Câu chuyện bị bỏ quên
Xin lỗi thầy cô, anh chị “Chuyện Tình trên mạng” đã viết lâu rồi, nhưng bị bỏ quên, do tác giả không tập trung viết được dù chỉ còn phần kết. Nay Tết cổ truyền đã đến bên thềm, theo phong tục người Việt, nợ nần phải trả xong trước khi đón năm mới. Với tinh thần đó tôi xin viết tiếp câu chuyện.
Để đọc hiểu được phần kết, xin sơ lượt những phần đầu như sau:
(Chuyện Tình trên mạng phần cuối)
Câu chuyện xảy ra vào bối cảnh 2014- 2015 thời kỳ face book (FB) phát triển phổ biến trên đất nước ta. Bạch Vân- cô nữ học sinh giỏi văn của trường Bùi Thị Xuân Đà Lạt do hoàn cảnh gia đình nghèo, người chị lại bị bệnh nặng nên phải đi làm sớm. Tưởng chừng con đường yêu thơ văn của cô kết thúc, nào ngờ nhờ FB nên có đất để dụng võ, thơ của cô được phổ biến và nhiều người biết đến, cũng trên FB cô đã quen được An Duy.
Qua trao đổi thơ và chat trên FB, Bạch Vân và An Duy đã có cảm tình với nhau đi theo những chiều hướng khác nhau. Để biết rõ về nhau An Duy đã đến Đà Lạt thăm Bạch Vân. Do sự giả giả, thật thật của FB hai người không nhận ra nhau khi ngày đầu hẹn hò. Sau đó biết nhau, Bạch Vân mới biết An Duy là trung niên rất phong độ chớ không phài bác lớn tuổi như lời An Duy nói, cô còn phát hiện An Duy là một bác sĩ. Vì người chị bị bệnh nan y và đang trọng tình trạng tuyệt vọng chán đời nên cô không ngần ngại yêu cầu An Duy khám bệnh cho người chị dù mới gặp. Còn An Duy gặp Bạch Vân rất nhiều bất ngờ, bất ngờ thứ nhất cô ấy là một thiếu nữ quá xinh đẹp; và bất ngờ phát hiện những bài thơ chán đời hận tình của cô không phải nói về cô mà viết phãn ánh cho người chị bị phụ tình.
Sau khi hiểu được lo âu của Bạch Vân về bệnh tình của người chị, An Duy đã đồng ý đến nhà khám bệnh. Thanh Vân là chị của Bạch Vân đã bệnh lâu năm, nghĩ mình mắc bệnh nan y và đồng thời bị người yêu phụ bỏ; Hận tình chán đời; Thanh Vân không muốn sống và không muốn gặp bất cứ ai.
Để hiểu thêm về Thanh Vân, cũng như tình cảm của Bạch Vân và An Duy, xin mời anh chị đọc tiếp câu chuyện.
Nói về Thanh Vân, nàng cũng từng là học sinh có tiếng của trường Bùi Thị Xuân Đà Lạt. Khác với người em, Bạch Vân nổi tiếng vì văn hay thơ giỏi; còn Thanh Vân được biết đến vì nhan sắc, nàng từng là hoa khôi của trường, với khuôn mặt khả ái có dáng thanh tú đã làm bao thanh niên say đắm, ngỏ lời yêu thương. Nàng đã từ chối tất cả chàng trai của thành phố sương mù Đà Lạt để trao trái tim cho một kỹ sư trẻ đến từ Sai Gòn. Tình yêu trong giai đoạn ngọt ngào, chàng định đến xin làm lễ đính hôn, thì nàng lại bị bệnh; một căn bệnh quái dị làm thân hình và khuôn mặt biến dạng, từ một người đẹp mỹ miều thành một con người không giống ai. Thanh Vân từ là người đẹp đi đâu cũng được mọi người nhìn với ánh mắt ngưỡng mộ với những lời khen ngợi, nay bị mọi người nhìn với cặp mắt khác thường và những tiếng sầm sì khó nghe như: “Con nhỏ bị thủng” hay “Con nhỏ bị phù” hay “ cô bé mập” làm cho nàng khó chịu và mặc cảm, nên mỗi lần ra đường tìm cách che mặt. Nàng cũng không muốn gặp người yêu với bộ dạng nầy nên đã từ chối nhiều lần gặp mặt hay hẹn hò. Thanh Vân cố đi chửa bệnh, lúc đâu nàng tin bệnh nàng sẽ chống khỏi vì ngoài sự sưng phù nàng thấy trong cơ thể vẫn khỏe mạnh. Chửa một lần rồi hai lần rồi nhiều lần sau, uống thuốc vào thì hết sưng phù ngừng thuốc đôi ngày thì sưng phù trở lại; chửa tây y không khỏi nàng đổi sang đông y cũng không hết. Nghe có một bác sỉ rất giỏi đã từng làm ở bệnh viện Chợ Rẫy nay nghỉ hưu về mở phòng mạch không xa thành phố Đà Lạt, gia đình gôm gớp hết tiền của đưa cô đến chữa bệnh; chửa một thời gian vẫn không khỏi. Ông bác sỉ ấy khuyên gia đình đưa nàng đến bệnh viện Chợ Rẩy để chữa trị, vì ông không phải là chuyên khoa về thận. Đang lúc chờ bán mãnh đất còn lại để đi thành phố chữa bệnh thì nàng đã nghe tin người yêu chuyển công tác về Sai Gòn. Chữa bệnh nhiều lần không khỏi làm cho nàng bi quan, người yêu lại bỏ ra đi làm cho nàng chán đời, nàng không thiết tha vì đến chữa bệnh nữa. Thanh Vân sợ ánh mắt, sợ những lời nói của những người chung quanh, nàng tự nhốt mình trong một căn phòng, và sợ nhất khi gia đình nhắc đến “ Đi chữa bệnh”. Nay trời sui đất khiến có một bác sỉ trẻ đến nhà thấu hiểu được những đau thương mà nàng chịu đựng. Nghe câu chuyện của bác sỉ kể về mẹ anh, câu chuyện cũng thường nhưng mang đến cho nàng những xúc động mạnh. Thanh Vân bỏ hết những mặc cảm để ra gặp mặt An Duy không phải vì chữa bệnh, mà nàng muốn gặp mặt người có tình trước khi rời bỏ cỏi đời nầy. Khi gặp mặt rồi, ánh mắt thân thiện, lời nói ân cần của anh bác sỉ trẻ đã làm cho nàng có cảm giác ấm áp và an lòng quên đi những mặc cảm bệnh tật.
Bác tư ngồi kế bên nghe con mình kể bệnh một cách mạch lạc, lời nói dịu dàng của những năm tháng còn khỏe mạnh khiến cho bác vui hơn bao giờ hết. Để cho bác sĩ hỏi bệnh và khám bệnh dễ dàng, bác lặng lẽ ra phía sau vườn, sẳn đó hái trái cây để đải khách quý. Bach Vân nấu nước pha trà xong mang lên và ngồi bên chị, lâu rồi cô mới nghe tiếng thánh thót của chị, dường như chị đã trở thành một người khác.
Chờ cho An Duy khám bệnh xong, Thanh Vân mới lên tiếng:
– Có phải bệnh tôi nặng quá hết cách chữa rồi phải không bác sỉ?
An Duy vui vẻ đôi mắt chứa đầy niềm tin trả lời:
– Bệnh của Thanh Vân theo hiểu biết của tôi khả năng hết bệnh rất là cao.
– Có phải bác sỉ nói cho tôi vui không?
