NHỮNG THẦY GIÁO KHÔNG PHAI TRONG KÝ ỨC

Ngày đăng: 3/05/2019 02:46:01 Chiều/ ý kiến phản hồi (5)

Về Chợ Lách, tôi gặp anh Lê Tấn Lực ở gần nhà, trò chuyện cà phê với anh thì được biết anh là học sinh đệ nhất C, Tống Phước Hiệp hồi năm 1967. Như tìm được vàng, tôi đề nghị anh viết cho trang nhà vài bài về thầy và trò của những năm đó. Nể tình tôi quá thiết tha, anh bắt đầu viết  nhưng cũng than ở vào cái tuổi 73, bây giờ phải nhớ lại chuyện của 55 năm về trước rồi viết thành văn thật khó vô cùng, chắc chắn sẽ không tránh khỏi  thiếu sót . Anh mong người đọc thông cảm (Lương Minh)

 

Trước tiên tôi xin nói về những người thầy .

Thầy Cao Cự Phúc.

Sở dĩ tôi nhắc thầy Cao Cự Phúc trước vì thầy là người tôi gặp đầu tiên khi được chuyển từ trường TH Chợ Lách lên trường Trung học Tống Phước Hiệp. Thầy dạy chúng tôi môn Anh văn (Sinh ngữ 2). Khi chưa được làm học trò của thầy thì chúng tôi đã biết được thầy rồi, nhưng không phải với cương vị giáo sư mà là một nhạc sĩ . Nhạc sĩ Hoàng Nguyên, tác giả của Ai lên xứ hoa đào; Tà áo tím; Cho người tình lỡ . . .do vậy được làm học trò của thầy, chúng tôi vô cùng hãnh diện. Hình như không phải chỉ có chúng tôi mà tất cả học trò đều gọi thầy là gs Hoàng Nguyên , còn Cao Cự Phúc thì ít ai nhắc tới .

Lúc nầy thầy có những bài hát được nhiều người yêu thích, chúng tôi cũng vậy, thường ê a các nhạc phẩm của thầy . Có một điều khá đặc biệt , đó là khi vào lớp, thầy không bao giờ đá động đến vấn đề âm nhạc cả . Không như mấy thầy khác, tới giờ giải lao, thầy không vào phòng giaó sư mà lại đi dài theo hành lang nói chuyện với học trò . Lớp tôi có bạn Trần Văn Thón , bạn nầy ghiền thuốc nặng, hể tới giờ chơi thì nhanh nhẩu giải quyết cơn nghiện. Có một lần khi đang say sưa rít khói, không ngờ thầy đứng phía sau vổ vai anh. Anh quay lại thấy thầy , liền quăng

ngay điếu thuốc đang hút dở rồi bỏ đi.Thầy kêu và ngoắt anh lại, chỉ điếu thuốc và  ra hiệu nhặt lên và đem lại cho thầy . Chúng tôi đinh ninh sẽ chứng kiến một sự quở trách. Nhưng không , thầy móc túi lấy ra một bao thuốc lá, rút một điếu mồi và đưa cho bạn Thón một điếu khác.

Đó là kỷ niệm duy nhất mà chúng tôi có được với thầy, vì chỉ một tháng sau thì thầy bị gọi đi nhập ngủ ,và cũng từ đó thì chúng tôi chẳng có chút tin tức nào, chỉ biết rằng thầy đã mất năm 1973 tại Vũng Tàu do một tai nạn giao thông!

Mặc dù thầy chỉ dạy cho chúng tôi một thời gian ngắn , nhưng tình cảm của chúng tôi dành cho thầy không bao giờ phai nhạt . Ngày nay hể mỗi lần nghe Chế Linh ca “Khóc mà chi, yêu thương qua rồi /Than mà chi, có ngăn được xót xa /Tiếc mà chi, những phút bên người
Thương mà chi, nhắc chi chuyện đã qua /Anh giờ đây như là chim /Rã rời cánh biết bay phương trời nào  . .. Thì tôi lại nhớ tới thầy .

Thầy Nguyễn Văn Chuân. Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi là thầy rất đẹp trai hay nói một cách

chính xác hơn quá đẹp trai.Thầy Hoàng Nguyên đi được một tuần thì thầy Chuân về thay thế dạy  chúng tôi. Năm đó hình như thầy mới ra trường . Và cũng chính thầy là người dạy chúng tôi lâu nhất ở trường Tống Phuớc Hiệp ( 2 niên học ). Tình cảm mà tất cả chúng tôi dành cho thầy luôn trọn vẹn, hy vọng năm Đệ nhứt đươc tiếp tục học với thầy . Nhưng chúng tôi thất vọng, vì nhà trường đã thay thế thầy Chuân bằng một thầy khác, điều nầy làm cho chúng tôi bị hụt hẩng và bất mãn ra mặt, giờ học Anh văn (SN2 ) không còn hấp dẫn như trước ,thậm chí có những bạn không vào lớp ( trong số đó có tôi ).

Bây giờ nghĩ lại lúc đó mình trẻ con thật. Kỷ niệm với thầy Chuân thì nhiều lắm, tôi xin nhắc lại một kỷ niệm mà chúng tôi không bao giờ quên đó là gần Tết năm 1964.

Thầy nói muốn gặp chúng tôi trước khi thầy về Sài Gòn (Nhà thầy trên đó). Chúng tôi sáu đứa, sau những lời chúc Tết của học trò, thầy lì xì cho chúng tôi mỗi đứa một tờ giấy bạc 5 đồng mới tinh, thơm phức , trên đó có ghi hàng chữ : CHÚC EM …..HỌC TRÒ NGOAN CỦA TÔI , ký tên Nguyễn Văn Chuân. Chúng tôi xem đây là báu vật và còn giữ mãi đến ngày hôm nay .

Sau nầy khi xuống Kiên Giang dạy học, tôi có quen một ông gíao sư, bạn cùng khóa với thầy, ông nói : “Thằng Chuân khi thi vào ĐH sư phạm nó chỉ đậu dự khuyết, nhưng tốt nghiệp nó lại đậu Thủ khoa”. Nếu không có tài năng thì đó cũng là một sự phấn đấu lớn.

Lê Tấn Lực

Đệ nhất C (NK67)

                                                             anh Lê Tấn Lực

Kỳ tới:     viết về thầy Nguyễn Hữu Lễ và Trần Hữu Đức

Do tác giả không chuyên nên viết bài không có ảnh tư liệu. Anh chị nào có hình của hai vị giáo sư này xin gửi cho trang nhà để minh họa và cũng theo mảng đề tài này, anh chị hãy viết về thầy cô, bạn bè mình.

 

 

Có 5 bình luận về NHỮNG THẦY GIÁO KHÔNG PHAI TRONG KÝ ỨC

  1. Thật cảm động với ký ức của anh Lực về các vị thầy khả kính ngày xưa, trong đó có thầy Nguyễn Văn Chuân, thần tượng hồi đi học mà tới giờ em vẫn mãi không quên.

  2. Lê Tuyết Hồng (NK74) nói:

    Thầy Chuân môi hồng, da trắng , giày bóng loáng , bước đi nhẹ nhàng . Thầy viết chữ nào cũng hoa mỹ kiểu cọ rất đẹp, dạy và đọc rất chuẩn. Miệng lúc nào cũng cười tươi như hoa . Chữ nào thầy cũng viết phiên âm quốc tế nên đọc và nhấn dấu chính xác. Lớp em có đi cùng thầy qua Bình Hoà Phước vào vườn cây trái, đi bằng đò rất vui. Cuối năm thầy cho rút thăm, em được cuốn sách thầy đề tặng có chữ ký.  Cuối năm lien hoan thầy hát tặng cả lớp bài “ Nắng Thuỷ Tinh “ . Nghe chị Đức Tính nói thầy đang ở Mỹ

  3. Nguyễn Thị Hạnh nói:

    Đúng là dân C, viết hay, chọn lọc.

    Làm sao bọn mình liên lạc được với thầy Chuân của chúng mình, các bạn nhỉ!

    Nhớ lúc trước bọn mình cứ nhắc mãi cô Khanh, cô Trí, cô Tùng, … rồi đến một ngày hữu duyên, bọn mình gặp lại quý Cô.

    Mong một ngày trang nhà mình kết nối được với thầy Chuân.

  4. Hoành Châu nói:

    Thầy Cao Cự Phúc nghe lạ quá ,,nhưng Nhạc Sĩ Hoàng Nguyên đã quá quen thuộc với những bài nhạc nổi tiếng  Tà áo tím , Ai lên xứ hoa đào, ,,,Màu kỷ niêm ,,
    Hoàng ngưỡng mộ ông thầy nhạc sĩ này quá!!

  5. nói:

    Có người quen cần liên lạc với bác Lê Tấn Lực. Ai có thông tin liên lạc địa chỉ và số điện thoại vui lòng xin giúp đỡ. Vui lòng liên lạc số điện thoại 0798449800. Xin chân thành cảm ơn

     

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác