CHÙA BÀ MINH HƯƠNG , VĨNH LONG

Ngày đăng: 23/03/2013 05:43:52 Sáng/ ý kiến phản hồi (1)

Những năm trước đây, từ phường 1 sang phường 5, và ngược lại, phải vượt cầu Thiềng Đức hoặc di chuyễn bằng đò ngang từ Chợ Cá, P1 sang P.5 khu vực khóm một nằm cạnh bờ sông Tiền.

            Khoảng tháng tư năm rồi ( 4-2012 ). Chiếc cầu dây văng nhỏ xinh dành cho khách bộ hành và xe gắn máy được khánh thành nối liền Chợ Cá, (P.1) và dân cư P.5 khu vực Chùa Minh Hương. Những con đò chèo ngang qua chợ được “nghỉ hưu”, và khi cúng tế theo lệ của chùa, miểu ở phường 5, tiểu thương và bà con ở chợ Vĩnh long  sang cầu treo bằng xe máy. Xe đổ chưa hết trớn đã thắng dè chừng là đứng trước Minh hương Hội Quán, mà dân địa phương quen gọi là chùa bà Minh Hương.

            Tên Minh Hương là do Chúa Nguyễn đặt cho làng người Hoa

Cách nay hơn  200 năm. Số người Hoa cận thần triều nhà Minh trốn nạn sát thân của nhà Thanh, chạy sang tỵ nạn nước ta, tản lạc đều khắp cả nước, trong đó Vĩnh Long có khoảng 53 nhân khẩu vào năm (1784 ) dưới triều đại Tây Sơn, trực thuộc cai quản của Gia Định thành

Năm 1811 ông Liêu Tấn Ngoạn cùng ông Trần Công Thái xin tách làng Minh Hương ra khỏi Trấn Gia Định, và được triều Nguyễn chuẩn tấu.

            Năm 1834 ông Lâm Hạc Thanh thành lập Minh Hương Hội Quán, đầu tiên chỉ thờ Phước Chánh Thần, sau đó thờ thêm Thiên Hậu Thánh Mẫu và Chúa Sanh Nương Nương

            Năm 1845 ông Trương Ngọc Bạch là xã trưởng Minh Hương, xây dựng võ ca Minh Hương Hội Quán ( sân khấu để trình diễn và ban hội tề cùng công chúng xem hát bộ )

            Năm 1855 ông bá hộ Trương Ngọc Lang trùng tu chánh điện Minh Hương Hội Quán, ngoài ra ông còn cãi tang mộ Cụ Võ Trường Toản từ Gia Định về Bến Tre

            Góp công của xây dựng Công Thần Miếu cùng với Văn Thánh Miếu

            Con gái ông Trương Ngọc Lang là bà Trương thị Loan ( tục danh Bà Phủ Y ) cũng như cha, góp nhiều công, của cho việc tu bổ chùa miểu

            Năm 1902 bà Trương thị Loan chính thức là hội trưởng Minh Hương Hội Quán đầu tiên, điều hành việc tu bổ hội quán.

            Năm 1918 bà hiến 3.000 đồng ( rất lớn thời này ) xây dựng Miếu Công Thần

            Ngoài ra bà còn hiến đất xây chùa Long Thiền cũng ở phường 5,  hiến đất dành cho hương hỏa của Văn Thánh Miếu

            Năm 2.000 ông Liêu Phân ( tên thường gọi ông hai Chung Thành ) làm hội trưởng, sau thời gian ông qua đời, Hiện tại là ông Sáu Sang đương nhiệm cùng ông từ là ông Tư Tươi coi sóc cùng các vị hảo tâm địa phương.

            Chùa bà Minh Hương trước đây có diện tích là 2.000 mét vuông, nhưng hiện tại chỉ còn khoảng 1.700 mét vuông, do lấy một phần đất làm đường công cộng

            Ngày vía chánh thức  19 đến 23 tháng 3 âm lịch

            Ngày vía kế là 16 tháng 08 âm lịch

            Trước mặt chánh điện là sân khấu, nơi dành ca diễn sàn lát bằng gổ miếng dầy và dài theo chiều ngang, còn dưới sân khấu cũng lát sàn cây dành cho chức sắc dịa phương, khi lể vía theo lệ kỳ mới bày ghế trên sàn, cạnh cây cột bên trái của hàng ghế đầu, dùng đặt một chiếc trống to, để đứng dành cho vị cầm chầu, vị này thuộc lão niên, áo dài khăn đóng. Khi diễn viên hát bộ diễn tuồng tích, đoạn diễn hay, đánh một tiếng trống, hay hơn đánh hai tiếng, còn nếu là hay tuyệt đánh ba tiếng liền. Hai bên sàn ghế ngồi là hai hàng giàn bằng gổ xẻ nguyên miếng được cơi cao dần lên khoảng bảy cấp với ván liền đóng dài song song theo chiều dọc của tường với độ dài khoảng 6 thước, dành cho công chúng ngồi

            Về sau này các đoàn hát cải lương đến diễn thì khán giả ngồi ghế được phân hạng từ hàng ghế đầu trở lui là: Thượng hạng, hạng nhất, hạng nhì, hạng ba, hạng ngồi giàn, hạng đứng phía sau hàng ghế ngồi ( dân gian gọi hạng cá kèo )

            Hiện tại, từ sân khấu đến bên dưới đã được bê-tộng hóa và lót gạch rất sáng sủa, ghế ngồi là băng bằng đá mài, còn dàn cây hai bên cũng đă gở bỏ, nên nhìn rất rộng thoáng, các cửa bằng cây được thay cửa sắt, riêng chánh điện cho đến phần sau được giữ nguyên dáng cổ xưa

            Phía trước  Chánh điện là sáu bức hoành, trong đó có hai tấm, một ghi TIẾT HẠNH KHẢ PHONG do vuaTHIỆU TRỊ phong tặng bà Liên Thị Tánh, tấm thứ hai ghi LAC QUYÊN NGHĨA MÔN, do vua KHẢI ĐỊNH phong tặng gia đình ông Trương Ngọc Lang. Chính giữa thờ Thiên Thượng Thánh Mẫu, bện trái thờ bà Chúa sanh Nương Nương, bên phải thờ Phước Đức Chánh Thần

            Phía sau lưng chánh điện là nơi thờ tự các vị tiền hiền có công với chùa và xã hội thời đó. Nghi giữa thờ bà Trương Thị Loan với ảnh khảm xa cừ. Nghi bên trái dành cho nam thờ hai ông- Em ông Trương Ngọc Lang và ông đốc học Lê Minh Thiệp, phía trên cao là danh sách các ông có công sức với chùa. Nghi bên phải thờ các bà trong đó có ảnh 2 bà và danh sách phía trên là các chức phó

            Hai cửa hai bên thông từ chánh điện xuống hậu điện, ở giửa khoảng trống không lợp dùng trồng hoa kiểng gọi là sân khấu, nơi này dùng đãi khách khi lể lộc hội họp, phía trái có cửa thông ra nhà khói ( nhà bếp của chùa )

            Chùa hiện thời đã trở nên sáng sủa, với sự phân công rõ ràng và riêng biệt, Phường 5 cũng nên danh địa phương với chùa miễu cổ, rất thường được khách phương xa viếng lễ theo đoàn 

             Trương Mẫn

   (ghi lại 23-03-2013)

 h1

h2

h3

h4

h5

h6

h7

h8

h9

h10

h11

h12

h13

h14

h15

h16

h17

h18

h19

h20

h21

h22

h23

 

 

Có 1 bình luận về CHÙA BÀ MINH HƯƠNG , VĨNH LONG

  1. TRẦN BÌNH nói:

                Một bài viết khá hay của anh Trương Mẫn viết về quê hương Vĩnh long mến yêu .

Trả lời TRẦN BÌNH Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác