XEM THÚY KIỀU BÁO ÂN BÁO OÁN
Tại “Thằng bán tơ” mà Thuý Kiều phải 15 năm lưu lạc với bao nổi thăng trầm. Khi gặp Từ Hải, không những Từ Hải đã giải thoát Kiều khỏi chốn lầu xanh mà còn đưa nàng từ vị trí thấp hèn, tủi nhục lên hàng “mệnh phụ phu nhân”. Dẫn chứng
“585.. Điều đâu bay buộc ai làm ?
Này ai dan dậm, giật giàm bỗng dưng ?
Hỏi ra sau mới biết rằng:
Phải tên xưng xuất là thằng bán tơ.”
Lúc vui mừng cũng là lúc Thuý Kiều nghĩ đến những ngày “hàn vi”, nàng kể hết mọi chuyện cho Từ Hải và muốn có sự “ân đền oán trả”. Từ đây, Kiều bước lên địa vị như một “quan toà” thi hành công lý cho chính mình “ơn đền oán trả” phân minh. Hãy nghe:
“2315. Trướng hùm mở giữa trung quân,
Từ Công sánh với phu nhân cùng ngồi .
Tiên nghiêm trống chửa dứt hồi
Điểm danh trước dẫn chực ngoài cửa viên.
Từ rằng: ân, oán hai bên,
2320. Mặc nàng xử quyết báo đền cho minh
Nàng rằng: Nhờ cậy uy linh,
Hãy xin báo đáp ân tình cho phu
. Báo ân rồi sẽ trả thù.
Từ rằng: Việc ấy phó cho mặc nàng
.” 2325. Cho gươm mời đến Thúc lang,
Mặt như chàm đổ, mình giường giẽ run.
Nàng rằng: Nghĩa trọng nghìn non,
Lâm Tri người cũ, chàng còn nhớ không?
Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng, …
2335. Kiến bò miệng chén chưa lâu,
Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa .
Thúc Sinh trông mặt bấy giờ,
Mồ hôi chàng đã như mưa ướt đầm.
Lòng riêng mừng sợ khôn cầm,…
2355. Dưới cờ, gươm tuốt nắp ra,
Chính danh thủ phạm tên là Hoạn Thư . …
2365. Rằng: Tôi chút dạ đàn bà,
Ghen tuông thì cũng người ta thường tình,
Nghĩ cho khi gác viết kinh,
Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo
. Lòng riêng riêng những kính yêu;
2370. Chồng chung, chưa dễ ai chiều cho ai .
Trót lòng gây việc chông gai,
Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng?
Khen cho: Thật đã nên rằng,
Khôn ngoan đến mực nói năng phải lời
, 2375. Tha ra thì cũng may đời,
Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen.
Đã lòng tri quá thì nên,
Truyền quân lệnh xuống trường tiền tha ngay .
Tạ lòng lạy trước sân may,
2380. Cửa viên lại dắt một dây dẫn vào,
Nàng rằng: Lồng lộng trời cao,
Hại nhân, nhân hại sự nào tại ta ?
Trước là Bạc Hạnh, Bạc Bà,
Bên là Ưng, Khuyển, bên là Sở Khanh.
2385. Tú Bà cùng Mã Giám Sinh,
Các tên tội ấy đáng tình còn sao ?
Lệnh quân truyền xuống nội đao,
Thề sao thì lại cứ sao gia hình,
Máu rơi thịt nát tan tành,
2390. Ai ai trông thấy hồn kinh phách rời
. Cho hay muôn sự tại trời,
Phụ người, chẳng bõ khi người phụ ta !
Mấy người bạc ác tinh ma,
Mình làm mình chịu kêu mà ai thương. …”.
Xin thưa chuyện với Cụ Nguyễn Du.
– Thưa Tiên sinh, Cụ thấy thế nào về phiên toà phán xử kể trên? Có đúng người, đúng tội, đúng pháp luật không?
– Nguyễn Du: Như mọi người đã thấy, ở phiên toà này tất cả mọi công dân đều bình đẳng trước luật pháp (dù là luật của Từ Hải). Ta đã xử không sót một ai.
– Xin thưa Cụ dám chắc không?
– Nguyễn Du: Hàng trăm năm nay không ai thắc mắc gì. Có hơn 400 luận án mổ xẻ về nó, dám nói rằng không hề có sai sót!
– Dạ, còn “Thằng bán tơ”?
– Nguyễn Du (nhăn mặt): Làm gì có “Thằng bán tơ” để xử.
Thì ra là như vậy. Làm gì có “Thằng bán tơ” để Thuý Kiều báo oán. Cũng như ngày hôm nay làm gì có…thằng lấy tơ để giấu.
Đinh Kim Phúc
Hay ! Hay ! Khá khen ông ĐKP dám chất vấn cụ Nguyễn Du. Xin hỏi ông ĐKP : hồi làm luận văn, luận án ở Cao học ông có đề tài nào dính tới Kiều không ? Nếu có, thì coi chừng cụ Nguyễn Du bảo Hội đồng xem lại ! Vì hồi hôm nầy, nghe cụ Nguyễn Du ngồi nhậu với mấy người bạn, than phiền :
– Hồi tụi nó còn học, còn thi, thì khen mình nức nở. Bây giờ tụi nó tốt nghiệp rồi, đem tụi già nầy ra mổ xẻ.
– Thôi kệ nó ông ơi, có khi nó phân tích vậy mà mình thấy được cái sai nhất thời lúc ấy thì sao ?
– Ừ ! Đám nhỏ nầy giỏi thiệt !
Anh ĐKP ơi , chằng qua vì thằng bán tơ vô danh tiểu tốt ( không tên tuổi )nên quân của Từ Hải làm sao biết đường mà tầm nã bắt về?
Câu chuyện rất là thâm thuý , đúng là ĐKP, vưà là nhà sử học laị là 1 nhà phân tích luận bàn về văn thơ, 1 nhà thơ trứ danh ND… vài câu kết thật là….hết ý !!!