Lịch sử và sự công bằng

Ngày đăng: 21/12/2012 09:31:34 Chiều/ ý kiến phản hồi (10)

1. Trần Ích Tắc (1254-1329) là con của vua Trần Thái Tông, em vua Thánh Tông, chú của vua Nhân Tông nhà Trần nước Đại Việt, tước hiệu là Chiêu Quốc Vương, phong tháng 5 năm 1267

Đại Việt Sử ký Toàn thư có viết Ích Tắc là con thứ của Thượng hoàng [Trần Thái Tông], thông minh hiếu học, thông hiểu lịch sử, lục nghệ, văn chương nhất đời. Dù nghề vặt như đá cầu, đánh cờ, không nghề gì không thông thạo; từng mở học đường ở bên hữu phủ đệ, tập hợp văn sĩ bốn phương cho học tập, cấp cho ăn mặc, đào tạo thành tài như bọn Mạc Đĩnh Chi ở Bàng Hà, Bùi Phóng ở Hồng Châu… gồm 20 người, đều được dùng cho đời…Đến 15 tuổi, thông minh hơn người, làu thông kinh sử và các thuật, vẫn còn có ý tranh đoạt ngôi trưởng đích. Ích Tắc đã từng gửi thư riêng cho khách buôn ở Vân Đồn xin quân Nguyên xuống nam. Đến nay [1285], người Nguyên vào cướp, Ích Tắc xin hàng để mong được làm vua. . 

Khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Việt Nam lần thứ hai (1285), ngày 15 tháng 3, Ích Tắc đem cả gia đình đi hàng giặc, được đưa về Trung Quốc và được Hốt Tất Liệt, vua nhà Nguyên, phong làm An Nam Quốc vương và chờ ngày đưa trở về nước. Sau khi quân Nguyên Mông đại bại, Trần Ích Tắc ở lại và chết ở Trung Quốc năm Thiên Lịch thứ 2 (1329) đời Nguyên Văn Tông, thọ 76 tuổi. 

Vì sự phản bội này mà sau này nhà Trần đã loại Ích Tắc ra khỏi tông thất, cho đổi tên thành Ả Trần. Việc này cũng được ghi lại trong ĐVSKTT: [1289], tháng 5, sau khi đánh thắng quân Nguyên lần thứ ba, bắt được cả một hòm biểu xin hàng. Thượng hoàng [Trần Thánh Tông] sai đốt hết đi để yên lòng những kẻ phản trắc. Chỉ có kẻ nào đầu hàng trước đây, thì dẫu bản thân ở triều đình giặc, cũng kết án vắng mặt, xử tội đi đày hoặc tử hình, tịch thu điền sản, sung công, tước bỏ quốc tính. Ích Tắc là chỗ tình thân cốt nhục, tuy trị tội cũng thế, nhưng không nỡ đổi họ xóa tên, chỉ gọi là Ả Trần, có ý chê hắn hèn nhát như đàn bà vậy. Vì thế, những ghi chép đương thời đều gọi là Ả Trần…. 

2. Lê Chiêu Thống (1765 – 1793) tên húy là Duy Kỳ còn tên khác là Lê Duy Khiêm, cháu đích tôn của Lê Hiển Tông. Vào năm 1771 cha ông là Thái tử Lê Duy Vĩ do có hiềm khích với chúa Trịnh Sâm nên cả bốn cha con là Duy Vĩ, Duy Kỳ, Duy Trù và Duy Chi đều bị nhốt vào ngục Đề Lãnh. 

Đến năm 1782, sau khi Trịnh Sâm mất, quân lính ở phủ Trịnh làm loạn đã mở cửa ngục đưa Duy Kỳ về, ép vua Lê Hiển Tông và chúa Trịnh Khải lập làm Hoàng Thái tôn.

 Vào tháng 7 năm 1786, vua Lê Hiển Tông trước khi qua đời đã trăn trối truyền ngôi lại cho người cháu trưởng là Duy Kỳ. Lúc này nhà Trịnh đã bị Tây Sơn đánh đổ, Duy Kỳ được Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ đưa lên ngôi với niên hiệu là Chiêu Thống. Nhưng sau khi Nguyễn Huệ cùng Nguyễn Nhạc kéo quân về Phú Xuân thì nạn cát cứ ở Bắc Hà lại diễn ra, nạn đói hoành hành, nhân dân cực khổ. Trịnh Bồng là con cháu chúa Trịnh lại nổi lên, trở lại Thăng Long và tự lập mình thành Nguyên soái Án Đô Vương lấn át nhà vua như trước khiến triều đình rối ren. Lê Chiêu Thống kế vị Hiển Tông nhưng lại bất lực trong việc chống chọi với thế lực họ Trịnh. Dựa vào thế lực của Nguyễn Hữu Chỉnh (trước là tướng của quận Việp Hoàng Ngũ Phúc, sau lại theo Tây Sơn), Chiêu Thống đánh bại quân Trịnh, đốt phá phủ chúa. Nguyễn Hữu Chỉnh nhân đó lộng quyền, chống lại Tây Sơn. 

Cuối 1787, Nguyễn Huệ lại kéo quân ra Bắc dẹp loạn, chiêu tập các cựu thần văn võ nhà Lê, lấy Sùng Nhượng Công Lê Duy Cận làm giám quốc. Trước sự tấn công dữ dội của quân Tây Sơn, Nguyễn Hữu Chỉnh và Lê Chiêu Thống chạy sang Quảng Tây cầu viện Mãn Thanh. 

Tướng Mãn Thanh là Tôn Sĩ Nghị vào tháng 11 năm 1788 đã dẫn 29 vạn quân ồ ạt tiến vào Thăng Long trước sự dẫn đường và nội ứng của tàn quân Lê Chiêu Thống. Nhà Thanh phong cho Chiêu Thống làm An Nam quốc vương. Kể từ đây, Chiêu Thống tin tưởng hoàn toàn vào nhà Thanh. Dù trở lại ngôi vua, Chiêu Thống thực sự chỉ là bù nhìn của quân Thanh. Việc chủ yếu của vua lúc đó là luận công những người hộ giá và trị tội những người theo Tây Sơn. Ngoài ra, việc trong ngoài đều trong tay Sĩ Nghị. Vì âm mưu được trả thù, báo oán một cách ti tiện của mình mà Lê Chiêu Thống đã dẫn giặc về nhà, trở thành một ông vua bán nước chưa từng có trong lịch sử Việt Nam. 

Mồng 5 tết năm Kỷ Dậu (1789), quân đội Tây Sơn do hoàng đế Quang Trung trực tiếp chỉ huy đã đánh tan 29 vạn quân Thanh ở gò Đống Đa giành lại độc lập cho Việt Nam. Lê Chiêu Thống đã cùng bầy tôi chạy theo tàn quân Thanh sang Trung Quốc. Sau 5 năm sống lưu vong trên đất khách, tháng 10 năm 1793, Lê Chiêu Thống chết ở Yên Kinh, thọ 28 tuổi, ở ngôi vua chưa được ba năm, kết thúc 354 năm trị vì của triều đại nhà Lê.

 Lời kết:

Lịch sử luôn luôn công bằng. Cho dù bao nhiêu năm tháng qua đi, là người dân Việt yêu nước không ai không biết đến hai nhân vật này, và tên của họ mãi mãi trở thành biểu tượng cho hành động “cõng rắn cắn gà nhà”.  

Đinh Kim Phúc

Có 10 bình luận về Lịch sử và sự công bằng

  1.                        Anh Kim Phúc kính mến!
      Chín đã đọc nhiều bài của anh viết ở trang mạng nầy hây ở những trang web khác, đệ vô cùng kính phục anh, một người anh cùng trường đã đóng góp nhiều cho đất nước. Bài nầy của anh nhắc về Lịch sử, một bài vô cùng có ý..
        Hy vọng được đọc nhiều bài khác của anh.

  2. Nguyễntuyết nói:

    Chuyện xưa tích cũ  đã đành, Chuyện nay mới đáng  cho dân lành thấm đau

    • PhươngNga nói:

      Chị Nguyễn Tuyết ơi là chị Snow. Năm cũ sắp hết, lại chơi trò đố em nữa. Chuyện nay là chiện gì? Dân lành là nình ông hay nình bà?

  3. Đinh Kim Phúc nói:

    Chị PN ơi, 12 chữ đó, đố chị?

    • PhươngNga nói:

      Không biết mọi người nghĩ ra sao, chớ mỗi lần ông thần ĐKP nầy ra câu đố, là tui cảm thấy “bất an”. Không biết đố thiệt hay chơi. Ông thần nầy có quá nhiều chiêu biến hoá không ngừng (tui rành ổng lắm!). Nói vòng nói vo, không qua nói thật, ĐKP, chịu thua, 12 chữ đó là gì?

  4. Hoàng Hưng nói:

     Trân trọng giới thiệu loại thơ mới lục cửu:

    Chuyện xưa tích cũ đã ĐÀNH

    Chuyện nay mới đáng cho dân LÀNH thấm đau.

     

    Đố Nguyễn Tuyết:

    Trước nhục nước, nên hòa hay nên chiến: “Quyết Chiến”

    Thế nước yếu, lấy gì lo chiến chinh: “Hy Sinh”

    Đó là tích cũ gi? Trả lời đúng: Cho 1 điểm, quỳ gối lên.

  5. Nguyễn Văn Lần nói:

    Mới đi Sè Gòn về tới. Mệt quá, chưa “ngâm cứu” được, hẹn trưa mai sẽ có phản hồi. Nên bi giờ tui lên tiếng đặt hàng !

  6. Nguyễntuyết nói:

    Nhè con nhỏ dốt sử mà huynh đố , nhưng mà số hên không bằng số may ,có em PN trả lời đúng phóc chớ gì , NT không bị 1 điểm, quì gối lên , mà huynh HHg phải thưởng cho PN  cái gì đây nè , đừng có kể công , mỗi tối đọc cho em PN nghe 1 bài thơ trong buộc thả cuả huynh PT à nhe , cái này không tính, tại huynh tình nguyện mờ , PN chờ chị Snow đòi quà thưởng cho em , rồi em nhớ chai hia với chị  là được  , à mí nhỏ nhỏ thôi em muốn cái gì nè !!!???

  7. Hoàng Hưng nói:

      Nguyễn Tuyết đã dốt Sử, làm sao Nguyễn Tuyết biết Phương Nga trả lời trúng phóc?

    Thơ buộc thả của anh Phong Tâm làm sao đọc được, Buộc cứng nhắc làm sao đọc, Thả chạy mất tiêu rồi, lấy gì đọc?

    Quà chị 6 hứa rồi 3 đòn bánh tét, đòn đậu, đòn chuối, đòn nhưn mây.

Trả lời Nguyễntuyết Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác