Tự tình mùa hạ Của Luật Cận (số 232)

Ngày đăng: 20/05/2012 10:35:57 Sáng/ ý kiến phản hồi (0)
Đây là bài thơ khá dài của Luật Cận, bài thơ như muốn thể hiện sự cảm xúc muốn trải lòng của riêng mình qua cảm nhận về thiên nhiên đang nóng cháy, đầy oi nồng khi trời chưa vào hạ mà đã thấy”vốc lửa- cơn cháy bỏng…”.Bài thơ là một tâm trạng của người sống trong thời đại mà có tâm hồn rất sâu sắc yêu thiên nhiên nên đã bộc lộ cái suy ngẫm về sự sống trong trời đất, nên trong thơ luôn có những từ ngữ: gió mây, mưa lũ,trời cao đất lạnh, trời nỗi cơn gió… LC dường như muốn thay lời cho nổi niềm của trái đất hiện nay đang”nóng hổi”(KH)
 
TỰ TÌNH MÙA HẠ
Ai vốc lửa vào đường trần dữ thế.
Để tình sôi dù thẳm tận đáy lòng.
Dạt mây nào tít tận trời cao.
Sao không đến làm mềm cơn cháy bỏng.
**********
Rồi chớp cái,trời nổi cơn gió lộng.
Tít mù xa bổng chóc đến như gần.
Mây và trời về hội tụ cuối dòng sông.
Giọt lệ đắng ngọt thành cơn mưa lũ.
**********
Hai thực thể lại về trong giấc ngũ.
Nỗi niềm riêng mở cửa tự lưng trời.
Hẹn hò nhau lơ lững ở từng không.
Bao mật ngọt chập chờn theo mây trắng.
**********
Trời thương cảm làm nên cơn gió lặng.
Chim tầng không xây chiếu phủ mây ngàn.
Tự vầng đông một vệt sáng vụt về ngang.
Bao mây gió chim ngàn thôi..tơi tã.
**********
Về nơi đây mạch đời sao nhẹ quá.
Đành gởi lòng lặng lẽ cho cơn say.
Tự quá khứ buồn hay bi luỵ tự hôm nay.
Mà lãng đãng mây trời không xanh nỗi.
**********
Mây và Biển tự sao mà quá vội.
Cuối trời kia thì cũng gặp nhau thôi.
Khó làm chi..dang thủ đoạn .. làm gì.
Để thức giấc đêm trường nghe thổn thức.
**********
Làm sao được dòng thời gian quay trở lại.
Để người-ta còn bi luỵ buổi chia tay.
Để bình yên ở lại suốt đêm dài.
Để nơi đó , mạch đời ngưng đọng lại.
*********
Thôi ! mơ mộng trời cao và đất lạnh.
Gót phiêu bồng quay lại lối mòn xưa.
Như thuở nào điên dại dưới cơn mưa.
Ngồi đếm lá rơi buồn trên phố nhỏ.
VL ngày 26 tháng 4 năm 2012- LC

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác