Một chút tâm tình của thầy Võ Hiệp

Ngày đăng: 12/09/2012 10:22:59 Sáng/ ý kiến phản hồi (7)

 

Thầy Võ Hiệp, cựu GS toán cũ, tuy không dạy Tống Phước Hiệp nhưng thầy có cái duyên với học sinh của trường. Mới đây thầy đã gửi thư cho những ai có bình luận vào bài, tức trò chuyện gián tiếp với thầy vì vậy mà thầy cũng có một vài lời tâm tình với các bạn (LM)

 

Phương Nga mến, Thầy thấy em nhỏ quá, em muốn học thầy chắc không được rồi vì năm 75 tôi đã vào trại học tập, không chịu trình diện đăng kí. Vào trại thì được phối kiểm rồi thả ra chứ nếu là tội thật thì chắc bây giờ không còn cơ hội viết bài. Em có hai câu hỏi, thầy sẽ trả lời từng phần.

Câu hỏi làm sao để em được nghỉ dạy sớm? Em đề nghị với lưỡng viện quốc hội, hiến chương Mỹ thay đổi cho thuyền nhân VN được quyền ứng cử. Sau đó thầy sẽ đăng kí vận đông tranh cử làm Tổng Thống Mỹ và em cùng ông xã đi bầu. Khi làm Tổng Thống Mỹ thì thày sẽ cho em về hưu ngay, khỏi cần đợi tới 55 tuổi đâu. Thích chưa?

Nếu em vào http://vhkt-cholachthanyeu.blogspot.com/   trong những ngày đầu thì em biết sao thầy lại về Chợ Lách.

Em nói nghe bạn tả lại tôi, em có thể hỏi Lương Minh một chút. Lương Minh cũng không học tôi, nhưng có rất nhiều bạn là học sinh của tôi. Bản tính thày từ nhỏ, không kì thị, yêu tự do, công bằng, không a dua bè phái và ghét tham nhũng, thối nát vì vậy mà đã ba lần tù. Ngày mới về Chợ lách, thày đã đi bắt hến với vài em gái. Sau đó đi tát mương với vài em trai. Có thời gian các em trai ra nhà chơi, thầy trò chất lên giường 6 mạng để ngủ, làm xập cái giường. Thày đâu khác trò, đều là con người quý nhau ở tấm lòng thôi. Phải không em? Tôi đã dạy nhiều nơi Sài gòn, Chợ lách trước 75, cùng Sài gòn và Vũng Tàu sau 78 dạy tư kiếm tiền nuôi gia đình. Nhưng nơi nào học sinh cũng mến vì tôi coi các em như bạn nhỏ tuổi.

 Mới đây một cô cựu học sinh ở Vũng Tàu, học lớp toán luyện thi chui vì lúc ấy chưa cho phép, năm 78, hiện ngụ tại Chicago, đem gia đình đến Los Angles ghé thăm tôi. Chồng cô cho tôi biết từ ngày lập gia đình anh ta đã biết tôi. Tôi hỏi cô ấy về mấy ông thầy dạy học thật ở trung học Vũng Tàu, cũng là bạn tôi ở ĐH Sư Phạm, hiện nay ra sao? Cô trả lời không nhớ các ông ấy. Câu trả lời làm anh chồng phì cười.

Cũng thời gian này, một hôm tôi đi đánh cá về (sau 1975 tôi làm nghề ngư phủ ở Vũng Tàu), thấy một đám nữ sinh dắt xe đạp lên nhà (nhà tôi trên hẻm Hải Đăng của núi Nhỏ). Khi họ gần tới nơi tôi nhận ra đó là các cô nữ sinh trường Nguyễn thị Minh Khai (Gia Long cũ), học toán luyện thi ở SG. Vợ chồng tôi mời các cô lên nhà nói chuyện mới biết các em đạp xe từ SG xuống đây đi nghỉ mát và thăm tôi. Ôi quý quá cái tình thầy trò. Ngày 15-9 sắp tới một cậu học sinh cũ từ úc qua công tác trên San Francisco. Cậu ta sẽ xuống thăm tôi.

Để tôi đăng vài câu chuyện tình thầy trò đối với tôi cảm động nhưng không biết các bạn thì sao?

Nếu em ở Mỹ và khi nào cùng chồng sang Little Saigòn thì gửi thư về   để thầy trò gặp gỡ. Các em khác tôi cũng mong như vậy. Bên này, học sinh CL hay Tống Phước Hiệp cũng thường gặp gỡ riêng biệt và các em cũng hay mời tôi. Có lần tôi tới nhà Lê Bình Khiêm gặp Châu Đoàn, Hà Tiên… thì chỉ thấy tôi là ông thầy duy nhất được mời.

