Kính thưa quý thầy cô
Thưa các bạn CHS của trường
Trang web này là bộ mới của trang tongphuochiep71.com do một nhóm CHS của trường thực hiện từ năm 2009. Thời gian qua, bản tin cũng đã làm được một số việc có ích như kết nối liên hệ các thế hệ cựu học sinh trong và ngoài nước với nhau, tìm được những bạn bè mà từ lâu không liên lạc được, giúp các bạn có nơi chia sẻ kinh nghiệm sống, giải trí, tìm được những kỷ niệm thân thương của một thời học dưới mái trường.
Đến nay, nhu cầu thông tin đa dạng, đối tượng bạn đọc cần rộng mở, buộc lòng chúng tôi phải nâng cấp bản tin được chuyên nghiệp hơn, hình thức phải bắt mắt hơn.
Với trang này, những chuyên mục cũ của trang 71.com gần như được giữ lại hết, có thêm mục truyện ngắn để giới thiệu những sáng tác mới ; mục “du lịch hàm thụ” để mọi người được giới thiệu chuyến đi du lịch kỳ thú của mình hồi năm xưa để độc giả được biết thêm những cái hay lạ ở một vùng đất khác.
Vẫn theo tôn chỉ ban đầu là “Mong được các bậc đàn anh, các em từng sống dưới mái trường đóng góp, chia sẻ để trang tin này được phong phú hơn, có ý nghĩa hơn”. Khái niệm TH Tống Phước Hiệp là bao gồm cả Collège de Vinh Long rồi Nguyễn Thông, Trường cấp 3 thị xã , Trường TH Lưu Văn Liệt ngày nay. Lần này chúng tôi được giao toàn quyền để đảm bảo lời hứa này của anh Trương Tường Minh, người sáng lập trang 71.com.
Xin chân thành cám ơn các bạn thời gian qua đã đóng góp tư liệu, bài vở, tài chính cho trang 71.com và giờ đây vẫn tiếp tục ủng hộ cho trang tongphuochiep-vinhlong.com này.
Bài vở và ý kiến đóng góp, xin các bạn vui lòng email về : [email protected] hoặc [email protected]
Thành thật cám ơn.
Lương Minh
Cảnh đẹp Nhơn Phú nhưng tui thấy chỉ có ảnh 2 là đẹp nhất phải không anh 5 Vàng. Mong anh có ý kiến, sợ thằng em nầy khen nịnh ! Nhưng không sao, nịnh người đẹp là sống thọ phải không anh năm ?
Bình ơi, xã Nhân Phú đối với mình có rất nhiều kỹ niêm ở đó.
Nhiều ấp của xã nầy mình có mặt mỗi ngày khi còn là chú bé chăn trâu. Những năm chiến tranh nhiều ấp của xã nầy bị tàn phá, không trồng ruộng rẩy gì được toàn là đồng cỏ, rừng hoang. Nay lò gạch phát triển như vậy thật đáng mừng cho quê hương.
Là một người con sinh ra và lớn lên ở vùng đất thân thương Vĩnh long Trần Bình rất là vui mừng khi thấy trên trang web mới tongphuochiep-vinhlong.com của những người từng là cựu học sinh các trường trung học ở Vĩnh long có thêm tiết mục VĨNH LONG MẾN YÊU mà chủ chợ mới đưa vào danh mục hàng hóa được bày ra chợ . Hy vọng với những bài viết cùng hình ảnh của chuyên mục nầy sẽ giúp cho các anh chị và các bạn xa quê lâu ngày có thể hồi tưởng lại ký ức những ngày xưa thân ái của mình đối với vùng đất Vĩnh long thân thương nầy .
nha ba noi tui kia` pic cuoi ak
Thanh ở Mỹ An cách Nhơn Phú không xa cả hai nơi đều có rất nhiều lò gạch từ đời nầy sang đời khác ,các bạn NK79 có lò gạch theo Thanh biết vì từng đi học chung từ ngày xưa ở Mỹ An có Trần văn Bảy ,Trần chí Kiên (12C6) , Qúach văn Chín (12D2) ,Thiệu ngọc Ẩn (12c1)….Ở Thanh đức có các bạn Tào xiếu Hải (12c6) ,Kim Nguyệt (12D1)….Ngày nay có một số lò vẫn còn các loại gạch truyền thống như gạch Tàu ,gạch tiểu ,gạch ống 7×17 và gạch ống 8×18 hầu như không còn sản xuất ngói .Một số lò đã chuyễn sang sản xuất gia công gốm xuất khẩu .Ngày xưa nhiên liệu chính để đốt lò là củi ,củi được người ta vận chuyển từ Cà Mau lên .Ngày nay có một loại nhiên liệu rẻ tiền hơn có khắp mọi nơi đó là trấu .Ngày nay trên các dòng sông dẫn vào vương quốc lò gạch thì chúng ta dễ dàng nhìn thấy các ghe chở trấu ,ghe chở gạch ngày đêm vận chuyển trên các dòng sông tạo nên một bộ mặt phồn vinh cho vương quốc của các lò gạch.
Nghe gach bay gio the tham lam cac ban oi! My an , Nhon Phu, Cai Ke, gan như hon 2/3 lo gach bay gio yen lang ca! Nghe nay dang bi anh hưởng nghiem trong vi khung hoang kinh te, dia oc dong bang, du an bat dong san chet hang loat! MOng sao giai doan toi te nay qua di sơm de mang niem vui phat trien cho moi nhà trên que hương truyền thông gạch gốm My An, Nhon Phu! Than chao. LCD