Rồi buồn như lá bay của Lâm Ngọc Thọ

Ngày đăng: 11/09/2012 06:22:18 Chiều/ ý kiến phản hồi (13)

Lâm Ngọc Thọ vừa gửi cho trang nhà chào sân với bài thơ Rồi buồn như lá bay. Tác giả đang sống ở Úc, làm thơ khá lâu và cũng là độc giả của TPH-VL từ hai tháng nay nhờ lời giới thiệu của chị Lưu Phương. Trang nhà hy vọng rằng nơi đây là đất lành của Ngọc Thọ  đưa sáng tác của mình ra với công chúng (LM)

 

 

 

RỒI BUỒN NHƯ LÁ BAY

Thưa em trời đất sáng nay

Ngủ cơn phiền muộn lạnh đầy nắm tay

Em hay chiếc mặt trời gầy

Cũng xa tôi đến nghìn ngày chim bay

Nhớ xanh lá cỏ hình cây

Ước như chim một đời bay bỏ rừng

Kiếm tìm ai suốt thu đông

Lá bay vàng lá, người trông mong người…

Lâm Ngọc Thọ

 

 

Có 13 bình luận về Rồi buồn như lá bay của Lâm Ngọc Thọ

  1. AD nói:

    Nếu có thêm bản viết chữ thông thường nữa cho …người mắt kém thì hay quá! Cám ơn.

  2. Kiềuoanh nói:

    Hông phải mắt kém AD ơi, mà là nhìn …hông quen kiểu chử,Thật tình KO ráng tập trung để đọc cho đúng chử nên bị…lo ra hoài,khổ ghê! Mừng Tác giả Lâm Ngọc Thọ đến trang nhà TPH-VL,KO xin mạo muội hỏi thăm tác giả thuộc thế hệ 5X hay 6X ? Chẳng qua để tiện việc”xưng hô” vậy thôi.Mến. 

     

  3. Nguyễn Văn Lần nói:

    Kiếm tìm ai suốt thu đông – Lá bay vàng lá, người trông mong người.Tui mãi tìm suốt xuân , hạ, thu, đông Ngọc Thọ ơi ! Đúng như AD có ý kiến, đề nghị CC cho thêm bản chữ viết cho những người mắt kém, tui cũng thuộc dạng mắt kém rùi !

  4. Nguyễntuyết nói:

    Tuồng chữ  phăn tơ dzi này thật tình là đẹp lắm, nhưng ngặt nỗi NT không có mắt kém ( vì  4 con mắt )…. mà cái chữ đầu tiên cũng mò muốn chết đó….. rồi vì có tính kiên nhẩn cao đô nên cũng mò cho tới chữ cuối….. nhưng mà bài thơ hay lắm, nôi đọc cái tựa cũng thấy hay đó, đề nghị Lâm Ngọc Thọ cứ tiếp tục  nhả  thơ vào chợ mới nhé, còn CX thì  chua thêm phiá dưới thì là an toàn rồi…. Trình bày trên dưới như thế rất là hay  giống như mình chơi kiểu mà thôi. Ước như chim một đời bay bỏ rừng _Kiếm tìm ai suốt thu đông  _ Lá bay vàng lá , người trông mong người… 3 câu này làm người ta cảm động quá đi thôi…. tôi lại nhớ câu…..Anh bay biển Bắc  _ Em tìm biển Đông . !!!???

    • Lam ngoc tho nói:

      Ca dao tục ngữ của mình thật tuyệt phải không các bạn. Tìm em như thể tìm chim, chim bay biển Bắc anh tìm biển Đông… Mình đã nghỉ tới câu ca dao này mà viết lên maấy câu thơ đó…

  5. Lam ngoc tho nói:

    Mình thuộc thế hệ 5X, tức cũng thuộc ‘thế hệ mắt kém’ như K.O vậy

     

    • Kiềuoanh nói:

      ơ hay, KO có nói mình bị “mắt kém”bao giờ? Anh Thọ ơi,anh nhầm rùi,KO thuộc thế hệ X6 đó,dù là “early X6” wink Em buồn 5 phút vì sự hiểu nhầm này . Đố anh biết tại sao ???

  6. Kiềuoanh nói:

    Tác giả Lâm Ngọc Thọ ơi,xin cho phép KO nói lên cảm xúc của mình sau khi đọc bài thơ”Buồn Như Chiếc Lá”.

    Có phải”Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?”Mang tâm trạng buồn nên nhân vật trong thơ nhìn thấy “trời đất” cũng “Ngũ cơn phiền muộn…” rồi nhìn “mặt trời”cũng”gầy”.Nổi buồn còn khiến nhân vật muốn trở thành 1 cánh chim rời xa rừng để bay đi tìm kiếm ai đó. Nổi lòng ấy ví như nổi buồn của chiếc lá vàng muà thu phải rời ra cành để bay đi theo luật tự nhiên của tạo hóa . 

     KO đang thắc mắc không biết nhân vật trong thơ và anh Cả Lần nhà mình ai sẽ ..buồn hơn ai, vì anh Cả đã “tự thú trước bình minh” là đã tìm ai đó suốt Xuân, Hạ ,Thu, Đông đó .

  7.                        Chị Lâm Ngọc THọ thân mến , rất vui mừng chị góp lời thơ.
      Chị ra mắt bạn đọc với một bài  thơ đầy ý nghĩa thật sâu xa  trên  trang mạng này làm cho mọi người có nhiềuấn tượng 
            Cám ơn chị cho tôi cảm nhận đựợc nổi buồn của những chiếc lá vàng khi mùa thu sắp đến.

    • KiềuOanh nói:

      hic ..hic…hic ..frown ,”Bé cái lầm”!!! Nhờ anh Võ Châu Phương mà KO mới biết tác giả “Lâm Ngọc Thọ” là nữ. Em thành thật xin lỗi Chị về sự nhầm lẫn này nhé. Anh Võ Châu Phương này… …ác ghê , biết KO nhầm mà hông chịu kề lổ ta tai nói nhỏ cho KO biết nữa ! wink Làm KO bị “hố’ quá xá ….!!!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác