SƯ TỔ CỦA VỆ SINH TAY

Ngày đăng: 18/10/2022 11:21:58 Sáng/ ý kiến phản hồi (0)

Vệ sinh tay là một đề tài không mới, nhưng không bao giờ cũ. Càng ngày người ta càng nhận ra sự ích lợi vô biên của nó; nhưng mấy ai trong chúng ta biết được cha đẻ của vệ sinh tay là ai.

Ông Ignaz Semmelweis (1818-1865) là cha đẻ của vệ sinh tay, một người cứu sống không biết bao nhiêu sản phụ, cũng như tránh được những biến chứng nhiễm trùng vết mổ của hằng triệu triệu bệnh nhân phẩu thuật trên toàn thế giới này. Ông là một bác sĩ, là nhà khoa học dám nghĩ dám làm để cứu người; nhưng cũng chính việc làm này lại mang tai họa cho sự nghiệp và cuộc đời ông.

Ông Ignaz bác sĩ người Hungary, Vào những năm 1840 ông công tác tại Bệnh viện đa khoa Vienne (Áo). Ông lấy làm lạ, tại sao có nhiều sản phụ tử vong- sốt hậu sản do các bác sĩ đứng hang đầu đỡ đẻ tại bệnh viện Vienne hơn tại phòng sinh của các nữ hộ sinh. Qua thời gian, ông quan sát thấy các học viên bác sĩ tại Bệnh viện thường thực hành tại các phòng xác, khám nghiệm tử thi, rồi ngay sau đó di chuyển tới khoa sản để đỡ đẻ, mà không hề vệ sinh tay. Có một học viên bác sĩ vô tình bị dao mổ cắt vào tay khi đang mổ bắt con cho một sản phụ, sau đó bác sĩ này qua đời có đủ triệu bệnh như sốt hậu sản. Ignaz đặt ra giả thuyết các " hạt xác chết là nguyên nhân dẫn tới cái chết của bác sĩ đó cũng như những sản phụ tử vong.

Chính các hạt này dính trên tay bác sĩ, sau đó xâm nhập vào cơ thể sản phụ trong quá trình sinh con. Để kiểm tra lý thuyết của mình, ông đã ra lệnh cho các bác sĩ vệ sinh tay và dụng cụ phẫu thuật bằng dung dịch clo, với hy vọng clo tẩy được " hạt xác chết". Trước tỷ lệ tử vong của sản phụ sau sinh là 18%. Sau khi các bác sĩ được yêu cầu vệ sinh tay sau mỗi lần khám nghiệm tử thi, tỷ lệ tử vong còn 1%. Kết quả khả quan, ý tưởng của ông nhiều người phản đối, các bác sĩ châu âu thời đó đa số là giới quý tộc, bắt họ vệ sinh tay là một xúc phạm không tha thứ được; một mặt khác chính ông Ignaz cũng không giải thích được những câu hỏi đồng nghiệp.

– Tại sạo chỉ có vệ sinh tay mà tỉ lệ tử vong giảm nhiều như vậy?

– Tại sao “ Hạt xác chết đó dính vào tay bác sĩ mà bác sĩ không chết?

– Tại sao cũng đở đẽ điều kiện như vậy có bệnh chết cũng có bệnh nhân không?

Ông bị giới y khoa tẩy chay, bệnh viện đuổi việc, sau đó tinh thần suy sụp; chết tuổi 47 tại bệnh viện tâm thần. Mãi đến năm1879 bác sĩ Louis Pasteur tìm ra vi trùng và lý giải được hết mọi chuyện, và từ đó tên tuổi của ông bắt đầu được nhắc đến; ở Hungary, người ta lập nên bảo tàng Semminweis, bệnh viện Semminweis. Tại Áo, người ta thành lập bệnh viện sản khoa Semminweis và ông đã được ghi nhận là người mở đường cho học thuyết về vô trùng và học thuyết về nhiễm khuẩn bệnh viện.

Ngày nay, những chuyên gia về y học đã chứng minh được vệ sinh tay là việc làm thiết thực giảm thiểu sự lây bệnh, bảo vệ sức khỏe cho mọi người. Vệ sinh tay không những nhân viên y tế thực hiện mà còn phổ biến rộng trong toàn xã hội từ trẻ cho đến người già nên thực hiện, hãy vệ sinh tay để bảo vệ cuộc sống.

BS Võ Văn Chín

h BS Võ Văn Chín và sinh viên y khoa Tại ĐH y khoa Tây Nguyên

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác