VIẾNG MỘ LỘC ĐÌNH TIÊN SINH
Ngày 8/10, Lương Minh được sự ủy thác của nhóm cựu HS Tống Phước Hiệp NK76 tại TPHCM về Lấp Vò viếng Thăm nơi an nghỉ của nhà văn Nguyễn Hiến Lê. Nguyễn Hiến Lê là một cây bút danh tiếng, ông đã xuất bản được hơn một trăm bộ sách, về nhiều lĩnh vực: văn học, tiểu luận phê bình, gương danh nhân, du ký, dịch tiểu thuyết, trong đó được nhiều người biết sớm là sách học làm người… Tính ra, số bộ sách của ông được xuất bản gần gấp 1,5 lần số tuổi của ông, trung bình mỗi năm ông hoàn thành ba bộ sách với 800 trang bản thảo.
Nguyễn Hiến Lê có bút danh Lộc Đình, năm 1980 ông về TP. Long Xuyên sống và viết Hồi ký Nguyễn Hiến Lê, và hoàn thành vào tháng 9/1980. Ông bệnh và mất ngày 22/12/1984 tại Bệnh viện An Bình, Quận 5, TPHCM, hưởng thọ 73 tuổi. Linh cữu của ông được hỏa thiêu ngày 24/12/1984 tại Thủ Đức.
Sau khi hỏa thiêu, di cốt của ông được đem về chôn cất trong khuôn viên nhà bà Nguyễn Thị Liệp (người vợ thứ hai của ông) ở TP Long Xuyên. Sau đó bà Liệp xuất gia có pháp danh là Thích nữ Huệ Đức, đến năm 1999, bà Liệp tạ thế và được an táng trong khuôn viên chùa Phước Ân ở Rạch xã Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò,tỉnh Đồng Tháp thì tro cốt của ông cũng được đặt bên trên phần mộ của bà.
Lương Minh cùng với nhà văn Ngô Khắc Tài, Nguyễn Ái Dân , Trương Kim Thuấn đã viếng mộ và thắp hương cho tiên sinh tại chùa. Do còn đi nhiều nơi nên không trò chuyện kịp với sư trụ trì chùa Phước Ân.
Viết theo lời kể của Kim Thuấn
Bài và ảnh Lương Minh
Kim Thuấn- Ái Dân- Ngô Khắc Tài- Lương Minh
phần bài vị và ảnh trong chính điện
Rất đáng quí làm sao , tấm lòng của kẽ hậu sinh dành cho bạc tiền bối. Nếu có linh hồn, chắc thầy Nguyễn Hiến Lê cũng đang mĩm cười chào đón phái đoàn TPH.VL .
Sách của tác giả Nguyễn Hiến Lê chiếm đại đa số trong tủ sách xưa của tôi lúc còn đi học ,, Lần viếng thăm của các nhà văn nầy mang ý nghĩa rất lớn đối với người xưa trong mắt người đời sau !!.
Hoành Châu (Gia đình C )
Các ơn các bạn đã cho mình biết thêm đôi điều về nhà văn Nguyễn Hiến Lê, cây đại thụ mãng sách học làm người của nước ta, và cũng là người có sách bị… luộc nhiều nhất nước.
Luc còn đi học tôi rất thích đọc sách của ông,tôi thích nhất là quyễn “Quảng gánh lo đi và vui sống “. Đọc sách ông,nhưng tôi không rõ về tiểu sử của ông. Hôm nay nhờ anh Lương Minh mà tôi biết ông Nguyễn Hiến Lê còn có bút danh là Lộc Đình. Cám ơn anh Lương Minh nhiều, lúc trước anh Minh đội nón nỉ trông anh giống diển viên Nguyễn Chánh Tín, còn bây giờ trông anh giống Bảo Quốc quá .