đầy thân thiện, đổi xưng hô 

– Anh bác sĩ bán thuốc dùm, đò sắp chạy.

– Tôi không chẩn đoán được bệnh, không thể cho thuốc, mong em thông cảm.

– Anh bs tính tiền khám bệnh.

– Tôi làm mất thời gian của em mà không làm được gì cho em, đáng ra tôi phải đền tiền, đâu dám tính tiền.

   Nghe Quốc nói như vậy em nở nụ cười , một nụ cười thật có duyên.

– Mai mốt tui qua khám bệnh , anh bs nhớ tính tiền luôn nha !

– Em đừng nghĩ đến tiền bạc , phải thận trọng, về nói người nhà phải có chuẩn bị ghe tàu, có gì qua đây ngay, thú thật với em tôi không yên tâm để em về bển.

– Không có sao đâu! Tui khỏe lắm mà!

   Em rất lễ phép cuối đầu chào tam biệt mẹ tôi, còn nói cho mẹ tôi biết :

– Bác à! Anh bs con bác rất tốt bụng !

      Thiếu nữ đã đi rồi mẹ Quốc nhìn theo mà nói :

 – Con bé nầy thật là ngộ ! Ở quê không biết có làm được ruộng rẩy gì không mà nước da trắng như vậy.

    Quốc lấy làm ngạc nhiên, mẹ chàng chưa bao giờ khen ai như thôn nữ nầy, mẹ Quốc nói ngộ tức là đẹp. Quốc cứ tưởng chỉ có phái nam mới nhìn ra cái đẹp của phái nữ, không ngờ mẹ chàng cũng để ý đến, nên hỏi:

–  Ủa ! Mẹ thấy cô ta đẹp sao?

– Cô ấy thật là ngộ, có duyên, ăn nói dễ thương, con không thấy sao? 

– Con trả lời không chắc mẹ không tin. Con bận tâm nhiều cái bệnh của cổ hơn.

– Mẹ thấy cổ khỏe lắm, cổ nói chuyện với mẹ cả buổi đâu có nghe than nhứt đầu nóng lạnh gì đâu !

 – Mẹ nói đúng, con khám cũng không phát hiện bệnh. Bệnh nhân thường chết do sự chủ quan của người thầy thuốc. Không khám ra bệnh, rồi vội kết luận không có bệnh, khi bệnh rõ ràng ra thì đã trể.

– Bệnh nhân nầy mẹ thấy con lo cho cổ hơi nhiều.

– Đúng như vậy mẹ ạ! Con không yên tâm để cổ về bển. Cổ là một cô gái khỏe mạnh tự nhiên ngất xỉu là chuyện không bình thuờng, trong nhất thời con không tìm ra được nguyên nhân, đặt trường hợp cổ về bển rồi lại ngất xỉu ai là người có khả năng cứu cho cổ, tìm được ghe xuồng chở qua được đến đây không biết có còn  kịp không.

– Ờ! Con nói đến đây mẹ mới thấy lo.

  Quốc thấy mẹ có phần lo, chàng cũng trấn an: 

– Thôn thường không có chuyện gì xẩy ra, nhưng làm người thầy thuốc phải lường trước những chuyện người thường không nghĩ đến . Dù cho khả năng xẩy ra rất ít, vì sinh mệnh của con người, không cho phép người thầy thuốc cho là không. 

   Đêm hôm đó Quốc ngủ tự nhiên, nữa đêm thức giấc nghĩ ra được bệnh cô gái, đây là bệnh sốt rét ác tính. Bệnh sốt rét  triệu chứng lạnh rồi nóng lập đi lập lại năm bảy lần thì thầy thuốc nào cũng chẩn đoán được, còn bệnh của thiếu nầy mơi xảy ra lần đầu nên nhất thời chàng không nghĩ ra , lúc nữa đêm chợt nhớ đến cô ta đi thăm người anh ở đất đỏ miền đông, một nơi bệnh sốt rét đang lưu hành, và cái ngất của cô ta là một dấu hiệu của bệnh sốt rét ác tính.

      Thời kỳ sinh viên đi thực tập tại 22 chuyên chữa bệnh sốt rét của bệnh viện Chợ Rẩy, chính Quốc chứng kiến bao nhiêu bệnh nhân tử vong do bệnh sốt rét ác tính, làm cho tôi càng không yên tâm, mở đèn đọc lại sách. 

      Mẹ Quốc phát hiện nữa đêm chàng không ngủ , mở đền đọc sách, bà  lo lắng đến bên nói :

– Sao con đọc sách giờ nầy, còn phải ngủ ngày mai còn vào bệnh viện làm việc.

 Mẹ Quốc đến chàng mừng quá, như có người chia sẻ những suy nghĩ của chàng

– Mẹ ơi! con tìm ra bệnh rồi bệnh cô gái hồi sáng! 

– Đã tìm ra rồi, con yên tâm đi ngủ đi!

   Chàng nghe lời mẹ tắt đèn, nhưng không ngủ lại được vì cảm thấy lo cho cô gái phải gặp một bệnh rất là nặng, không có cách nào liên lạc được để điều trị sớm.

    Quốc mệt mỏi mới chọp mắt thì nghe tiếng gõ của, lần tiếng kêu khóc.Mở cửa ra thật là thương tâm, cô gái đó được người nhà đưa đến trong tình trạng hồn mê, ba của em và người anh dùng chiếc võng mà khiêng em đến. Quốc biết chuyện gì đã xẩy ra cho cô rồi, một mặt tiến hành cấp cứu, một mặt yêu cầu người nhà đi tìm xe để chở cô vào bệnh viện.  

 Sau một khoảng thời dùng thuốc hồi sức, em đã tỉnh lại trong trạng thái kinh hoàng,  với khuôn mặt hốt hoảng, la lên :

 – Không! Không ! Con không đi!

 Tôi giử em lại, sợ em té xuống đất, lúc nầy em mở mất ra nhìn tôi, em nhận ra đựơc tôi, tâm trạng hoảng sợ em ôm choàng lấy tôi như một người anh.

– Em đừng sợ ! có tôi và mẹ em ở đây ! 

  Qua giây phút sợ hải, chắc em mới nhớ Quốc không phải người nhà nên buông tay ra , quay sang nhìn mẹ em và nói :

 – Ông nội ! Mẹ ơi!  Ông nội đòi dẫn con đi!

– Đừng nói bậy ! Ông nội chết rồi đâu có đây.

   Qua cách hai mẹ con nói chuyện có thể suy ra rằng trong lúc hôn mê , em thấy ông nội của em về để dẫn em đi, làm cho em hoảng sợ. Tôi trấn an cho em:

 – Em qua được đến đây rồi , không sao đâu , đừng sợ gì hết.

 Người em thở nặng nhọc, đôi mắt mệt mỏi yếu ớt nói:

– Anh bs biết bệnh của tui chưa?

  Không ngờ em mới vừa tỉnh đã nhận ra Quốc, còn nhớ chuyện khám bệnh ngày hôm qua mà chàng chưa định được bệnh.

–  Biết rồi! Bệnh sốt rét, em phải vào bệnh viện để chữa !

– Không ! Không muốn đi bệnh viện, anh bs chữa cho tui!

– Trong bệnh viện có đầy đủ phương tiện mới chữa cho em được! Em phải đi!

– Có phải tui không nghe lời anh bs để ở lại, anh bs giận không chữa.

   Người nhà đã tìm được xe, nên vội vã mang em ra xe, em cứ nắm chặt tay tôi không buông ra, miệng cứ nói:

– Không vào bệnh viện!  Không muốn chết!

 Quốc theo cô gái ra tận xe, trong ánh sáng của một buổi binh minh buồn thảm, xe đã chạy mà đôi mắt của thôn nữ không rời con người chàng, miệng vang lên những lời cầu cứu. 

      Sau một buổi chiều khám bệnh mệt mõi , hai mẹ con Quốc đang ngồi ăn cơm, một buổi cơm trẻ nhạt. Mẹ Quốc là người rất tình cảm, nhớ cảnh sáng sớm về bệnh tình của cô gái, bà ăn không vô. Đang nói chuyện về cổ, từ ngoài đường tiếng khóc tiếng kêu gào thảm thiết vang vọng vào, hai mẹ chàng buông đũa đến cửa nhìn ra, trời tối om không thấy chỉ nghe tiếng kể lễ bi thương nghe não nuột từ bờ sông vang lại.

  Chị bán cháo ở bến đò đến cho hai mẹ Quốc biết, cô con gái hồi sáng sớm đến phòng mạch đã chết rồi, tiếng khóc la đó tiếng người nhà qua đau thương mang xác cổ về.

    Nghe đến đây, Quốc không có khóc mà hai giọt lẹ lăn dài trên má, bên tai chàng còn nghe văng vẳng tiếng kêu gọi cầu cứu của em. Lòng chàng đau thắt, nhớ đôi mắt của em, một đôi mắt ngây thơ dễ mến, một ánh mắt đặt lòng tin vào chàng, thế mà chàng đành bất lực để thần chết mang em đi về bên kia thế giới.

                        Võ Châu Phương

 

( Hình ảnh minh họa lấy từ internet)

 

Có 9 bình luận về Tiếng kêu cầu cứu

  1. MINH NGOC nói:

    Một câu chuyện đầy cảm động, đúng là “Lương Y như Từ Mẫu”..nếu mà bác Sĩ nào cũng như Ông này, thì đời cũng đỡ khổ, tiếc là sau 6-7 năm gian khổ học thành tài, ai cũng tranh thủ làm ngày làm đêm để “làm giàu”..bệnh nhân phải trải qua thủ tục “đầu tiên “, trước khi được chữa trị..ko có $ thì chỉ có..chết..!! Đáng thương thay..MN

    •             Minh Ngọc mến, cám ơn những lời viết của bạn . Trong ngành y cũng có nhiều thầy thuốc vì nghề nghiệp hơn gì đồng tiền . Thầy của tôi GS Phạm Bửu Tâm, ra trường vào thời điểm những người như thầy hốt vàng chớ không phải là bạc, nhưng thầy không có phòng mạch, suốt ngày trong bệnh viện chăm lo cho bệnh nhân, bạn của tôi bs Hoàng Nga cũng vậy, nghe nói bây giờ  cô ấy đang làm giám đốc y tế của tĩnh Trà Vinh .

  2. Phú Thạnh nói:

    Xin chào BS võ Châu Phương !( và BS Võ Văn Chín  ?)..PT* không biết bắt đầu từ đậu ,nhưng điều chắc chắn mình là người đầu tiên viết PH sau khi đọc câu chuyện”Tiếng Kêu Cứu ” quá hấp dẫn của bạn .(. Thực ra, sau khi hay tin Nhà văn Lưu Phương trở về Úc, PT* muốn chọc ghẹo cháu Hải Đường là HĐ phải gữi cho bác tấm ảnh chụp lúc cháu đang gặp Mẹ trở về…chắc là…nhỏng nhẻo dữ dội lắm đây….và cũng đẹp nhất đời ! Cám ơn Nhà văn LP có một đóa hoa biết nói…tuyệt vời !!!) .Phải nói là…PT* ít khi đọc chuyện ngắn,chuyện dài…vì mắt yếu , nhưng khi đọc xong câu chuyện này mình cảm thấy rát may mắn, rát mến phục Người viết…Câu chuyện có giá trị về tính hấp dẫn hợp lý về nghề nghiệp , có tác dụng hữu ích về bệnh lý thời đại…mà chỉ có BS chuyên khoa mới viết được như thế …Nhưng kết cuộc thì hơi buồn …phải không BS ?   Lẽ ra ..Quốc và cô gái ấy…Nhưng thôi,đó là ý của tác giả mà ! Có dịp, tui sẽ dến nhờ BS trị cho tui cái bệnh “Già hay lẫm cẫm ” nhé ! Mình ở Long Hồ, gần nhau mà ! .Chúc BS/ CP luôn khỏe và chia sẽ nhiều cái hữu ích cho các bạn TRANG TPH-VL…<PT*>.

    • PhiRom nói:

      Anh Phú Thạnh ơi! đừng nói là PR nhiều chuyện nha, PR thấy già mà lẩm cẩm là lẽ thường tình, tạo hóa đã đặt để như thế, động cơ xài riết cũng phải mòn, miễn sao đi đâu về đâu, anh đừng quên đường về nhà, đó mới quan trọng, còn PR cũng lo sợ mỉnh già nua, nên lúc nào cũng cố sống lạc quan, nhờ BS VCP cho toa uống thuốc để trẻ mãi không già được không BS?

       

      •  Chị PhiRom, thuốc cải tử hoàn đồng chưa tìm ra, ngày nay có nhiều công trình nghiên cứu mới trên lý thuyết và trong phòng thí nghiệm có kết quả . Trên cơ thể của người lớn tuổi, có nhiều tế bào già, những tế bào nầy sinh ra nhiều chất có hại cho cơ thể ra sinh ra bệnh tật, nó đang nghiên cứu làm sao loại những tế bào nầy chỉ giử tế bào khoả mạnh và như vậy người trẻ mải không già .  Không biết lúc nào sẽ thành công, thôi thì chị em ta vui vẻ thoải mái cái già đến cũng chậm .

    •       Anh Phú Thạnh kính mến, anh là bạn của một người anh tôi vô cùng kính mến – anh Hồng Ân, đã qua những bài thơ của anh, em chưa kip viết phản hồi để làm quen, anh đã viết cho em những lời thật tốt đẹp, cám ơn anh .

            Anh đã vào trang nhà, tham gia viết thơ văn, tham gia viết phản hồi đó cũng là một phương thuốc hửu ích chống đi sự lão hoá, anh thấy đó anh Hồng Ân chú Phong Tâm thường xuyên vào trang nhà, tinh thần và sức khoẻ tốt, sáng tác thơ đến nổi bọn thanh niên trẻ chạy theo không kip .

              Chúc anh sức khoẻ thật dồi dào, nguồn thơ bất tận . 

  3. PhiRom 12A 3 ( NK71) nói:

    Bác sĩ ơi! đọc qua bài viết, cứ đinh ninh BS sẽ kết được một cô gái thật hiền hậu dễ thương… ai ngờ kết cuộc thật bi thảm, buồn rơi nước mắt…là một BS đầy tình cảm chắc chắn sẽ  buồn lắm, lương tâm bị ray rứt suốt đời…

    • Chị PhiRom, chuyện hai năm em chịu thua chị rồi, xin chị thông cảm đừng có tính lời mà em tiêu đời .

             Em đọc phần phản hồi của anh Phú Thạnh, rồi của chị, trong đó có một ý là lạ, trong nầy rõ ràng là tình người chớ đâu có câu nào lời nào nói lên  tình cảm của  nam nữ . Lúc ra truòng còn trẻ lại độc thân dẽ bị hiểu lầm, và thường mấy cô học trò của em tìm cách đính chính dùm . Người lớn tuổi cũng hiểu lầm, có một bà cụ đến phòng mạch, bệnh của bả nặng phải cần quan tâm hơn chăm sóc đặc biệt hơn, khi bả khoẻ về quê, bà khoe với bà con lối  xóm rằng em có cảm tình với cháu nội bả, thú thật cháu nội của bà đẹp xấu ra sao, em không nhớ mặt, Sở dĩ bà nghi ngờ em  vì em  lo lắng cho bả rất nhiều và xưng hô bằng cách gọi bằng bà nội . Thú thật với chị,cô gái trên câu chuyện là hoàn toàn sự thật, tình cảm của em rất trong sáng, không có ý lợi dụng; nhưng mỗi lần nhớ đế em  lòng em rất bùi ngùi, lúc viết câu chuyện em phải rơi nước mắt nhớ lại từng cử chỉ lời nói rất mộc mạc ngây thơ của em .

  4. Phú Thạnh nói:

    Phỉ Rom ơi !  Cám ơn bạn nha…PT* hay quên cứ tưởng mình chưa…già , đi đâu thì cũng biết  về nhưng hay lộn  …nhà…!!!! Còn đọc “Tiếng Kêu cứu ” của VCP mình cũng buồn như Phi Rom vậy…trong lòng cảm thấy xót xa và tiếc nuối làm sao ấy ,phải không PR ? Thôi,mình cứ vui đi…ha   ha  !  Chúc PR trẻ,khỏe,nhiều mộng đẹp…<PT*>.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác