VỠ TĨNH MẠCH THỰC QUẢN
Bấy lâu nay, nhìn những tấm hình của anh Nguyễn Gương trên trang nhà tôi thầm khen anh là người đàn ông có cái dáng phong độ mà không biết anh bị bệnh. Khi đọc bài “ Nguyễn Gương- Cây viết lạc quan của trang nhà” của anh Lương Minh mới biết là anh bị bệnh, và bất ngờ khi nghe anh nói bệnh của anh là vỡ tĩnh mạch thực quản do xơ gan.
Bệnh xơ gan làm sao làm sao vỡ tĩnh mạch thự quản, chắc thầy cô và anh chị trong trang nhà không mấy ai tường tận. Xin phép anh Nguyễn Gương cho phép em giải thích thích những nét cơ bản về bệnh lý này mà không đi sâu vào bệnh xơ gan.
Trước hết chúng ta tìm hiểu sơ lược hệ thống tuần hoàn của gan.
Thông thường, bất cứ cơ quan nào, bộ phận nào trong thể con người, cũng được mang máu đến để nuôi dưỡng bằng động mạch và được mang máu đi bằng tĩnh mạch. Gan là cơ quan đặc biệt, máu đến gồm cả động mạch và tĩnh mạch, đó là động mạch gan và tĩnh mạch cửa* .
– Động mạch gan mang máu đến gan từ tim ( chiếm ¼ tông lượng máu đến).
– Tĩnh mạch cửa chiếm đến ¾ lượng máu đến gan, máu này đến từ hệ thống tiêu hóa như: dạ dầy, ruột già, ruột non, lá lach tuyến tụy…
– Cả 2 nguồn máu động mạch gan và tĩnh mạch cửa đổ chung* vào các xoang mạch của tiểu thùy gan, sau đó đi vào tĩnh mạch trung tâm tiểu thùy và tập hợp thành tĩnh mạch gan. cuối cùng đổ về tĩnh mạch chủ dưới để đi về tim.
Ở bệnh xơ gan, nhu mô gan bị xơ chay cảng trở sự lưu thông máu trong gan, máu từ tĩnh mạch cửa bị ứ động phải tìm con đường khác để đi về tim, đó là đi qua những vòng nối giữa tĩnh mạch cửa và tĩnh mạch chủ mà bình thường những vòng nối nầy không có chức năng.
Khi tĩnh mạch cửa máu càng ứ động làm tăng ạp lực; áp lực càng thì càng tăng lượng máu qua những vòng nối, làm chúng bị giãn ra và biểu hiện qua những triệu chứng như sau:
1_Vòng nối tĩnh mạch thực quãn dạ dầy: Thông thường giãn tĩnh mạch thực quản không gây ra dấu hiệu nào trừ khi chúng bị vỡ. Lúc đó có thể thể hiện các triệu chứng sau:
- Nôn ra máu.
- Đau bụng.
- Chóng mặt.
- Đi cầu ra phân đen.
- Đại tiện ra máu (một vài trường hợp hiếm gặp).
- Sốc (ở những trường hợp nặng, do mất quá nhiều má
2- Vòng nối tĩnh mạch quanh rốn: Ta thấy xuất hiện tĩnh mạch màu xanh chung quanh rốn càn về sau càng rõ và to đôi khi giống một búi giun .
3 Vòng nối tĩnh mạch hậu môn trực tràng, khi giãn thường xuất hiện thành từng búi gọi là búi trỉ, cũng có thể bị vở đi cầu phân đen hoạc đi cầu ra máu.
Trước đây bệnh nhân vỡ tĩnh mạch thực quãn vào bệnh viện, với bệnh cảnh nặng, mặt bệnh nhân xanh xao vì mất máu; khi chẩn đoán đúng bệnh thì mặt của bác sỉ còn xanh hơn mặt bệnh nhân vì sử trí rất là khó khăn. Dùng phương pháp nội khoa, nhiều trường hợp không kết quả, còn phẩu thuật vô cùng phức tạp và nguy hiểm. Ngày nay nhờ vào sự tiến bộ của nội, bệnh vỡ tĩnh mạch thực quản giảm đi sự nhuy hiểm, nhiều ca được cứu sống, qua nội soi chẩn đoán được chính xác và có thể dùng phẩu thuật để cầm máu cho bệnh nhân tương đối an toàn.
BS Võ Châu Phương
Ghi chú:
- Thường máu động mạch hà tĩnh mạch không trộn lẫn, máu động mạch đến bộ cơ quan nào được phân chia thành những động mạch nhỏ, rồi nhỏ dần tận cùng bằng mau mạch, sau đó đổ vào tĩnh mạch rất nhỏ, những nhánh rất nhỏ nầy tập hợp lại những tĩnh mạch lớn hơn cuối cùng đổ vào tĩnh mạch chủ về tim.
- Tĩnh mạch cửa ( pfortader) còn gọi làn tĩnh mạch gánh, nhận máu từ hệ tiêu hóa, máu nầy chứa nhiều chất dinh dưỡng chưa hoàn chỉnh và có nhiều độc tố; bất lợi cho cơ thể. Máu nầy đi qua gan, ở gan những chất dinh dưỡng nầy tiếp tục chuyển hóa và chất độc được phân giải nhờ vậy mà cơ thể không bị ngộ độc hoặc nguy hiểm.
Đọc qua bài của bác sĩ Võ Châu Phương rồi, ta luôn ghi nhớ rằng, nguyên nhân chính là do cái miệng của ta mà ra, vì máu từ hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh mà phải đến lá gan lược lại…hihi…Bs ui các thực phẩm bên ngoài bi giờ vô số độc, cả thuốc men cũng tác dụng 2 chiều, xin hỏi Bs uống thuốc giải độc gan như thuốc nam Diệp hạ Châu ( làm bằng cỏ chó đẻ) thường xuyên được không?
Cảm ơn nhiều bài viết rất hữu ích của Bs. Chúc bác sức khỏe, bình an. Chi Phi Rom
Cảm ơn câu hỏi rất hay của chị Phi Rom, câu nầy thuộc về đông y nhưng làm người thầy thuốc cũng phải biết những kiến thức cơ bản, nên xin trả lời chị như sau:
Cây Diệp hạ châu hay còn gọi là CCĐ (cây chó đẻ), có tên khoa học Phyllanthus urinaria L.
CCĐ theo đông y có công dụng trong chữa các bệnh gan, đường ruột, đường tiết niệu, chứng bệnh ngoài da,… đồng thời có tác dụng tốt trong tiêu độc, lợi tiểu, sát trùng, thanh can, điều kinh, thông huyết, hạ nhiệt, lương huyết,… Về sau có một số nghiên cứu cho thấy CCĐ điều trị được viêm gan siêu vi B.
CCĐ có tính chất thống huyết và lương huyết ngoaì ra nó còn có đặc tính như một thuốc trụ sinh nên không thể dùng mỗi ngày. Một số người không biết đã dùng đến phải mất mạng như trường hợp chia sẽ như sau: “Mẹ tôi đi khám bệnh được bác sĩ cho biết bị chai gan. Trong vòng 3 tháng mẹ bị vàng da, nghe người bà con giới thiệu uống CCĐ sẽ hết, mẹ liền gọi về Việt Nam nhờ kiếm dùm. Họ phơi khô, xào trong nồi gang, hạ thổ gửi qua Mỹ. Mẹ tôi nấu nước uống trong vòng 1 tháng thìå sụt gần 10kg, khoảng 2 tháng sau bị chảy máu miệng mũi, đi tiêu ra máu, sau đó thổ huyết rồi chết. Vì thế, mọi người phải cẩn thận với CCĐ”.
Bác sĩ Phương ui nếu uống thuốc có tác dụng phụ hại gan mà bệnh thì phải uống thuốc làm thế nào giảm tác hại của thuốc cho gan cám ơn bác sĩ đã giải thích cho mọi người biết.
Chị Nguyễn Thị Bé kinh mến, rất vui mừng chị tham gia trang web. Thấy chị rồi người em này chưa có dịp trao đổi, câu hỏi của chị cũng là một điều băn khoăn lo lắng của nhiều người. Trong cơ thể con người thận thì loại chất độc ra khỏi cơ thể, còn gan là cơ quan đặc biệt giải độc được cho cơ thể. Phần lớn thuốc vào cơ thể được chuyển hóa tại gan trước đào thải qua đường mật hoặc qua thận. Phần lớn thuốc đưa vào cơ thể là không độc nhưng sau khi chuyển hóa trở nên độc cho chính gan.
