Lần theo dấu tích xưa của Tiệm 萬濟堂 Vạn Tế Đường

Ngày đăng: 10/09/2024 05:44:28 Chiều/ ý kiến phản hồi (0)

Cổ nhân có câu : “ Nhân dân phong y túc thực, quốc gia tự nhiên phú cường”. Bởi thế mà nhân loại phát sinh ra việc ẩm thực trong văn hóa. Trong cái nắng ôi bức của mùa hè với khí hậu nắng nóng, nhu cầu cần thiết lượng nước trong cơ thể là điều tất yếu, nhầm đáp ứng nhu cầu đó vào những thập niên trước đã xuất hiện vô số các tiệm nước sâm từ ngõ hẻm tới các đại lộ khu vực Chợ Lớn Với đặc thù khu dân cư, người Hoa chiếm đa phần với các tiệm tạp hóa các ngành nghề đa dạng, mua bán sầm uất, các món ăn vặt, được các cô chú reo bán theo dạng cơ động hàng rong tạo nên một không gian nơi đây có tính rất đặt trưng rất náo nhiệt.

hA SAIGON 1961 – Chợ Lớn Photo by: Jack Garofalo

Thời ấu thơ trong kí ức tôi ba tôi thi thoảng cũng hay chở tôi đến uống trà 王老吉 Vương Lão Cát tức nước đắng ở tiệm nước sâm 朱敏初 Châu Mẫn Sơ với chiếc xe gỗ đặt bên vỉa hè trên đường Nguyễn Trãi, tôi thì không giám uống nước đắng bởi vì nó đắng quá, một thứ nước đen như mực tàu, đắng không thể tả, không đắng không phải chánh hiệu, uống vào có thể giải nóng nội nhiệt cơ thể, các tiệm nước sâm ngày xưa đa phần là dùng nóng hay để ấm dưới cái bếp than để lửa riu riu, nhưng ngay giao lộ giữa Nguyễn Tri Phương và Nguyễn Trãi có một tiệm nước sâm với một chiếc xe gỗ nhỏ trên xe được đặt hai cái bình đồng chứa nước sâm bảng hiệu được viết trên thùng xe phía trước hiệu là 仁 記 Nhơn Kí, có một bước phá mới là nước sâm ướp lạnh đá bào. Nhưng với bề dày lịch sử hơn nửa thế kỉ một tiệm nước sâm gia truyền nổi tiếng một thời không thể không nhắc đến nằm ngay góc trên con đường Thủy Binh Nhai tức Trần Hưng Đạo B ngày nay giao nhau giữa đường 廣東街 Quảng Đông Nhai tức đường Triều Quang Phục ngày nay. Có một tiệm Lương Trà tức tiệm nước sâm lấy hiệu 萬濟堂 Vạn Tế Đường thuộc quân 5 ngày nay, chuyên bán nước sâm, 龜芩榚 Quy Linh Cao, 芧根竹庶 Rễ tranh Mía Lau, 白菊花 Bạch cúc hoa, 五花茶 Ngũ Hoa Trà, 夏枯草 Hạ Cô Thảo, 王老吉 Vương lão cát tức nước đắng và các loại thảo dược tươi 生熟藥材 nhập bên núi 羅浮山 La Phù Sơn một trong tứ đại danh sơn vùng đất Lĩnh Nam Quảng Đông, đồng thời chủ tiệm cũng có vô số dược phương, các loại cao dược, thuốc tán, chữa trị nội nhiệt, cảm hàn, ho, sốt, đau đầu các chứng tạp bệnh khác. Uống 3 bốn chén vào ắc bệnh tiêu trừ, mà chắc hẳn những người lớn tuổi hay thế hệ 7 X ai ai đều biết đến. Đặc điểm nhận dạng tiệm này là có một pho tượng gỗ rất đặc trưng được bày trí ở trước bàn cửa tiệm trong giống như Võ Tồng có người nhận dạng như tôn tượng Tề Thiên một chân đá ngang, đầu đội 草帽 Thảo Mão, tay vác một cây gậy ngang vai với ba miếng gỗ thòng xuống nối tiếp nhau dạng hình thoi. Tôi hữu duyên và không biết từ lúc nào từ những dịp tôi đi tìm hiểu văn hóa người Hoa đã giúp tôi có được cơ duyên tìm gặp được thuộc thế hệ đời con của chủ tiệm.

Vào một buổi chiều cuối năm sau khi hỏi thăm vài nhà tôi đã tìm được ngôi nhà xưa kia là Vạn Tế Đường nhưng trong nhìn diện mạo không phải lối kiến trúc xưa theo kiểu phương đông mà tôi từng thấy trong ảnh xưa trên internet mà thay vào đó là một căn nhà cao óc chủ tiệm bán quần áo thời trang cửa kiếng lộng lẫy thế là tôi mạnh dạng lấy can đảm vào hỏi thăm Cô ơi ! cô có biết chủ cũ đã dọn nhà đi đâu không ? thế là được cô chủ mới mách bảo chủ cũ đã dọn nhà vào năm 2006, tưởng chừng như không còn manh mối, bất chợt cô chủ tiệm bảo, con hỏi chú xe ôm đậu ở kế bên chú ấy biết chỗ gia đình họ, thế là tôi vui sướng còn hơn là trúng số, như hé lộ được thông tin, vội vã cám ơn cô rồi lời tạm biệt, liền ra gặp chú xe ôm được biết chú tên Minh.

h2 Vạn Tế đường chụp trong một cuốn tập chí Cho-Lon 1950 .

Sau khi truyện trò một lúc và được chú chở đến nhà của chủ nhân tiệm Vạn Tế Đường đã dọn gần khu Cây Da Sà thuộc quận Bình Tân. Thế là hai chú cháu đèo nhau trên xe đến tìm gặp chủ cũ tiệm Vạn Tế Đường để tìm hiểu. Sau hơn 20 phút, hai chú cháu đã đến nơi cần đến lòng tôi rất vui vì đã sắp gặp được người mình cần gặp và trong nhà một phụ nữ dáng người thấp nhỏ độ chừng 60 tuổi được anh Minh mách cho biết tên trước cô Chi ,tên đầy đủ cô là 畢桂枝 Tất Quế Chi Cô rất thân thiện và một giọng nói đặc trưng của người Hoa giọng lớ lớ khi nói tiếng Việt. Sau khi tự giới thiệu và nói lên tâm tư mình, thế là 2 cô cháu trò chuyện bằng tiếng Hoa hơn một giờ đồng hồ. Được biết gia đình cô quê quán Quảng Động người 花縣 Hoa Huyện. Di cư sang Việt Nam vào những năm 1920, tổ phụ ông 畢修賢Tất Tu Hiền và tổ mẫu bà 彭氏旺 Bành Thị Vương của gia đình ban đầu làm nghề 鮮花行Tiên Hoa Hãng tức nghề cấm hoa tươi trang trí mưu sinh lấy tiệm hiệu đầu tiên là 怡春園 Di Xuân Viên trên đường nguyễn trãi, về sau có làm thêm nghề nấu trưng rượu đổi hiệu là 永田棧 Vĩnh Điền Sạn. Ba cô ông 畢劍雄(文)Tất Kiếm Hùng (Văn) ban đầu theo nghề phụ gánh hát Hò Quảng và trang trí cấm hoa phụ cha trên sân khấu, được một thời gian ba cô hồi hương tổ nghiệp vốn là hành nghề đại phu, sau khi tốt nghiệp ba cô về Việt Nam lại vào những thập niên 1950 lập gia đình lúc đó ông đã ngoài 40.

Vạn Tế Đường chính thức vào khoảng năm 1957 cũng từ cơ duyên đó mà có. Trước đó việc trong coi cửa tiệm có bốn người cô 畢 玖Tất cửu, 畢 蘭 Tất Lan, 畢恒夏 Tất Hằng Hạ, 畢恒玉 Tất Hằng Ngọc. ba cô thứ năm Mẹ cô bà 潘氏景 Phan Thị Cảnh Sinh hạ được tám người con cô thuộc hàng thứ năm, bốn người anh, anh cả 畢樹滿 Tất Thụ Mãn, 畢維揚 Tất Duy Dương, 畢興揚 Tất Hưng Dương, 畢明揚 Tất Minh Dương, ba người em gái là 畢金蓮 Tất Kim Liên, 畢金山 Tất Kim Sơn, 畢金蘭 Tất Kim Lan. Được biết cha cô mong muốn con trai được phát dương rộng lớn về sau dùng chữ lót dương, còn con gái cha cô đặt lấy tên các loại thảo dược. Cô chia sẻ nghề nấu nước sâm, gia đình cô theo kiểu truyền thống hương vị đặc trưng chủ yếu là phải đủ lửa, khi nấu dạng như thắng thuốc để lửa riu riu từ từ vị thuốc nó mới ra hết rất công phu nhiều lúc kéo dài mấy tiếng đồng hồ nấu thường được giữ nóng bằng ấm để trên lò than nhỏ uống mới công hiệu, không giống như bây giờ nấu bằng gas cấp tốc. Một chén sâm ngon khi uống vào thấy đầy đủ các vị hòa chung nhưng vẫn có vị của từng loại thảo dược, vị thơm ngọt của mía lau, hương thoang thỏang của kim ngân hoa, cúc hoa … Chứ không chỉ ngọt và thơm không, đặc điểm chung phải nói thế hệ tiền nhân từ lời nói cách làm ăn mua bán rất thật thà, rất trọng chữ tín, họ luôn cần mẫn tiết kiệm trong cuộc sống các bạn có thấy vậy không ? Và tôi cũng không quên thắc mắc vậy cô Chi có biết pho tượng gỗ đó là vị nào không ? Cô nói chỉ nghe ba cô kể pho tượng đó được đem từ bên quê hương qua gọi là 二花面 Nhị Hoa Diện, tức dạng vẽ hoa văn hai mặt giống trong các hình tượng nhân vật hát Hò Quảng, tính cách như 鄭 恩Trịnh Ân một vị quan trung thần bị hãm hại Tay gánh ba miếng là cao dược đi khấp nơi để cứu thế. Tôi cũng có tìm hiểu nhân vật Trịnh Ân nhưng không có manh mối nào về vị này bán thuốc bắc cứu tế nhân dân.

Nên nó vẫn còn là một ẩn số Pho tượng đó như là linh hồn là nhãn hiệu của tiệm ngày trước có rất nhiều người mua bán hàng rong họ đi ngang qua khấn vái thế là mua bán được vào những năm thập niên 60 pho tượng từng bị trộm vào rinh, rất may gia đình cô đã đuổi kịp lấy lại có lẽ pho tượng ấy khuôn mặt nói lên tính cách thật thà ngay thẳng trung thần Trịnh Ân và lòng bát ái “Lương y như từ mẫu” gánh hàng ba miếng cao dược đi khấp nơi cứu Thế. Tôi thắc mắt tại sao gia đình cô không tiếp tục theo nghề bán nước sâm cô nói khó lòng lắm gia đình đông mỗi người một nghề vì miếng cơm manh áo, ai cũng không có điều kiện học nên không ai nối nghiệp cha được gia đình cô cũng làm thêm nghề mài kéo và may vá cho tới nay.

Trời cũng tối và cuộc trò chuyện cũng tạm hoãn, rất cảm ơn cô chi đã chia sẻ câu chuyện và không quen nói lời từ biệt cùng cô, trong lòng tôi lúc này bỗng thấy rưng rưng thấy xót giá như tiệm Vạn Tế Đường vẫn còn tồn tại đến ngày nay thì hay quá, nhưng tôi chợt nhận ra ở đời có gì là vĩnh tồn thế là lòng tôi bổng chốc nhẹ lại chỉ tiếc cho một hương vị từng tồn tại gần nữa thế kỉ không chỉ đơn thuần là một loại thức uống để giải khát mà còn là một loại nước uống bổ dưỡng sinh cho cơ thể đã mai một, giờ chỉ còn động lại một kí ức trong lòng người dân Sài Gòn – Chợ Lớn.

NHÂN TIỆN ĐÂY CŨNG GIỚI THIỆU THÊM SỰ TÍCH TRÀ VƯƠNG LÃO CÁT

Truyền thuyết kể rằng Vào đời nhà Thanh có 2 vợ chồng bần nông Người chồng tên là 王澤帮 Vương Trạch Bang, lúc bấy giờ gần nơi ông ở xảy ra dịch bệnh nên hai vợ chồng ông lưu lạc lên núi để tránh dịch, trong lúc lánh trên đường gặp được một vị đạo sĩ truyền thừa cho ông một phương thuốc. Thế là Vương Trạch Bang y theo mà nấu thành một loại thuốc giúp bá tánh thoát khỏi dịch bệnh. Tin được lang truyền vào tai vua Hàm Phong 1852, triệu tập ông vào cung nấu hiến dâng văn võ bá quan dùng, được vua tin tưởng, khen ngợi, sắc lệnh là thái y ban thưởng năm trăm vạn ngân lượng, vinh quy về quê hương, mở tiệm Vương Lão Cát lương trà. Ông họ 王 vương tên hồi nhỏ là 啊吉 A Cát và tên gọi vương lão cát cũng khởi nguồn từ đó.

Bản Thảo 20/12/2015

LƯU KIM CHUNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác