Xuân trên đất Vĩnh của Võ Châu Phương
Mùa Xuân đã về, xuân qua vùng đất Vĩnh
Nắng hanh vàng, hoa nở khắp tĩnh thành
Ước làm sao! Người người sống an lành
Cho những cánh đồng, lúa xanh bát ngát.
Mùa xuân về, vang bên tai tiếng hát
Tiếng trẻ thơ mầm non hát ở trường
Thương làm sao, hởi những chú chim con
Nép bên mẹ, sáng đến trường còn lạnh
Tôi đã thấy mùa xuân về đất mẹ
Thấy quít Tam Bình đang nỡ nụ khoe hoa
Bưởi Binh Minh (1) hoa nở thơm cả nhà
Dân Long Hồ vui ca mừng lễ hội
Vĩnh Long quê tôi, mùa xuân đồng nội
Vùng Liêm được mùa, lúa chín đầy đồng
Trà Ôn (2) tôm nhiều, cá lội đầy sông
Nghe câu hát, câu hò, câu vọng cổ.
Mùa xuân miền Tây, hết mùa nước đổ
Măng Thích ngọt ngào vú sữa, dừa tươi
Bình Tân đón khách với những nụ cười
Đất khoai tím (3), nay mở nhiều công xưởng
Mùa xuân về yêu thương và nhớ tưởng
Những tiền nhân vì nước quên thân
Phan Thanh Giản gương sáng một công thần
Đã tuẫn tiết theo thành theo vận nước
Quê hương Vỉnh Long người dân tiếp bước
Chung một bàn tay xây dựng quê hương
Mùa xuân về chan chứa bao yêu thương
Hoa mai nở, mẹ ơi vui đón tết.
Mời bạn đến quê tôi miền nắng ấm
Sông nước hữu tình đậm nghĩa anh em
Vĩnh Long ơi! Tết đến bên thềm
Chúc bình an, chúc người người vui Tết.
Võ Châu Phương
(1) Quít Tam Binh, Bưởi Binh Minh, nổi tiếng đã có trong tục ngử ca dao của tỉnh Vĩnh Long như sau:
“Vĩnh Long giàu bưởi Bình Minh
Cam quít Tam Bình, đồng lúa Vũng Liêm
(2) Nói về huyện Trà Ôn thì phải nói đến vọng cổ, nơi miền sông nước đã sinh ra một danh ca nổi tiếng cả nước- nghệ sỉ Út Trà Ôn. Ông tên Nguyễn Văn Út tức Mười Út.
(3) Đất khoai tím, Bình Tân là một huyện nông nghiệp nổi tiếng về khoai lan tím Nhật. Ngày nay bình thuận là nơi du lịch sinh thái, cũng rất phát triển về công nghiệp và thủ công nghiệp.
Qua bài thơ của thi sĩ Võ Châu Phương, tôi thấy cả ước mơ và sự giàu đẹp của V.L , không phải chỉ khi xuân về mà đó là V.L quê hương cuả các học sinh TPH qua bao thế hệ ấp yêu giử gìn.
Cô Phạm Thị Trí kính mến! Cảm ơn cô đã đọc bài thơ của học trò, còn ghi những cảm nghĩ của cô. Chúc cô sức khỏe dồi dào, gia đạo yên vui và sáng nhiều bài thơ đi vào lòng người.
Tình tự quê hương là tất cả những gì mà một người xa quê vẫn luôn ấp ủ trong tim. Với Võ Châu Phương Vĩnh Long là quê hương êm đềm thắm đượm thân tình mộc mạc, là đồng lúa chín, là bưởi, là cam, là khoai sắn ngọt ngào, là câu hát, câu hò, câu vọng cổ nghe như ai rót mật vào lòng….
Những dịp Tết đến, những người xa xứ cảm thấy lòng như chùng xuống khi nghĩ đến quê nhà với bao nhiêu kỷ niệm gắn bó, tuy vậy tác giả cũng không quên chúc mọi điều tốt đẹp cho quê hương của mình.
Cám ơn Cô Hồng Khanh đã viết phản hồi cho bài thơ học trò. Cô nói rât đúng người xa quê lúc nào cũng nhớ về quê hương, và nhất là lúc Tết về. Bên thềm năm mới học trò thương chúc cô được dồi dào sức khỏe, sáng tác cũng khỏe, luôn gặp may mắn.
Nhớ quê đến thuộc lòng vùng miền và đặc sản từng miền, thật đáng quý, chúc Võ Châu Phương năm mới nhiều niềm vui và hạnh phúc.
Cảm ơn chị Hoa Đăng, Tết đến rồi, em nhớ không khí ngày Tết ở vùng quê , mọi người bận rộn chuẩn bị biết bao nhiêu thứ cho ba ngày Tết. Tết cũng là nùa lúa chín, là mùa lễ hội nhiều đình làng tở chúc mời ca đoàn hát bọi về làng, là mua thu hoach nhiều cây trái trong đó có vú sữa, nhới về nó và mang nó vào thơ. Chúc chị khỏe nạnh và có nhiều sáng tác mới.
Võ Châu Phương thân mến !bài ” Xuân Trên Đất Vĩnh ” rất hay ,sinh động,tình cảm yêu mến quê hương ,tác giả đi từ vùng miền ,từng loại sản của quê hương . Vĩnh Long bây giờ là thế đấy bạn ơi,rất mừng bạn vẫn nhớ về Vĩnh Long thân yêu.
Cám ơn chị chị họ, cám ơn những tình cảm chị đã dành cho người em nầy. Chúc chị một cái tết anh khang thịnh vượng.
Khổ thơ thứ do kỹ thuật đảo một vài chữ trong câu, xin chỉnh đổi lại như sau:
Mùa xuân về, vang bên tai tiếng hát
Tiếng trẻ thơ, tiếng hát trường mầm non
Thương làm sao, hởi những chú chim con
Nép bên mẹ, sáng đến trường còn lạnh
Bốn câu thơ nầy nói lên sự đổi mới ngày nay về giáo dục ở quê nhà , ngày xưa thường lớp khởi đầu là lớp 1 nhưng bây giờ xuất hiện trường măm non khắp nới, con em đi học rất sơm bởi những lớp của trường mầm non.