, nhiều thuốc có hại cho gan như thuốc dùng rất là nhiều để chữa bệnh, nóng sốt, đao nhút như họ ACETAMINOPHEN, paracetamol; thuốc chữa bệnh lao như: isoniazid (INH), rifapicin, steptomycin…thậm chí dùng vitamin A quá liều cũng bị. Biết là độc nhưng chứa bệnh phải uống. Giảm bớt độc có nhiều cách nhưng để có hiệu quả trong lúc dùng thuốc ăn rau cải, trái cây, uống nhiều nước, đặc biệt những rau có màu xanh đậm. Nên đang dùng thuốc mà phải dùng loại thuốc nào khác giải độc cho gan thì phải thận trọng.
Rất cám ơn BS Phương, những ý kiến trả lời của BS Phương tôi đã hiểu biết hơn về cách ngăn ngừa bệnh gan liên quan tới dùng thuốc tôi thường xuyên ăn rau xanh tự trồng và trái cây nhà trồng nhưng bản thân lại bị bệnh dạ dày và đường ruột nên ăn nhiều rau và trái cây lại bị đi phân lỏng không phải tiêu chảy một ngày chỉ đi một lần nhưng trị hoài không hết .
Chị Nguyễn Thị Bé thân mến! bệnh dạ dầy và đường ruột ra sao? chị có facebook hay email để liên hệ không? Nếu được chị cho tôi để tôi trao đổi thêm về những bệnh này, xem còn giúp gì cho chị được không.
Bs Phương thân mến chị có facebook Bé Nguyen Thi chị bik viêm dạ dày còn ruột thì thường xuyên bị sôi lụp bụp mổi sáng thưc dây là phải chạy ngay vào toilet đi đại tiên ăn trái cây như cam bưởi ,uống sữa cũng bị khó tiêu đau bụng v.v..Cám ơn sư nhiệt tì nh của Bs Phương.Chúc em nhiều sưc khỏe phục vụ nhân dân.
Nhờ bài viết của BS Châu Phương mình biết rõ hơn nguyên do bệnh tình của mình hơn 6 năm nay( nằm viện 6 lần, thủ thuật nội soi 5 lần). Mình vẫn sinh hoạt hàng ngày được do sự tận tình của các BS ở BVCR và lạc quan của bản thân. Xin cảm ơn BS Châu Phương và các bạn.
Anh Nguyễn Gương kính mến, tôi rất kính phục tài năng của anh, và bái phục phần chịu đựng của anh. Quá hình tôi cũng có cảm nhận nào đó về bệnh,những thú thật không nhận ra anh bị bệnh. Hy vọng anh có thêm sức khỏe. Anh nên tranh thủ nghỉ ngơi.
BS Võ Châu Phương thân mến ơi ! Xin BS cho biết men gan cao là gan như thế nào can uống gì ,ăn gì cho gan khỏe lại ,cám ơn Bs .
Trước hết cám ơn chị Võ Thị Lài đã xem qua bài và đặt câu hỏi. Thắc mắc của chị cũng là đều quan tâm của nhiều người, ở đây em xin trả lời sơ lược cho chị và thành viên trang nhà rõ nếu cần em sẽ viết một bài thật là chi tiết.
Men gan là gì? Trong cơ thể chúng ta hằng ngày tế bào gia đi rồi chết được thay thế bằng tế bào mới. Tế bào gan cũng vậy, nhưng đặc biệt tế bào gan khi chết phóng ra enzym gọi là men gan để đưa vào máu. Ở người bình thường men gan nầy dưới 40 UI/L. Nếu men gan tăng lên cao nói lên gan đang bị tổn thương.
Khi đi xét nghiêm men gan sẽ thấy như sau là bình thường:
SGOT: 20-40 UI/L hay còn gọi AST ( Aspartate trasaminase)
SGPT: 20-40UI/L hay còn gọi ALT (Alanine transaminase)
GGT: 20-40UI/L (Gamma Glutamyl transferase)
Men gan cao gặp trong trường hợp nào?
@ Men gan tăng do nhiều nguyên nhân, chính yếu là do viêm gan như viêm gan A, B,C, viêm gan do rượu.
@ Bệnh đường mật như sỏi mật, giun chui ống mật, viêm túi mật.
@ Men gan tăng do uống nhiều rượu bia
@ Men gan tăng do những bệnh ngoài gan như: Như nhiểm trùng nặng như nhiểm khuẩn huyết, bệnh sởi..
@ Men gan tăng do thuốc như dùng thuốc lao (INH, rifamixin…), thuốc thuộc nhóm fluoquinolon (ciprofloxacin), acetaminophen (paracetamol, tydol, efferalgan…
@ Men gan tăng không do bệnh như hoạt động thể lực mạnh.
Hậu quả của men gan cao, men gan cao kéo dài giảm tuổi thọ, dễ xãy ra biến chứng như xơ gan, ung thư gan.
Sử lý khi gặp men gan cao
Tuy nguyên nhân mà điều trị.
Khi men gan 40UI/L đến 80 UI/L không cần dùng thuốc đặc trị mà chủ yếu ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý và ngủ đầy đủ.
Hạng chế ăn chất béo, dầu mở, đường: hạng chế dùng thức ăn chứa chất bảo quản.
Nên ăn đủ chất, tăng lượng rau quả tươi; đăc biệt không nên bỏ bửa nào, ăn uống không đủ cũng làm tổn thương tế bào gan.
Điều trị men gan cao tuy nguyên mà có cách điều trị thích hợp. Trong trường hợp men cao đơn thuần cây CÀ GAI LEO rất có hiệu quả trong điều trị men gan cao đã được nhiều nhà nghiên cứu công nhận.
Nhiều nghiên cứu thấy cây cà gai leo rất hiệu quả trong chửa men gan cao
Còn gì vui hơn khi trang nhà có “BS gia đình” riêng cho tất cả các anh chị em. Mọi thắc mắc về bệnh tật có thể nhờ BS Võ Châu Phương giải đáp và cố vấn nên từ đây anh chị em chúng ta sẽ yên tâm hơn khi biết rõ được căn bệnh của mình mà chữa trị.
Mọi người vui mừng nhưng BS Võ Châu Phương sẽ cực và tốn thì giờ hơn nhiều; với tinh thần “lương y như từ mẫu” cũng như sự gắn bó với các thành viên của trang nhà, chắc chắn Võ Châu Phương luôn sẵn lòng giúp đỡ và cố vấn cho những người cần đến kiến thức cũng như sự hiểu biết của BS trong phạm vi y học.
Ấm áp làm sao khi chúng ta, các thành viên, cùng giúp đỡ, cùng chia sẻ, lúc vui cũng như lúc buồn không khác gì anh chị em trong một đại gia đình. Cầu mong tình thân này được chúng ta phát huy và duy trì mãi mãi.
Cô Hồng Khanh kính thương! Cảm ơn cô lúc nào cũng góp ý hết tình hết lý, và có lòng tin nơi học trò. Học trò rất vui và hạnh phúc được góp phần nhỏ của mình cùng mọi người; cô thầy nào anh chị em nào có vấn đề nào về y khoa xin đừng ngần ngại cứ hỏi, nếu biết học trò sẽ tả lời ngay, cònn những điều nào chưa biết học trò sẽ nghiên cứu hoặc hỏi đồng nghiệp sẽ sớm câu giải đáp. Xin chúc cô luôn vui và khỏe.
BS Châu Phương ui
Rất cám ơn BS đã cung cấp thông tin rât bổ ich về bệnh Vỡ tĩnh mạch thục quản.
Xin BS cho biết thêm làm thê nào để phòng được bệnh này
Cảm ơn chị Phan Lương đã đọc qua bài, cảm ơn câu hỏi nầy của chị. Trong y khoa phòng bệnh rất là quan trọng, phòng bệnh giúp cho sức khỏe tốt và ít tốn kém. Vỡ tĩnh mạch thực quản do tăng áp lực tĩnh mạch cửa và do nhiều nguyên nhân. Ở phạm duy bài viết nầy là do xơ gan, em sẽ nói sơ qua cách phòng ngừa xơ gan, làm cách nào để có thể tránh được về bệnh xơ gan như sau.
Bác sĩ Chín < tôi thường gọi Võ Châu Phương như vậy> đã từng viết những bài về sức khoẻ như trên và chia sẻ với bè bạn từ lâu chứ không phái mới là hôm nay; mong VCP thỉnh thoảng dành chút thì giờ tiếp tục viết về đề tài sức khoẻ, ngoài mục thơ văn, thì tốt lắm lắm.
Anh Nha kính thương, cảm ơn những ý kiến của anh. Nghe lời anh em sẽ viết thường về y khoa những bệnh thường gặp, hoạc những bệnh đang hiện hành. Mỗi lần em viết về vấn đề y khoa lấy tên bs Võ Van Chín, lần này láy tên quen thuộc với mọi người là Võ Châu Phương, và cũng dễ trao đổi. Anh Lương Minh thấy em viết về y khoa nên thêm cho chữ bs , thôi cũng cám ơn anh ấy. Chúc anh luôn vui khỏe và nhiều sáng tác.
Có bác sĩ – nhà văn trong trang nhà, thật là quý hiếm, thật là ấm áp, em Châu Phương ạ!
Cảm ơn chị Nguyễn Thị Hạnh luôn dành những tình cảm ấm áp cho người em nầy. Chúc chị luôn mạnh khỏe.
Bài viết về chuyên khoa thật cần thiết và hay cho tất cả mọi người , cảm ơn BS Võ văn Chín , nhà văn , nhà thơ Võ Châu Phương ,,,, nhiều nghiệp quá ! Hihi
Hoành Châu ( Gia đình C )
Cảm ơn chị Hoành Châu, tại em trai của chị ham vui, viết bài tham gia cùng thành viên, cũng có dịp để trao đổi cùng anh chị và mọi người cho thêm tình cảm. Cũng nhờ anh chị khuyến khích nâng đở nên em cũng có tiến bộ.
Ngày nay bệnh tật dẫy đầy, cho nên vấn đề quan tâm đến sức khỏe thì hình như ai cũng chú ý đến. BL rất cảm kích bạn cùng niên khóa với mình thật là đa tài, vừa là văn sĩ, thi sĩ, bác sĩ! Nhưng cái chính là một BS giỏi hay chia sẻ những kiến thức về y học cho ACE trang nhà hiểu biết thêm để ngăn ngừa bệnh và ai mắc phải bệnh thì biết bệnh mình mà yên tâm điều trị…
Cảm ơn bạn Võ Văn Chính về bài viết ” VỠ TĨNH MẠCH THỰC QUẢN” rất hay và bổ ích. Mong rằng anh Nguyễn Gương thông qua bài này của bạn mà an tâm điều và sớm ngày bình phục.
Bạch Lộ thân mến, cảm ơn bạn đã đọc qua bài nầy và viết những lời tốt cho người bạn cùng khóa. BS giỏi thì không dám nhận,nhưng có lòng có lòng với mọi người. Hy vọng một ngày không xa dược gặp các bạn cùng khóa.
Chờ mong ngày gặp lại bạn hiền!
Võ Châu Phương ơi, chị thường xuyên sử dụng thuốc chống suy dãn tĩnh mạch và glucosamin, vì sợ uống thường xuyên như vậy sẽ bị ảnh hưởng tới gan nên hay uống thêm giải độc gan BAR, như thế có tác hại gì không? Giải thích giúp chị. Cảm ơn em, chúc em luôn vui.
Chị Hoa thương cảm ơn sự tin tưởng của chị. Thuốc giúp giãn tĩnh mạch là thuốc gì mà chị đang dùng choem biết.
A) Thuốc Glucosamine là thuốc hạng chế quá trình thoái hóa của khớp, ngày nay rất nhiều người sử dụng sau tuổi 45, và góp phần vào chữa viêm khớp mãn.
Nếu không bị dị ứng thuốc, không bị tiểu đường hay rối loạn về máu có thể dùng lâu dài. Khi có những biểu hiện này thì phải dừng thuốc lại.
Đang dùng thuốc thấy hồi hợp , tim đập nhanh.
Chán ăn, đầy bụng gầy đi.
Thấy những những màng bầm bà con thường gọi bị chó ma cắn.
B) Thuốc BAR là loại thực phẩm chức năng gồm có ba thành phần:
cao actiso, cao biển súc và lá bìm bịp nói chung là từ thục vật . Giúp ngan ngừa các bệnh về gan, giúp thanh nhiệt, giải độc, trị táo bón lợi tiểu nhẹ.
Dùng vừa phải và có thời gian nghỉ thì tốt hơn.
Khi dùng lượng nhiều và liên tục đi khi nó không giải độc được cho gan mà lại có hại; cho nên dùng khi cần thiết.