Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên

Ngày đăng: 19/02/2013 12:21:27 Sáng/ ý kiến phản hồi (8)

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên là nơi thầy Đường Minh Phương, nguyên giáo sư trường Trung học Tống Phước Hiệp làm trụ trì với pháp danh Thích Kiến Nguyệt

H1 Trúc Lâm

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên thuộc xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, cách Hà Nội khoảng 85km về phía tây. Cùng với Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt và Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên là một trong 3 thiền viện lớn nhất của Việt Nam.

Nhìn toàn cảnh từ xa

H3

Bậc thang lên cổng ngoài

H4

Đến gần chân núi, du khách có thể dùng mắt thường nhìn thấy Thiền viện thấp thoáng trong mây. Đường lên núi lát bê tông, nên ô tô, xe máy leo được tới tận cổng chùa. Tại đây, bốn bề mây bay, nghe tiếng thông reo, khung cảnh rất thanh sạch. Đứng trước cửa thiền viện, khách bỗng cảm nhận cảm giác nhẹ nhàng, thoát tục.

H5 Tây thiên

Ruộng đồng, đường sá, nhà cửa dưới chân núi bỗng như lùi lại vào một cõi nào xa lắm. Nằm trên độ cao khoảng 300m so với mực nước biển, những hôm trời quang, từ đây có thể phóng tầm mắt tới tận dãy núi Ba Vì, Hà Tây.

Theo lịch sử, đây là một trong những nơi phát xuất sớm nhất của Phật giáo Việt Nam:

Tây Thiên tổ ấn khơi nguồn Phật
Vĩnh Phúc Thiền tông thắp sáng tâm.

Khoảng thế kỷ thứ 3, có một vị hòa thượng người Ấn Độ tên là Khương Tăng Hội đến đây, dựng chùa truyền giáo. Nhà tổ ở phía sau Đại Hùng Bửu điện có pháp thân 4 vị sư tổ là Khương Tăng Hội và Trúc Lâm tam tổ (Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang).

Những phần đã xây dựng gồm Đại Hùng Bửu điện, Nhà Tổ, lầu chuông, gác trống, phòng trưng bày, phòng khách tăng và khách ni… mới chỉ được gần một nửa trong toàn bộ diện tích 4,5ha của Thiền viện và khu vực rừng ngoại vi rộng 50ha.

Những công trình to lớn này đã được xây dựng với thời gian kỷ lục: 15 tháng. Riêng tòa Đại Hùng Bửu điện chỉ thi công trong vòng 9 tháng. Sở dĩ tốc độ xây dựng nhanh như vậy vì có sự tham gia đóng góp của hàng ngàn người, trong đó có các nghệ nhân và làng nghề hầu khắp trong cả nước: thợ đá Non Nước, Ninh Bình, thợ mộc Hà Tây, Bắc Ninh; thợ hồ Nam Định, Hà Nội.

H6 Lâu chuông

Chuông và trống do các nghệ nhân ở Huế, Nha Trang, Đồng Nai phụ trách… Các bức tượng phật đều được làm từ đá sa thạch (loại đá người Chăm và người Ai Cập thường dùng để tạc tượng), độ nét sâu và có sức vượt thời gian hàng trăm năm. Riêng trống trong lầu được làm từ gỗ mít rừng Gia Lai, có những cây đường kính lên đến 1,5m…


h7 Cổng ngoài

Đến với Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên du khách đều bị hút hồn bởi cảnh quan thiên nhiên hoang sơ kỳ thú. Núi cao vút tận trời được phủ lên một lớp rừng già xanh thẫm với nhiều cây cổ thụ, những con suối khi tỏa ra khi thu lại, chảy quanh co, lúc ào ào trên vách đá, lúc lững lờ trôi dưới chân núi, nước suối trong suốt nhìn thấu những tảng đá nhỏ li ti… Thiền viện Trúc Lâm mọc lên nguy nga giữa ngàn cây như mở rộng con đường thiền đưa con người tìm về với thế giới tâm linh.

Được xây dựng trên nền ngôi chùa Thiên Ân cổ, với diện tích rộng khoảng 4,5ha, và rừng ngoại vi rộng 50 ha, nằm trên độ cao khoảng 300m so với mực nước biển. Từ chánh điện, nhà tổ, nhà khách, nhà trưng bày, cổng tam quan, lầu chuông, lầu trống… đến khu nội viện gồm: tăng đường, thiền đường, trai đường và các thất chuyên tu được xây dựng rất kỳ công và độc đáo mang đậm dấu ấn của kiến trúc Á Đông. Thư viện hình bát giác nằm trên đồi và một tượng phật cao 35m. Tất cả các tranh tượng, phù điêu trên vách tháp chuông, tháp trống trong và ngoài chánh điện đều ẩn chứa những tích xưa thiền sử thu hút du khách ra về rồi còn muốn trở lại.

Đến Thiền Viện, du khách sẽ được thả hồn trong không gian trong lành mát mẻ với những đồi thông cao vút, những vườn hoa đang nở rộ. Đường lên núi được xây bằng bê tông nên du khách nếu đi bằng xe máy hay ôtô đều có thể đi lên đến tận cổng. Nếu muốn ngắm Thiền Viện từ dưới lên, có thể đi bộ như leo núi du khách sẽ thấy Thiền Viện đồ sộ đến mức nào.

Thiền Viện chỉ cách khu nghỉ mát và sân gôn Tam Đảo khoảng chừng 16 -17km, nên du khách có thể kết hợp hai chuyến du lịch này làm một: vừa tham quan vừa nghỉ mát.

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên và khu danh thắng Tây Thiên có tiềm năng du lịch rất lớn, đặc biệt là du lịch tâm linh trong tương lai. Hiện nay, Thiền viện đón hàng trăm Phật tử, du khách trong và ngoài nước hành hương, bở nó chỉ cách Hà nội 60 cây số

Mai Xuân

(Bài viết có dựa theo Du Lịch Việt Nam)

 

 

Có 8 bình luận về Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên

  1. BẠCH LỘ nói:

    Cám ơn Mai Xuân đã cho BL xem nhưng thắng cảnh nên thơ, hùng vĩ của đất nước mình. Những nơi mà BL mong ước sẽ được 1 lần đến!

  2. Pham Cuong nói:

    Tôi có anh bạn(bạn của Thầy Kiến Nguyệt)có đến đây và ở nửa tháng .cho biết nơi lý tưởng để bạn có thể buông bớt hỉ,nộ,ái và ố và tạo cảm giác thanh thoát cho tâm hồn.Thầy Phươngt rất ưu ái với người Vĩnh Long,đặc biệt với đồng nghiêp cũ và học trò của Thầy.Trang nhà nên tổ chức một chuyến đi-có thể là Tây Thiên-Yên Tử-Côn Sơn.Nếu có thể cho xin một chỗ!

  3. Nguyễntuyết nói:

    Thiền viện Trúc Lâm , cảnh đẹp , vưà hùng vĩ lại cảm thấy thanh tịnh và yên ả , nơi đây cũng đáng cho  người ta chiêm ngưỡng và gởi gấm tâm hồn  trong khoảng thời gian nghỉ xã … và tìm thư giản thật là lý tưởng đó , cám ơn Mai Xuân giói thiệu nơi này , khi có cơ hội NT cũng muốn viếng nơi này , nơi đây trụ trì đặc biệt  lại là 1 vị thầy cuả trường TPH_VL !!!???

  4. tu hien tri C6 nói:

    Bài viết hay quá rất gọn đầy đủ và súc tích, mở mang kiến thức và thêm thông tin về Thầy cũ.Rất  cám ơn Mai Xuân đã cho mình một nơi mà mình rất mong được đến.

    • Lương Minh nói:

      Bài mới lên mà có 2 người mong được đến. Trần Bình nghiên cứu giúp, đi bằng xe giá bao nhiêu, máy bay giá bao nhiêu? Công bố để ai muốn đi thì đi. Không có điều kiện đi thì biết thêm thông tin cũng tốt.

  5. võ thị thanh thủy nói:

    Mình có nhiều hình ảnh về Tây Thiên và thầy nhưng không biết gởi lên trang nhà. (Thanh Thủy)

  6. MAI XUAN nói:

    Ý kiến của anh LM hay lắm ! anh TB nên tổ chức tour Hành Hương ” Về miền đất Phật ” cùng kết hợp thăm thầy Phương , MX cũng đăng kí tham gia . Các bạn vào Trang Web : Taythienphat.com  hoặc : 

     Truclamtaythien.com  ,các bạn sẽ biết thêm thông tin và những sinh hoạt của thầy Đường Minh Phương , pháp danh Thích Kiến Nguyệt

    Mai Xuân

     

     

     

     

Trả lời Nguyễntuyết Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác