Cà phê Hà Nội
Từ lâu tôi nghe người ta nói Hà Nội sành uống trà, Sài gòn thì cà phê. Ra Hà Nội tôi thử đi vài quán cà phê xem sao. Nghe yêu cầu của tôi anh Hồ Phú Hội dẫn tôi đi ba quán. Quán nào cũng đông khách cả.
Phong cách trình bày các quán này thì không đẹp bằng ở Sài Gòn, nhưng giá cả thì không thua kém, cứ bốn người vào quán thì cũng mất gần 150 ngàn đồng. Cung cách phục vụ thì khỏi phải nói vì đã có nhiều người đề cập đến rồi!! Hà Nội trước đây không có nhiều cư dân uống cà phê, nhưng sự xâm lăng của các thương hiệu cà phê nội ngoại vào thủ đô không khó mấy. Đã có cà phê Trung Nguyên, Highland…có mặt tại Hà Nội, còn lại là các quán cà phê danh tiếng như Giảng; cà phê Đinh; cà phê Nhân mặt bằng kinh doanh nhỏ do giá cả mặt bằng ở Thủ đô cao ngất ngưỡng.
Khi nghe tôi có ý muốn đi cà phê Lâm, một quán cà phê nổi tiếng mà báo chí đề cập đến nhiều vì chủ nhân của nó sở hữu một khối lượng tranh của danh họa, anh Đinh Hùng liền nhờ họa sỹ Tạ Thanh Thủy chở tôi đến đó.
Quán cà phê Lâm mà tôi muốn biết là một căn phố cũ, phía trước có nhiều khách ngồi trên những chiếc ghế cây lùn, bàn đóng theo kiểu dã chiến. Có lẽ với kiểu cách bình dân nên quán lúc nào cũng đông khách. Trong tư thế là khách hàng thân thuộc của quán, HS Thủy chọn một bàn ở giữa quán để cho tôi nhìn thấy những bức tranh trên tường. Tôi lấy máy ảnh ra chụp cái không gian quán, nhưng chủ quán không cho, sợ là tôi chụp để làm mẫu để sản xuất các tranh chép sau này. Thật vậy, chung quanh quán trên tường toàn là những bức tranh của các họa sĩ nổi tiếng một thời như Bùi xuân Phái, Dương Bích Liên, Võ Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng; Văn Cao, những khách hàng đã có một thời “đóng đô” ở đây dài hạn.
Thanh Thủy phải lên tiếng với chủ quán là bạn anh không chụp các bức tranh mà chỉ ghi lại hình ảnh của khách miền Nam trong quán cà phê Hà Nội để làm kỷ niệm. Lúc đó chị chủ quán mới tươi cười bán tiếp.
Thanh Thủy nói, hồi cụ Lâm còn sống ông rất tốt với văn nghệ sĩ. Họa sỉ nào uống cà phê ghi sổ lâu ngày, cụ lén đưa tiền cho khách trả nợ xóa sổ trước mặt vợ nhà. Cảm cái tình của chủ quán, nhiều họa sĩ tặng cho cụ Lâm những bức họa của mình và không cân phân ai lời ai lỗ. Chuyện một người kinh doanh cà phê bán không thu hồi được vốn, chỉ có các tranh “phát họa” ngày càng nhiều đến nổi phải chật nhà mà không nơi tiêu thụ, khiến người chung quanh biết chuyện phải cười thầm.
Thế rồi , các tác giả tranh nổi tiếng đó lần lượt qua đời, kinh tế nước nhà đến lúc mở cửa , khách nước ngoài vào Việt Nam lùng tranh xưa để mua, những bức tranh của cụ Lâm bấy giờ có giá gấp ngàn lần lúc ban đầu nên gia đình cụ bổng nhiên là người có của, sở hữu nhiều bức danh họa, đến nổi khi còn sống nhà văn Nguyễn Tuân đã nói vui rằng :”Hữu ngạn sông Saine có bảo tàng Louvre, Tả ngạn sông Hồng có Cà phê Lâm”.
Tôi không có con mắt tinh tường của người xem tranh, chỉ có cái thú uống quán cà phê lạ, thưởng thức hương vị và biết được giá tiền của ly mình đang uống, do vậy tôi không xem hết tranh trong quán mà thích ngắm những người ghiền cà phê như tôi đang “trãi nghiệm” trong quán cà phê Lâm như thế nào?
Lương Minh
4/11/2012
Thích ngồi lề đường, nhưng không phải là cà phê cóc
LM – Nhà báo Hữu Mão- Nhà báo Đinh Hùng- HS Tạ Thanh Thủy
Cà phê Trung Nguyên
H7 Cà phê Lâm đường Nguyễn Hữu Huân
Trong quán cà phê Lâm
Bà con nhà mình có thấy rõ không : Gạt tàn – Gói thuốc lá -Hộp quẹt xịn ?…
Cách đây 2 năm khi ra Hà Nội, em được một người bạn dẫn tới quán cà phê gọi là cà phê “đuổi” nhưng em quên mất ở phố nào rồi nên lần này không thể tìm lại được (vì bây giờ người bạn ấy đã không còn ở HN nữa nên khg thể hỏi địa chỉ).
Quán nhỏ nhưng rất đông khách, vì thế khi thấy khách vừa uống xong là chủ quán họ đến tính tiền ngay và có ý đuổi khéo để lấy chổ cho khách khác.
Anh SOS uống càphê mà không có bạn hiền , ! cà phê đen xịn sao mà 1 ly chà bá vậy , nó ngon và thơm lừng hong , NT nhớ ly xây chừng nó nhỏ xiú xiu hà , mà bốc khói nghi ngút ! bộ cà phê đá đá hả !?