– Không! Đó là sự hiểu biết của tôi và cảm nhận của người thầy thuốc. Tôi không thể nói bây giờ cho chị nghe được, chờ chị hết rồi tôi sẽ giải thích. Một điều may mắn cho chị, bệnh đã lâu năm nhưng không có biến chứng, không có tràng dich màng phổi, màng tim.
Bạch Vân đã ngưỡng mộ sắc đẹp của chị mình, nghe An Duy nói chữa khỏi bệnh cô liền hỏi:
– Chị tôi có trở lại đẹp như xưa không anh ?.
– Những bệnh nhân bị bệnh nầy mà tôi chửa khỏi, hầu như mọi thứ trở lại bình thường.
Bạch Vân với nét mặt hớn hở vui tươi, còn Thanh Vân đôi mắt rạng rở liếc em mình với lời mắng yêu:
– Em mở miệng ra là sắc đẹp, chị chỉ mong cho mình hết bệnh.
Trong lúc ba người đối đáp, bác tư từ ngoài vườn bước trong tay chiếc rỗ chứa những dâu tây chín đỏ trông rất ngon, Bạch Vân đem trái cây đi rữa sạch sắp vào cái dĩa to đặt trên bàn rồi ngồi cạnh bên chị như trước. An Duy ăn những trái dâu cảm thấy ngon ngọt làm sao được mời từ chủ nhà. Anh vừa ăn vừa nói những nhận định của anh về bệnh của Thanh Vân, và yêu cầu Thanh Vân phải đi làm một số xét nghiệm trước khi anh cho toa thuốc điều trị. Không khí gia đình khác hẳn khi anh đặt chân vào, cũng là lúc anh phải ra đi. Thanh Vân rất tinh ý biết em mình và anh bác sỉ nầy không phải mới quen nhau đâu, anh ấy đến đây không phải chỉ có tấm lòng của người thầy thuốc mà có một cái tình nào đó với em mình, nên Thanh Vân nói:
– Anh đến Đà Lạt để du lịch; vì tôi mà anh mất thời giờ, đáng ra tôi phải hướng dẫn cho anh đi tham quan, nhưng tôi không thể, anh cho phép em tôi đưa anh đi, em ấy biết nhiều cảnh đẹp và có ý nghĩa của thành phố nầy.
Nghe Thanh Vân nói như vậy, An Duy vui trong lòng vì còn nhiều điều anh còn muốn nói với Bạch Vân, tuy thế đâu có thể nào mới vào nhà mà dẫn con gái người ta đi, anh phải lựa lời mà nói:
– Được như vậy thì quý quá, nhưng tôi nghĩ Bạch Vân ở nhà phải lo cơm nước cho bác và chị.
Thanh Vân đưa mắt nhìn lão bá như cầu xin và nói:
– Cho em Bạch đi nhe ba !
Lão bá chần chừ một chút, ông nhìn An Duy quan sát kỹ hơn rồi nói:
– Con Bạch đường nào nó cũng thạo, chỗ nào nó cũng biết, nó hướng dẫn thì không sợ lạc. Tôi định mời bác sỉ chiều trở lại ăn cơm cùng gia đình.
An Duy lòng như mở hội, anh nói:
– Cháu cám ơn bác rất là nhiều, chiều nay cháu có hẹn đi ăn với những người bạn. Nếu được cho phép cháu mời bác và cả gia đình đi ăn vào ngày mai.
– Vậy thì ngày mai cháu đến ăn cơm cùng gia đình bác.
Thấy bác tư thật lòng, An Duy vui vẻ nhận lời. Anh chào tam biệt gia đình, đi cùng Bạch Vân ra cổng, Thanh Vân cũng đi theo đến chỗ mà ba nàng không thể nghe được nàng nói:
– BS ơi! Tôi giao em tôi cho BS đó, em ấy còn ngây thơ.
Nghe chị nói vậy Bạch Vân trở nên thẹn thùng nói với chị:
– Người ta đã lớn rồi, vậy mà chị cứ tưởng người ta còn nhỏ,
Hiểu được tâm trạng của Thanh Vân, An Duy nói:
– Chị yên tâm, cô ấy là môt cô em gái rất ngoan mà tôi trân quý.
Ra khỏi cổng Bạch Vân liền hỏi:
– Bây giờ anh muốn đi đâu trước?
– Thác Cam Ly.
Được để em đưa anh đến, nhưng phải nói với anh thác CamLy bây giờ khác xưa
Thác Cam Ly không còn sạch như trước.
Anh vẫn muốn đi.
-Chăc anh đi tìm kỹ niệm?
An Duy không trả lời câu hỏi chỉ gật đầu.
Thác Cam Ly gần trung tâm thành phố, ngày nay có nhiều du khách đến, nên khâu vệ sinh xuống cấp. Từ nhà của Bạch Vân đến thác Cam Ly không xa mấy, thuê 2 chiếc xe đạp, mỗi người mỗi chiếc, đi song song bên nhau; chẳng mấy chốc thác CamLy hiện ra trước mặt anh. Cảnh cũ còn đây, Cam Ly vẫn quyến rũ mê hoặc lòng người như ngày nào; ngày trước anh đến là sau tết, nhằm mùa khô, thác nước chảy yếu, còn hôm nay đang vào mùa mưa, dòng thác chảy cuồn cuộn, nước tung tóe cả một vùng, tiếng rì rào của suối hòa với tiếng vi vu của hàng cây làm tâm hồn anh lắng đọng. Ôi cảnh thiên nhiên quá là thơ mộng, dường như cũng làm ảnh hưởng tâm hồn của con người, An Duy cảm thấy minh như một chàng trai trẻ mới lớn tràn đầy sức sống, muốn có một chút lãng mạn, có chút tình tứ, vả lại bên anh còn có một mỹ nhân tuyệt đẹp của xứ sở ngàn thông. Bach Vân là một cô gái hoàn mỹ, có nét đẹp rất thánh thiện làm mê hồn người, từ mái tóc, khuôn mặt đến cái dáng thật là kiều diễm khó có một nam nhân nào mà không xao xuyến trong hoàn cảnh nầy. An Duy nhìn nàng rồi lại nhìn nàng và nghĩ trong đầu em ấy còn non nớt và trong sáng, cần có một tương lai tươi sáng, một cuộc sống hạnh phúc mà anh không thể chu toàn. Bạch Vân thấy An Duy nhìn chằm chằm vào mặt nàng, nàng cảm thấy bối rối rồi thẹn thùng, đôi má ửng hồng lên càng làm cho nàng dễ mến làm sao, nàng nói khe khẻ:
– Có phải mặt em dính đất không?
– Ừ! Dính đất cát tèm lem hết rồi!
Bạch Vân đưa tay lên lau mặt, vừa lau vừa hỏi An Duy?
– Hết chưa anh! Hết chưa?
An Duy nhìn cử chỉ điệu bộ sao ngây thơ, dễ thương quá, anh muốn đưa tay lên nựng vào má cô bé một cái, nhưng rồi lại thôi, một cử chỉ âu yếm lúc nầy đôi khi làm cô gái nhớ cả đời. Anh phải có cử chỉ và thái độ của một người anh hơn là một người tình để cô nhận biết mà không nghĩ về anh.
Bạch Vân thấy An Duy đưa tay lên định lao mặt cho nàng, nhưng anh ngại, nàng định xuống ghềnh đá lấy nước để rữa mặt, An Duy cản lại nói:
– Em ngây thơ quá, dễ bị người ta gạt đó!
– Không dễ đâu nhen.
– Em có chắc không đó!
– Biết bao con trai ở đây mời em đi ăn nè, mời đi du ngoạn nè; nhưng em đã từ chối hết đó!
– Anh tin, em dễ thương như vậy ai mà không muốn đưa em đi.
– Dễ thương, thương không dễ đâu nhen! Thú thật với anh em sợ bị gạt lắm.
– Trong chuyện tình cảm nam nữ, thận trọng là một điều tốt. Nhưng biết nhìn người thì quan trọng hơn.
– Thú thật với anh, khi chị em bị như vậy, em hoài nghi tất cả.
– Đọc mấy bài thơ của em, anh biết rồi. Em nghi ngờ nhiều như vậy sao dám gặp anh và dám chịu đi bên anh.
– Em cũng không biết! Đọc những bài thơ và những truyện ngắn của anh đã thôi thúc em làm quen với anh và muốn gặp mặt anh.
– Bây giờ gặp rồi em thấy sợ chưa?
– Em cũng không biết nhiều về anh, nhưng em cảm giác an toàn khi đi bên anh.
– Em không thấy anh gạt chị em và nối dối với ba em sao?
– Dạ! Em biết, anh nói dối như nói thật vậy.
– Người mà nói dối một lần rồi sẽ nói dối nhiều lần, những người đó không đáng tin.
– Dạ! Em không tin ai hết, nhưng em tin anh.
– Sao lạ vậy em.?
– Đó là cái tinh ý của con gái mà em không thể nói hoặc giải thích cho anh biết được.
– Cô gái trong bài thơ, ngày xưa cũng cả tin vào anh để rồi phải ân hận vì đến lúc lấy chồng cũng không một lần gặp lại.
– Không đâu anh, em nghĩ chị ấy rất vui và hạnh phúc vì chị ấy quen được một người mà chị ấy kính trọng, còn chuyện vợ chồng là chuyện duyên nợ đôi khi ngoài ý muốn. Lòng con gái lạ lắm đó anh, có những chàng đem bao đồ quý giá đến tặng mà không lấy được lòng, trái lai đi yêu một người ở đâu đâu.
– Sống phải thực tế em à! Em là cô gái thông minh và xinh đẹp, có cơ hội chọn cho mình một tương lai tốt đẹp.hãy nhìn cái gương của chị mà tìm cho mình một hạnh phúc.
– Anh à! Người ta nói yêu bằng con tim, con tim thì không biết suy nghĩ.
– Em đã sai rồi, người ta nói yêu bằng con tim nhưng tìm bằng quả óc, em là cô em kết nghĩa của anh, em phải sáng suốt, còn chỗ nào còn mơ hồ, chỗ nào không rõ thì hỏi anh.
Thác Cam Ly không lớn, nhưng An Duy bỏ hết cả buổi chiều nơi đây, anh chỉ mượn cảnh vật để tâm tình với cô gái.
Bạch Vân được nghe An Duy lúc thì kể chuyện, lúc thì đọc thơ mà quên hết thời gian. Trời chiều buông xuống, cảnh vật phủ mờ trong màn sương, cô chợt nhớ ra nói với An Duy:
– Anh có hẹn với bạn đi ăn, coi chừng trể giờ.
Bạn của anh là em đó. Thành phố nầy hiện có 200.000 người, nhưng anh chỉ biết duy nhất là gia đình em đó.
Bây giờ Bach Vân mới hiểu, nếu An Duy nhận lời ăn cơm chiều thì nàng phải ở nhà cùng với chị lo cơm nước, làm sao có thời gian ở bên anh ấy. Bạch Vân không hiểu nổi người đàn ông nầy, anh ấy bỏ hết mọi thứ đến thành phố nầy cũng vì cô, khám bệnh cho chị cũng vì cô, nói dối nọi người trong gia đình cũng vì cô; nhưng ở bên nhau chỉ có hai người anh không có một lời nói hay một cử chỉ nào để tỏ tình yêu đương, những điều anh làm cho cô, giống như một người anh trai đối với người em gái. Cô tự hỏi, trên đời nầy có những người dưng như cô và anh, có thật là tình anh em, để anh ấy phải bỏ ra nhiều công sức như vậy không?
Võ Châu Phương