Dị Ứng phấn hoa (flower pollen allergy)
A) DỊ ỨNG PHẤN HOA THƯỜNG GẶP Ở ĐÂU? KHI NÀO?
Dị ứng bông hoa, chính xác là dị ứng phấn hoa, ở VN ít gặp nhưng Âu Mỹ khá phổ biến. Ở Mỹ, sau những ngày mua đông lạnh lẽo, mùa xuân đến bông hoa thi đua nhau nở, thường bắt dầu từ tháng ba và kéo dài tháng tư tháng năm, mùa nầy, phấn hoa được phát tán trong không khí, nó bám vào da vào mắt vào mũi miệng gây dị ứng.
B) TẠI SAO PHẤN HOA GÂY RA DỊ ỨNG?
Trong cơ thể con người có một hệ thống tế bào bảo vệ cơ thể , tùy nơi tùy cơ quan mà có tên khác nhạu goi chung là đại thực bào (macrophages). Nhiệm vụ của chúng bao gồm:
– Tiêu hủy, phá hủy làm sạch mọi vật lạ như phấn hoa, vi trùng… xâm nhập vào cơ thể, đẻ tránh cho cơ thể khỏi nguy hiểm .
– Tiêu diệt tế bào lạ, tế bào biến dạng ở trong cơ thể con người, nhờ vậy ngăn chặn được mầm móng tế bào ung thư.
– Dị ứng phấn hoa.
Khi phấn hoa xâm nhập lần đầu vào đường hô hấp trên mũi miệng, ở mũi có hệ thống long tơ và chất nhầy ngăn chặn sự xâm nhập nầy, một số qua được hệ thống, bị đại thực bào( MACROPHAGES) ăn nó vào trong tế bào để làm sạch đường hô hấp. Trong quá trình phá hủy, MACROPHAGES phát hiện một số loại phấn hoa là vật lạ, là kháng thể (ANTIGEN), nó gửi thông tin về hệ thống miễn dịch trung ương để chế ra một loại vũ khí đặc biệt chuyên để chống lại loại phấn hoa đó gọi là kháng thể(ANTIBODY). Phấn hoa xâm nhập những lần sau, cơ thể điều động hệ thống kháng thể đến bảo vệ, hệ thống nầy lúc tiêu diệt phấn hoa sinh ra một số chất; những chất đó là nguyên nhân gây dị ứng, như: HÍTAMINE, LEUKOTRIENES, KININS, CHEMOKINES, ADENOSINE,CYTOKINES…. :
@ Có phải tất cả phấn hoa đều gây ra dị ứng không?
Không, chỉ ở một số loài hoa.
@ Có phải mọi người đều bị dị ứng với phấn hoa không?
Không, dị ứng xẩy ra ở một số nguòi mà cơ thể của họ xem phấn hoa là vật lạ.
Hãy xem hình ảnh minh họa
C) TRIỆU CHỨNG:
– Trường hợp nhẹ: người bị dị ứng thương cảm thấy khó chịu như ngứa mắt, sổ mũi, hắt hơi, chảy nước mắt nước mũi
– Trường hợp nặng, mắt và mặt bị sưng lên, mũi chảy máu, cổ họng luôn đau, cảm giác khó thở, đôi khi lên cơn suyển( ASTHMA). Một số ở người nam cho biết giảm ham muốn tình dục trong mà chưa thấy sách nào đề cặp đến.
– Nhiêu khi có triệu chứng của bệnh cảm cúm.
– CHÚ Ý : đang bị dị ứng, lại xuất hiện cảm giác lạnh run, đo nhiệt độ thấy cao( trên 100 F; 38 c), phải đi bs, đây là dị ứng có biến chứng nhiểm trùng.
D) DIỀU TRỊ
1 /NGĂN CHẬN PHẤN HOA XÂM NHẬP VÀO CỎ THỂ:
– Nên đóng tất cả các cửa, mở máy điều hòa không khí.
– Đóng cửa kính xe hơi khi di chuyển.
– Hạn chế các hoạt động ngoài trời vào buổi sáng từ 5 đến 10 giờ khi lượng phấn hoa trong không khí cao nhất. Mang khẩu trang lúc ra ngoài.
2 /ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC:
( thuốc không cần kê đơn)
BENADRYL,CLARINEX, ZYRTEC, ALLEGRA
Chế đọ ăn uống, tập luyện cơ thể rất là quan trọng.
BS Chín
Các bác sĩ cũng khuyến cáo nên sử dụng thuốc nhỏ mắt, thuốc xịt mũi hay các loại thuốc dị ứng khác trước khi ra ngoài. Thuốc chống dị ứng bao gồm có các loại thuốc kê đơn và không cần kê đơn như Benadryl, Clarinex, Zyrtec hay Allegra; các loại thuốc giảm xung huyết họng như Beconase, Rhinocort, Nasonex, Flonase, Veramyst; và các loại thuốc vừa chống dị ứng vừa chống sung huyết như Allegra-D, Claritin-D hay Zyrtec-D.
Ngoài ra, khi các loại thuốc trên không phát huy hết tác dụng bạn cũng có thể dùng biện pháp miễn dịch. Theo báo cáo của Viện dị ứng, hen suyễn và miễn dịch Mỹ các loại thuốc dị ứng có thể làm giảm các triệu chứng ở 85% bệnh nhân. Thời gian điều trị có thể kéo dài từ 3 – 5 năm nhưng cũng có nhiều bệnh nhân nhận thấy các dấu hiệu tiến triển ngay trong năm đầu tiên. Bạn cũng có thể dùng các biện pháp như vệ sinh mũi bằng dung dịch nước muối, châm cứu và các loại thuốc thảo dược như cây bơ gai.