ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN LIÊN HIỆP QUỐC LẦN THỨ 20 NĂM 2025
VESAK VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI
Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 là một sự kiện văn hóa tôn giáo quốc tế được công nhận năm 1999 bởi Đại hội đồng Liên Hợp quốc
“TUYÊN NGÔN BANGKOK 2005
Thông Cáo Chung Hội nghị Quốc tế Phật giáo về Ngày Vesak Tam Hợp của Liên Hiệp quốc từ ngày 18 đến 20 tháng 5 năm 2005 (Phật lịch 2548) tại Buddharmonthon, Nakhon Pathom, Thái Lan và tại Trung tâm Hội nghị Liên Hiệp quốc, Bangkok, Thái Lan.
. VN là đơn vị đăng cai lần thứ tư với tiêu chí: “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người:/Tuệ giác Phật giáo vì Hòa bình thế giới và Phát triển bền vững”.
***
Gần 3.000 năm hiện hữu trên tinh cầu, các quốc gia Phật giáo đã bao năm lặng lẽ kỷ niệm sự ra đời của đấng Thế tôn. Tùy phong tục, tập quán, đặc trưng của từng tông môn hệ phái, nhất là các nước Bắc truyền, thời gian tổ chức có phần chênh lệch do lịch Âm – Dương.
Từ năm 1999 Trên 30 quốc gia Phật giáo được Liên Hiệp quốc đặc trách văn hóa Tôn giáo thống nhất ba sự kiện quan trọng: Đản sanh- Thành đạo và nhập Niết bàn làm lễ chính thức gọi là Vesak..
Tuy VN còn khó khăn về kinh tế, còn hạn chế giao lưu trước đây, lần đầu tiên can đảm đăng cai tổ chức vào năm 2008 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, sau đó 2014 tại chùa Bái Đính, Ninh Bình, đến 2019 tại chùa Tam Chúc Hà Nam. Bây giờ là năm 2025 tại học viện Phật giáo Việt Nam , huyện Bình Chánh, TP HCM
Nghĩa là cứ khoản năm sáu năm đăng cai một lần. Lịch sử tồn tại và phát triển PGVN trong quá khứ đã từng đóng góp sứ mạng dựng nước giữ nước qua 400 năm các thời đại Đinh, Lê, Lý, Trần, đem lại hòa bình thạnh trị an dân.Tuy nhiên không thể phủ nhận thời gian khá dài trầm lắng như Phật giáo đã vắng bóng, chỉ tồn tại hình ảnh nâu sòng trong các đám ma chay. Các bậc chân tu ẩn sâu nơi rừng xanh núi thẳm khi thế sự nhiễu nhương. Không riêng tại VN,trước trào lưu phát triển văn hóa phương Tây, các quốc gia Á châu cần phải xét lại sinh hoạt xã hội và Tôn giáo của mình. Vào thế kye 19 – 20 các quốc gia Phật giáo đã vận động canh tân Phật giáo, chính thức thống nhất một số tiêu tiết và ngày giờ về lễ Đản sanh, về sắc cờ Phật giáo trong hội Liên Hữu Phật giáo tại Sri Langka năm 1951 mà PGVN là –một thành viên do cố HT Tố Liên tham dự.
***
Cuộc sống ngày nay là một cuộc hội nhập toàn cầu nếu không muốn tuột hậu. Chính sự hội nhập thiếu chọn lọc, xã hội ta đã thu nạp nhiều điều hay cũng không thiếu nếp sống buông thả quá đà trong giới trẻ.
Riêng Phật giáo VN, thời kỳ tu sỹ ẩn mình trong mái chùa làng được đào tạo gia giáo giữa thầy và trò, phải nhường lại cho lối đào tạo mở rộng. Kiến thức thế học song đôi nội điển, và Tăng ni trẻ đối diện cuộc sống xã hội nhiều hơn chốn thền môn, đòi hỏi đáp ứng nihều điều kiện vật chất và phương tiện đi lại, sơ tâm xuất gia dần xa lần thầy tổ, giới luật từ đó khó thông qua tứ oai nghi.
Hệ thống tổ chức Giáo hội nặng về hành chánh hơn khuôn phép giới luật. Người vừa thế phát đã vội xa thầy tạo lập cơ ngơi riêng; không một ngày khép mình sinh hoạt với nội chúng. Chùa thi nhau xây dựng phô trương.Càng ngày nặng về hình thức thì nội tâm sẽ suy giảm. Chính nội tâm là yếu tố cơ bản giữ vững nhân cách và tín tâm.
Số lượng tu sỹ ngày nay phát triển đáng lo ngại, thiếu tổ chức khi mà cơ chế giáo dục từ học đường đên môn phong như hai thế giới cách biệt, thiếu kiểm soát. Tu sỹ trẻ làm sao chế ngự tâm viên ý mã của mình trước mọi cám dỗ của xã hội, việc hư hỏng là chuyện đương nhiên.
Một số tu sỹ xuất thân từ các trường đại học nước ngoài do các giáo sư thiếu tu dưỡng truyền đạt, chịu ảnh hưởng giáo dục cực hữu,chuyên ngành nên có cái nhìn phiến diện với những tông phái khác. Cũng do ảnh hưởng cái nhìn thực dụng thiếu cảm nghiệm tâm linh nên hiểu giáo lý sang một chiều hướng thuần lý, nguy hiểm này đem truyền đạt cho thế hệ trẻ, bấy giờ Phật giáo chỉ còn cái vỏ hào nhoáng về kiến trúc, duy lý về thực dụng, đời sống theo trào lưu.
Thiết nghĩ đã 50 năm thống nhất đất nước,Phật giáo với danh nghĩa GHPGVN từ năm 1981,khung tổ chức hành chánh chặt chẻ nhiều ban bệ, nhưng các ban bệ vẫn chưa vận hành hết chuẩn để có số lượng tu sỹ hiện nay xứng danh Tăng phong đạo cách. Tuy thoát hình dị tục nhưng tâm tục vẫn chưa thoát hình.
Còn quá nhiều vấn đề để nói đến PGVN cần chỉnh đốn. Lượng số bậc chân tu quá ít so với hiện tượng tha hóa hiện nay, chính đa số tha hóa không muốn thấy có ai tu hành nghiêm túc hơn mình, được bá tánh ngưỡng mộ,sanh ra đố kỵ, tự mãn làm lộ bộ mặt thiếu thuần khiết trong giới tu sỹ hiện nay
***
Vesak hàng năm luân phiên các quốc gia đăng cai, nhưng phần lớn là Thái Lan và Việt Nam. các quốc gia Phật giáo vẫn tự tổ chức mừng ngày ra đời của đấng cha lành theo thời gian và tiêu chuẩn của Liên Hiệp quốc .
PGVN năm nay đăng cai với tiêu chí:
“Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người:
Tuệ giác Phật giáo vì Hòa bình thế giới và Phát triển bền vững”.
Giữa lúc một hiện tượng tự phát “bộ hành” được quần chúng ngưỡng mộ, được nhà nước tôn trọng, thì chính nội bộ chức quyền trong Giáo hội đưa ra những văn bản đi ngược lại “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người” do chính mình đề ra. Sự kiền nổ bùng trên toàn thế giới qua văn bản quy chụp “đoàn giả tu” , liệu Vesak lần này có còn ý nghĩa?
Giáo hội có nên sửa sai những văn bản tự phát để trong ấm ngoài êm cho một đất nước đang hội nhập, cho PGVN đang tạo uy tín với thế giới, cho mọi chủng tộc có cái nhìn về một Việt Nam đoàn kết, tôn trọng tự do tín ngưỡng hiện nay?
MINH MẪN
22/4/25