Bạn Nguyễn Tuyết thân. Tôi gọi bạn là vì chưa biết tuổi. Tôi không biết tại sao lại có duyên với lớp trẻ. Có lẽ tại tính hòa đồng chăng? Tôi nghĩ Tuyết thấy hay quá là vì bài thơ khắc hẳn với các bài thơ tình yêu nam nữ. Đây là bài thơ tình người với súc vật. Tôi cũng còn vài bài thơ tả lại cảnh chăn trâu, đuổi dê thủa nhỏ. (chăn dê nguy hiểm vô cùng). Tôi cũng có các bài thơ về tình yêu quê hương và thủa trước có thơ tình yêu nam nữ vì tôi là thày dạy học chứ không phải thầy tu.

Trả lời tiếp cho Kiều Oanh. Như vậy là Kiều Oanh thích loại song thất lục bát. Có lẽ thích thơ của bà Đoàn Thị Điểm lắm??

“Nếm chua cay, lòng này mới tỏ.

Chua cay này há có vì ai?

Vì chàng lệ thiếp nhỏ đôi.

Vì chàng thân thiếp lẻ loi mọi bề.”

                                            ĐTĐ

Trong các thể thơ mỗi loại có cái hay riêng. Thể song thất lục bát là loại thường dùng để tả lại các chuyện buồn. Tuy nhiên, thơ khó làm nhất là thất ngôn bát cú. Vì nó phải đúng niên, đúng vận lại phải đối từng cặp. Nhiều người làm thể này nhưng sai niêm thơ thành thơ tự do. Ngày trước tôi có mấy bài đã được đăng lên đây như bài Cảm Hoài, thơ dịch từ thơ của Đặng Dung, hay Chợ Lách quê ai, Lần đầu đến bắc Cổ Chiên đò…

Võ Hiệp Kỳ Tình.

[email protected]

Có 7 bình luận về Một chút tâm tình của thầy Võ Hiệp

  1. Kiềuoanh nói:

    Thầy Hiệp đoán …y như thần à nhe,Em thích đọc thơ bà Đoàn thị Điểm,nhất là bài”Chinh Phụ Ngâm Khúc”,Thầy ơi, em nghe thầy kể Thầy có nhiều bài thơ về tình người với súc vật,tình yêu quê hương, tình yêu nam nữ với nhiều thể loại khác nhau.Em “tò mò” muốn biết lắm, Hy vọng Thầy cho phép tụi em được lần lượt “thưởng thức”thơ của Thầy ở trang nhà TPH-VL Thầy nhé ,

    Sẳn đây em  xin hỏi Thầy thêm 1 câu, Lúc Thầy ngồi trên lưng trâu ( chụp hình)Thầy có cất cao giọng hát bài”Em bé quê” không? .”…Ai bảo chăn trâu là khổ? ..Chăn trâu sướng lắm chứ……”cheeky

  2. PhuongNga nói:

    Thầy nói em còn nhỏ quá (để học với thầy), làm suốt cả bửa sáng em cứ cười mĩm chi cọp hoài…Thầy mà ứng cử TT Mỹ, là chẳng những 2 vợ chồng em, mà còn nhiều, rất nhiều học trò cũ của thầy dồn phiếu tối đa cho thầy VHKT.
    Nghề dạy học chắc là không bạc bẽo với thầy, vì hs cũ luôn nhớ tới công ơn dạy dỗ của thầy. Chứ riêng em thì thấy sao nghiệp giáo quá chua xót và phũ phàng thế nào, nhất là ở bên xứ nầy. Em cười mĩm chi cọp cho tới 2 giờ dạy chót là muốn khóc ngay. May mà em dằn được, chỉ cho nước mắt chảy trong lòng thôi. Học trò tan học xong lúc 3 giờ mà em còn phải ở tới 5 giờ chiều để viết referral. Em đóng cửa lớp vừa viết vừa lau nước mắt…

  3. Nguyễntuyết nói:

    NT nghe ai nấy đều gọi là thầy, nên NT cũng bắt chước cho giống mọi ngươì, chứ thật tình NT chưa có cơ duyên may  mắn được học với thầy. Đối với NT thì trong tình bạn không có tuổi tác. NT có những người bạn trên 70 , đồng thởi NT cũng có những người bạn thật sự nhỏ tuổi hơn mình , NT đều trân trọng và gọi là huynh.  Dường như tất cả họ không thích NT gọi bằng Bác  hay bằng Chú, vì vậy NT phải  ” Chài ngào ” hoặc là chào ” Huynh’. Thầy ơi , thầy hỏi Lương huynh thì sẽ biết NT năm nay  bao nhiêu tuổi , thầy vào trang đầy tháng thì thấy hình NT , thầy gọi sao cũng quí hết, khi NT lên SàiGòn dạy học , nhìn thấy tuị Sinh Viên nó to xác và lớn nên vô lớp NT đều gọi ” Chào quí anh chị ” . Có những đứa vào lớp trể  Nt không nói gì cả chỉ chào rồi tiếp tục  dạy tiếp

    . Cái tên Võ Hiệp Kỳ Tình rất là ấn tượng với NT, bởi NT nghỉ chắc là người và tên  rất là đăc biệt… vì vậy học sinh rất là mến mộ thày , thật là đáng khâm phục. NT có vô mấy cái web TH Chợ Lách / hoặc Chợ Lách thân yêu thấy trong đó có nhiều bài hay, NT rất phục thầy đó . Nghe 2 câu ” Tôi là thầy dạy học. Chứ không phải thầy tu ” làm NT tức cười thoải mái .N T nghe thầy nói… bài “Đuổi Dê  Thuở Nhỏ ” ( chăn dê nguy hiểm vô cùng)  làm cho NT tò mò  hỏi tại sao ? Chăn trâu , con trâu nó to ,nó lớn, nó bự kền mà NT không thấy ghi là nguy hiểm, thế mà con dê nhỏ lại cho là hiểm nguy….

    NT chúc thầy luôn vui khoẻ và hạnh phúc, hy vọng khi rảnh thầy đưa  thơ văn vào Chợ TPH – VL cho vui cưả, vui nhà nha thầy. Mến , NT Snow.

  4. VHKT nói:

    Bận quá không trả lời ngay cho các bạn trẻ.

    Kiều Oanh mến,

    Em hỏi lúc cỡi trâu có hát bản “Em bé quê” không à. Khi chụp hình thì hát nhưng hát bài “Ông già quê.” Lúc nhỏ chăn trâu thì chưa có bài này. Để hôm nào gửi LM bài thơ liên quan đến bài ấy.

     

    Phương Nga thân,

    Lúc mới sang Mỹ, tôi cũng dạy học một vài năm, nhưng thấy văn hóa không thích hợp nên học môn khác. Năm 75 bi mất dạy, nên mất dạy luôn.

     

    Tuyết Nguyễn thân,

    Nghe như vậy chắc Tuýêt cũng nhỏ hơn tôi nhiều.

    Cái tên VHKT là do học sinh các nơi: Sàigòn và Chợ Lách đặt khi thấy ông thầy làm các việc giang hồ.

    Đuổi dê nguy hiểm hơn chăn trâu vì trâu hiền từ còn dê thì có máu dê hay lây.

    Chúc tất cả các em, các bạn vui vẻ.

  5. KiềuOanh nói:

    Thầy Võ Hiệp ơi,Đọc phản hồi của Thầy em không nhịn cười được,vậy mà em tưởng vì con dê có sừng nên đuổi dê nguy hiểm chứ. Hèn gì không có phụ nữ nào dám đuổi dê vì sợ lây …máu dê phải không Thầy? wink Thôi thì hôm nào Thầy cho tụi em xem biết về cảnh chăn trâu ngày xưa qua ngòi bút của Thầy đi , biết đâu em thấy thích nên kiếp sau sẽ bắt chước như Thầy để được hưởng”cái thú” chăn trâu như vậy.smiley Em Cảm ơn Thầy nhiều .

  6. VHKT nói:

    Kiều Oanh mến,

    Ngày ấy nhà tôi có một đàn dê, loại dê Ấn Độ, độ chừng 50 mạng. Mấy con dê đực to như con bê. Tôi cũng hay cỡi nó, nhưng nó hôi quá nên không cỡi tiếp. Ông bà tôi lâu lâu vắt sữa dê cho nhà uống, vì vậy mà ông cụ tôi, em trai tôi cũng như tôi bị lây nặng nề.

    Nói đuà thôi chứ tôi thấy 95% đàn ông hình như có máu ấy, trừ mấy thầy tu chân chính và mấy người lại cái. Đàn bà đương nhiên cũng có nhưng văn hóa Á Đông làm phụ nữ thụ động. Bên này người con gái tấn công người con trai không thiếu đâu

    Tuần tới, tôi sẽ gửi một bài truyện ngắn và một bài thơ nói lại lúc chăn trâu bò.

  7. KiềuOanh nói:

    Thầy ơi , Thầy lại nói”chính xác” nữa rồi. Em nghĩ máu “D” nam nữ ai cũng có ít nhiều. Nhưng với phụ nữ Á Đông ,nhất là phụ nữ VN thì thường có ý tưởng” Trâu tìm cột, chứ cột có tìm trâu bao giờ!”.Riêng “nhân sinh quan” của em thì “Cứ sống vô tư,Cái gì đến nó đến”.( không đến thì mình …đi tìm!) winkkaka,  Em nói đùa cho vui Thầy ạ,Em chờ “thưởng thức” bài viết của Thầy,Em chúc Thầy luôn khỏe.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác