TÂM SỰ CỦA BẠN TÔI

Ngày đăng: 25/03/2020 06:02:23 Chiều/ ý kiến phản hồi (0)

Buổi chiều, trời mưa to, tôi đón Vân từ sân bay về nhà. Hai đứa mừng được gặp nhau, vui buồn lẫn lộn, nói cười rã rít, rồi lại khóc tỉ tê…

Nhiều năm rồi chúng tôi xa nhau, tuy có biết tin nhau nhưng chưa có lần nào gặp lại. Nhìn Vân, thấy bạn cũng có nhiều thay đổi trên nét mặt,  hình dáng Vân già đi nhiều, cái đuôi con mắt dài ra có nhiều vết chân chim, cái nét hồn nhiên xưa cũng không còn ..mà thay vào đó là nỗi lo sâu thẳm!

Vân có con, những đứa con không cùng cha, nhưng không đủ cả cha lẫn mẹ chăm sóc. Một mình Vân chìm trong nỗi nhọc nhằn, nhiều năm liền giữa phồn hoa đô hội, bon chen làm tất cả những nghề hạ tiện nhất để có tiền nuôi các con khôn lớn.

Xã hội thay đổi, sau ngày ấy , những đứa con của Vân mỗi đứa một nơi, Vân cũng chẳng còn gần được đứa nào. Mỗi đứa trong chúng nó ,ở mỗi nước khác nhau và rồi cái tình, cái nghĩa, cái công sinh thành cũng theo chúng nó đi mất.

Vân tâm sự với tôi nhiều điều trăn trở, ông bà ta thường bảo : “mưa trên trời mưa xuống, chứ không có mưa dưới đất mưa lên”, nên Vân dựa dẫm vào đó mà quên đi nỗi buồn cô độc như ngày về chiều nay. Chúng tôi ở vào tuổi hơn sáu mươi, nên kỷ niệm cũ giờ đây cũng làm cho chúng tôi nhớ quay quắt.

Hồi ấy Vân là một thiếu nữ ở nông thôn, cha và mẹ Vân sống xa cách. Vân sống với ngoại trong hoàn cảnh nghèo, nên việc học bị hạn chế nhiều. Học hết trung học đệ nhất cấp, Vân phải từ bỏ làng quê lên Sài Gòn, làm người ở cho gia đình người bà con giàu có . Hằng ngày phải lao động vất vã, làm cả việc trong nhà, ngoài vườn .

Rồi có một ngày người bà con ấy nói với ngoại: -Thấy con Vân nó dáng vẻ dẹp, ăn nói có duyên , tôi muốn làm mai cho nó lấy chồng ngoại quốc, chị chịu thì tôi dẫn người ta đến xem mắt.

Ngoại Vân đồng ý, Vân nói ngoại muốn có một nơi nương tựa tốt hơn. Thế là mười tám tuổi Vân phải lấy chồng, đó là một người Hong Kong  thương gia ở Chợ Lớn. Vân phải chấp nhận và bắt đầu những ngày chung sống với người không có cùng ngôn ngữ, mọi thứ khó khăn trong giao tiếp, sinh hoạt hằng ngày, nhưng rồi theo thời gian trôi, đâu cũng vào đó. Vân tập trung hết công sức học tập, để nói dễ hiểu, biết nghe và cùng chồng tập tành  mua bán ở một nơi sầm uất trong khu chợ của người Hoa ở quận Sáu..

Tháng ngày trôi đi,Vân có được hai con, một trai , một gái, đẹp ngoan và rất dễ thương. Khi con Vân đứa lên bảy và một đứa lên bốn,thì gia đình Vân có một biến cố lớn xảy ra, chồng Vân bất ngờ qua đời trong một tai nạn. Thế là những ngày sống êm đềm bên người chồng ấy cũng thật là ngắn ngủi. Thời gian này làm Vân sa vào giai đoạn ngặt nghèo nhứt.

Vân một mình bôn ba trong cuộc sống, làm đủ mọi nghề mà Vân cho là thật ngu xuẩn. Vân tiếp tục trở lại nghịch cảnh eo le, sống với những môí tình ngắn , rồi sinh ra ba bốn đứa con không cùng cha. Vân kể cho tôi nghe, mà lòng tôi cảm thấy bẻ bàng làm sao.! Bảy năm trong cay đắng, Vân đã làm đủ mọi nghề,  bưng bê quét dọn trong nhà hàng, gánh nước mướn để có đủ tiền lo cho các con và thời gian này là thời gian nuôi dạy các con khó nhất. Mỗi đêm khi ánh đèn sân khấu mở ra Vân len lỏi đứng sau cánh gà của sân khấu , chờ cho đào kép hát xong họ cần ăn gì, uống gì, là Vân chạy đi mua đem về phục vụ. Việc làm ấy cho Vân thêm thu nhập, có người rộng rãi cho Vân tiền “boa”, cao hơn tiền thù lao.  Hằng đêm như thế, cuộc sống thật là bấp bênh, nhưng đó là thực tế mà Vân đã phải trải qua, nổ lực hết mình mà không còn một phương cách gì khác. Ban ngày Vân lang thang trên đường phố Lê Lợi, gặp thằng Mỹ nào Vân cũng nói Hello, rồi bặp bẹ những câu hỏi : Mày có đổi tiền không ? Có ngày Vân cũng kiếm được nhiều đồng, rồi cũng có khi cả ngày chẵng kiếm được đồng nào.

Ngày qua ngày, rồi năm tháng qua đi, sau năm 1975, gia đìnhVân bước sang bước ngoặc mới .Các con Vân, tìm cách ra đi, đứa con trưởng nhiều lần bị bắt và tù đày vì vượt biên , năm 1983 thì cháu mới đi được. Nhiều năm như vậy, các con của Vân lần lượt ra đi, cho đến năm 1989 Vân được  đứa con thứ hai bảo lãnh và năm sau Vân được sang Mỹ.

Qua Mỹ, Vân cũng vẫn phải sống một mình cô độc, làm thuê trong một quán phở ở Cali, các con cũng bình an, nhưng chúng nó không đoàn kết và nhiều chuyện đau lòng cũng đã xảy ra. Vân buồn , nhưng biết nói sao, khi mà việc nuôi dạy chúng nó trước đây không trọn vì nghèo. Vân nói , âu cũng là số phận..Rất nhiều năm không có tiền, để về thăm quê !.

Là người Việt xa xứ, lúc nào Vân cũng ôm nỗi nhớ nhung cái làng quê yêu mến, nơi được sinh ra và lớn lên.

Chắc lưỡi, Vân thì thào : Chắc kiếp trước mình cũng gây sóng gió lắm, nên kiếp này nghịch cảnh cứ đeo mang, buồn thương nhớ con, nhưng không thể cùng chia sẻ, nhớ quê hương xứ sở mà về, nhưng trong tâm trạng cô đơn, buồn bả.

o   o

Tôi đã suy nghĩ nhiều về câu chuyện của Vân, tôi thầm nghĩ, trẻ con bây giờ không thể như thế hệ của tôi và Vân, khả năng chịu đựng của chúng có hạn. Chúng tự do trong hoàn cảnh xã hội, nên biết nói sao cho vừa lòng chúng tôi.

Suy cho cùng để tôi và Vân có niềm lạc quan là: Âu đó cũng là nghiêp, hướng tới sự vô thường của cuộc đời để sống vui trong những ngày sau này đi Vân ạ!

Phạm Ngọc Anh

      Lớp 12 (NK73)

h1                                                                        hình minh họa, nguồn net

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác