NHỚ SÀI GÒN

Ngày đăng: 14/09/2017 09:57:45 Sáng/ ý kiến phản hồi (10)

Hổm rày nói chuyện với thằng bạn ……Tao nhớ Sài gòn quá mày ơi ….mà thiệt, tôi nhớ Sài Gòn quá đỗi…

Nhớ Sài Gòn, tôi nhớ cái xóm nghèo của tôi, xóm lao động dọc con kênh Nhiêu Lộc, đường Trương Minh Giảng . Tôi nhớ những con hẻm cong quẹo từ đường cái vào tới nhà. Tôi nhớ cây mận nhà bác Hai Thuế nhô ra gần nữa hẻm , nhớ những cây Ngoc ̣ Lan , Bạch Mai ba tôi trồng trước hiên nhà, nhớ con kênh đen ngòm những chiều nước lớn từng đám lục bình dập dềnh trôi nổi mông mênh …..

 

 

image1 (7)

                                                Kinh Nhiêu Lộc xưa và nay

 

Nhớ Sài Gòn, tôi nhớ những chiều mưa, tôi ngồi bó gối trước hiên nhà , lặng nhìn những bọt bong bóng tí tách vỡ tan , nghe giọng ru con của bà mẹ trẻ nhà hàng xóm sao não ruột …Trời mưa bong bong phập phồng, mẹ đi lấy chồng con ở với ai ……Nhớ Sài gòn, tôi nhớ con hẻm vắng những sớm tinh mơ, cây Trạng Nguyên nhà thím Ba từ từ đổi màu đỏ thẫm trông thật đáng yêu . Tôi nhớ những đêm trăng sáng, khoảng trời nhỏ bé trong xóm tôi như thênh thang hơn, và bầu trời kia như cao hơn , cao hơn …. Nhớ Sài gòn, tôi nhớ con đường rợp lá, hai hàng cây cao , và những tàn cây như quyện vào nhau, để tôi thong thả đạp xe chậm rãi giữa vòm cây xanh mát ..đường Bà Huyện Thanh Quan, đường Đoàn Thị Điểm, đường Trần Quý Cáp …..sao tôi yêu, sao tôi nhớ những con đường này quá . Đường đến trường đi học của tôi đó …..Đường của tuổi thơ đẹp đẽ của tôi ……

 

 

image2 (2)

                                                                Con đường rợp lá

 

Nhớ Sài Gòn, tôi nhớ những quán cà phê cóc gần nhà , quán ở đường Hồ Xuân Hương, quán ở Yên Đổ gần tu viện Mai Khôi , quán cô Tư đường Lý Thái Tổ ….nơi tôi vẫn gặp gở bạn bè bên ly cà phê đen và những điếu thuốc lẻ vào cuối tuần ….. Nhớ Sài Gòn …tôi nhớ tới đường đến trường Y, đường đến bệnh viện Chợ Rẫy, BV Bình Dân, mỗi ngày tôi vẫn đón đưa Hồng đi học, đi thực tập …..Tôi nhớ những đêm trắng, trực phòng mổ ở BV Hùng Vương, BV Nhi Đồng ….nhớ những tách cà phê vợt nóng hổi, uống tỉnh cả người sau những ca gây mê khó khăn mà dì Tám thương yêu đưa cho …Uống đi thằng nhỏ, dì Tám mới pha đó con …..Con thuốc hút hông, Tám mua cho con ? Nhớ Sài Gòn, tôi chả nhớ gì lắm chợ Bến Thành, những con đường Tự Do hay Lê Lợi ….đơn giản là hồi còn bên nhà chẳng mấy khi ra tới đó. Sài Gòn của tôi, thế giới của tôi thu gọn vào những sinh hoạt, đi học đi làm mỗi ngày

Khi tôi ở đất là nơi tôi ở .

Khi tôi đi ,đất bổng hoá tâm hồn …..

 

image1 (8)

                                                        Công viên Tao Đàn

Vườn Tao Đàn ngày xưa Misa đi Việt Nam thăm ông bà ngoại về, chụp hình khoe cha ….Tôi hớn hở hỏi con …Con ra Tao Đàn hả con ….ráng so sánh lại với nhữnh hình ảnh trong ký ức những ngày xưa họp bạn Hướng Đạo ở đó ….con ghé trường cha hả con …con ghé Thư Viện Quốc Gia hả con ? Misa thương cảm ôm vai, nắm tay cha. Cha à.. . Sài gòn của cha không còn nữa đâu. Cha xa Sài gòn quá lâu rôi, giờ nhiều thay đổi lắm , đông đúc ồn ào lắm cha , chả còn những con đường rợp lá cha vẫn kể cho con nghe đâu. Hãy cất Sài gòn vào nỗi nhớ của cha đi thôi ..tội cha con ….Tôi vẫn để yên tay mình trong tay con gái, mông lung nhìn ra vườn, nhè nhẹ thở ra, mà nghe như những giọt nước mắt lặng lẽ rơi ngược trong lòng ……Sài gòn ……

Nguyễn Thế Vinh

Hình: nguồn net

Có 10 bình luận về NHỚ SÀI GÒN

  1. Qua bài viết của anh, em đã hình dung được một Sài Gòn xưa, với xóm lao động nghèo, con hẻm nhỏ, con kênh Nhiêu Lộc đen ngòm, con đường rợp lá, hai hàng cây cao vào những đêm trăng sáng….tuy nó rất đơn sơ, nhưng nó là Sài Gòn của anh, với biết bao nhiêu kỷ niệm của lứa tuổi vàng son, hoa mộng!
    Em là một thôn nữ nhí ở tỉnh Sadec (thời ấy), chưa kịp biết Sài Gòn xưa thì giờ đã thành Sài Gòn nay rồi! Nhưng em vẫn thấu hiểu và trân trọng nỗi nhớ da diết và hoài cổ của anh! Cũng như Misa, em gửi đến anh “hãy cất Sài gòn vào nỗi nhớ của anh đi thôi ..tội cho anh!”   

  2. Sài Gòn ngày xưa chỉ còn trong ký ức vì Sài Gòn ngày nay đã thay đổi quá nhiều. Tôi đã về thăm Sài Gòn ba lần, thất vọng càng ngày càng nhiều vì không thể nào tìm lại được hình ảnh của những ngày xa xưa.

    Con đường Trương Công Định, trong suốt thời Trung học đệ nhất cấp tôi đã đi mòn chân, ngày hai buổi đến trường mà tôi chẳng nhận ra được, cho đến khi tới cổng vườn Tao Đàn. Con đường vắng lặng, phần lớn chỉ là những nhà để ở, nay thành khu phố buôn bán tấp nập, tràn ra cả vệ đường nên mặt đường chừng như chật hẹp đi nhiều.

    Vườn Tao Đàn thì chưa có dịp vào thăm nhưng cũng đoán được là đã biến dạng. Thôi thì nói như Nguyễn Thế Vinh ” hãy cất Sài Gòn vào nỗi nhớ” để khỏi bị thất vọng.

    Cách viết của Nguyễn Thế Vinh phảng phất cách viết của Trầm Hương (Ptt), rất độc đáo vì văn và thơ quyện vào nhau, khó mà phân biệt được.

    Chào mừng Nguyễn Thế Vinh đến với trang nhà, chắc chắn sẽ còn được đọc nhiều bài viết hay của tác giả.

  3. NHA nói:

    Tâm sự chung của những “người Sài Gòn xưa” mà tôi là một trong những người đó dù chỉ đến/ở đi học rồi rời trong khoảng  1961- 1965 và lại đến / đi do công việc hay thăm viếng…cho đến lúc phải sống ly hương.

    Mọi việc đều thay đổi từng “đơn vị thời gian nhỏ nhất mà chúng ta có thể tưởng tượng“, chúng ta phải chấp nhận,  thì “Sài Gòn xưa” dẫu không còn về hình thức nhưng tôi tin rằng “hồn của Sài Gòn xưa“, sẽ bàng bạc mãi với thời gian và biết đâu “nó” sẽ hồi sinh một lúc nào đó; biết đâu?

     

  4. Trầm Hương Ptt. nói:

    Đối với Nguyễn Thế Vinh tôi có thật nhiều kỷ niệm những ngày dạy học ở P.ky-Lhp…
    Khi tôi là giáo viên chủ nhiệm lớp em 11C5 . Phải đi thăm nhà từng học sinh, nhất là những học sinh cá biệt, gặp gở phụ huynh các em, trao đổi việc học hành các em ở trường.  Vinh đề nghị chở tôi đi, em đạp xe đến nhà tôi , định chở tôi trên xe đạp của em. Trời nắng chang chang, tôi nói …Vinh lấy xe Honda của cô đi đi. Sau khi hai thầy trò nhìn địa chỉ từng h.s trong lớp , vẻ bản đồ cho tuyến đường theo từng điạ chỉ để khỏi phải mất thời gian di chuyển. Nhờ có em, tôi có bạn đồng hành, người hiểu rỏ những con đường , con hẽm quanh co…Cả buổi chiều,  tôi gần như thăm được hầu hết nhà h.s. Khi chở tôi về đến nhà, Vinh cười nói với tôi…Cô ơi…đây là lần đầu tiên em chạy Honda…!!! Chở cô mà trong bụng em đánh lô tô!!!
    Rồi em, thi đậu tú tài, em phải đi nghỉa vụ quân sự, đánh trận ở Campuchia, em bị thương nhẹ, về thăm tôi, em gầy gò , hóc hác, em kể tôi nghe , một số em trong lớp bị tử trận, em cười, nói mình còn may mắn !!!Em còn nói..Cô à, em đã bắt và hiểu được câu cô giảng trong bài Tình đồng chí..” Đêm nay, đồng hoang sương xuống, nằm kề bên nhau, chờ trăng lên…đầu súng trăng treo..” khi em nằm gát đêm, và cảnh thực đã hiện ra trước mắt em…
    Tuy xa nhau, nhưng mỗi lần tôi qua Mỹ, em vui mừng đón tôi, em và các bạn em vẫn như ngày nào, vẫn giữ tinh thần tôn sư trọng đạo, cho dù bây giờ cô già và các em cũng không còn trẻ… Cám ơn em đã là học trò cô… Vinh à.

     

  5. Hoàng Hưng nói:

    Tôi cũng nhớ Sài Gòn lắm. Tôi cũng có người bạn, nhà bên kênh nước đen, rất gần Trương minh Giản. Chiều chiều hay qua Trương minh Giản ăn uống.

    Nhà cô Phan ngọc Tần dạy anh văn Tống phước Hiệp, vừa qua cầu Trương minh Giản, bên trái, hướng từ Sài Gòn vô Lăng Cha Cả.

    Tôi cũng nhớ xóm nhà gần chợ cây Thị của tôi, trong xóm đa số người Bắc, nghe các cô gái Bắc nói chuyện ngọt ngào lắm. Không phải như Nguyễn tất Nhiên nói đâu, “nhớ điêu ngoa nhưng giả bộ ngoan hiền”

  6. Nguyễn Thị Hạnh nói:

    Chào Thế Vinh đến với trang nhà

    Tiếp sức Cô mình trổ tài bạn nha!

  7. VÕ THI LÀI nói:

    Anh Thế Vinh thân mến !Đoc bài “Nhớ Sài Gòn ” của anh thật cảm động , em không là người Sài Gòn nhưng qua bài viết của anh em hình dung từng con đường góc phố nơi anh ở cũng như nơi anh đã đi qua. Em ở tỉnh nên ít biết về Sài Gòn,em chi biết ở quận 5 có đường An Bình, có nhà hàng Đồng Khánh và vài con đường khác …v…v…Không bao giờ tim lại được SaiGon ngầy xưa của  anh nữa, tất cả đã đổi thay. Thôi thì như cháu MiSa nói”hãy cất SaiGon vào nổi nhớ của cha đi thôi”

  8. VÕ THI LÀI nói:

    Anh Lương Minh sang thật từng ăn nhà ở nhà hàng Đồng Khánh , đúng như anh Hoàng Hưng nói . Riêng em chỉ đi qua lại nhìn vào thôi .

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác