Trân Châu Cảng

Ngày đăng: 7/12/2014 10:33:42 Chiều/ ý kiến phản hồi (11)
 
        “Teki” trong tiếng Nhật âm giọng theo Anh ngữ, chữ đó đồng nghĩa là enemy, dịch nôm na là quân thù. Vậy quân thù một thời của người Nhật là ai. Xin trở lại những khoảnh khắc khủng khiếp của những người được xem là “quân thù” vào ngày nầy đúng 73 năm trước.
Hôm đó là chúa nhật 7 tháng 12 năm 1941, bắt đầu lúc 7 giờ 55 phút sáng trên vùng trời trong xanh bình yên của căn cứ Hải quân Pearl Habor, cái ổ của Hạm đội Thái Bình Dương trên đảo O’ahu, thủ phủ của Hawaii.
 

        Những phi cơ của Hải quân Thiên hoàng cất cánh từ 6 Hàng không Mẫu hạm của họ nơi vùng biển hướng bắc và bắc đông bắc cách đảo Oahu khoảng 250 km để tấn công mục tiêu của Mỹ nằm ở cực nam đảo ấy. Rất tâm lý và thật kỹ lưỡng, người Nhật chọn điểm tập trung để phát động cuộc tấn công. Một vị trí ai cũng biết rất nguy hiểm cho hạm đội trong các cuộc hải, không chiến thời đó. Vị trí mà họ nghĩ rằng người Mỹ không thể nào ngờ để phòng bị bằng tàu ngầm hay tàu nổi. Cũng nhờ chọn điểm nầy, mà người Nhật có thêm may mắn, gây cho các đài ra-đa mới mẻ của người Mỹ lầm tưởng là máy bay bồ nhà của họ từ đất liền bay ra đúng hướng đã thông báo trước. Sự trùng hợp xui rủi cộng với ỷ lại đã gây ra hiểu lầm chết người, không thể cứu vớt thảm họa định mệnh cho người Mỹ.

0 0 ml

        Với 2 đợt không tập, từng đoàn  phi cơ của Nhật chia thời điểm tấn công liên tục các mục tiêu bằng bom, thủy lôi, đạn chiến 20 li gắn trên cánh. Phi công Nhật nhanh gọn đánh chìm những tàu chiến hạm đội của Mỹ đang buông neo trong vịnh biển khép kín và các máy bay còn nằm lềnh khênh phơi thân tại căn cứ không quân mặt đất.  Các mục tiêu khác như kho bãi yểm trợ và phòng ốc Bộ chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương trú đóng chung chung quanh căn cứ hải quân cũng ăn bom đạn tả tơi.  


        Trong 90 phút, 350 máy bay Hải quân Nhật, từng tốp gầm rú gần như làm mưa gió chủ tình hình đối với sự phản công không đáng kể của hệ thống phòng không từ mặt đất. Bom đạn Nhật thả sức cày nát các phi đạo, các hangar và vô hiệu các máy bay chiến đấu của các lực lượng không quân Mỹ đồn trú trên đảo. Phi công Nhật phá hủy là làm hư hại 340 máy bay của các lực lượng Không, Hải quân Mỹ. Người Nhật đã loại khỏi vòng chiến gần phân nửa tổng số 50 tàu chiến của Mỹ có mặt hôm đó gồm Thiết gáp hạm, khu trục hạm và tuần dương hạm. Chỉ có 4 Hàng không mẫu hạm cơ hữu của hạm đội, vì nhiều lý do khác nhau lần lượt  di chuyển ra khỏi căn cứ trước đó một vài ngày đến vài tuần, là thoát cơn bão lửa.
        
        Cuộc không tập của Nhật gây tổn thất sinh mạng cho phía Mỹ lên đến con số 2.403 người chết và 1.178 thương tật. Nặng nhất trút cho phía hải quân, kế đến không quân và thủy quân lục chiến. Trong khi tổn thất phía Nhật nhẹ tênh với 64 người chết, 29 chiếc máy bay bị bắn rớt và chìm 4 chiếc tầu ngầm bỏ túi đã xâm nhập vịnh cảng Pearl cùng lúc với cuộc không tập.

        Như con cọp phải liếm vết thương đang nhỏ máu ròng ròng, chính phủ Mỹ tức thì tuyên bố chiến tranh với Nhật. Hitler trả đủa tuyên bố chiến tranh với Mỹ. Cả nước Mỹ lao vào 2 hướng lốc xoáy chiến tranh khủng khiếp.

Trong khi các tướng lãnh quân phiệt Nhật hả hê với chiến thắng dễ dàng, thì Đô đốc Yamamoto là kiến trúc sư của trận Trân Châu Cảng, ông ta lo lắng cho vận mạng nước Nhật. Trong men say, người Nhật không nghĩ đã chọc ông khổng lồ Mỹ nổi giận. Người ta chỉ nghĩ dù Mỹ có muốn hay không muốn nhảy vào cuộc chiến, thì với tổn thất đó đã ngăn Mỹ không thể can thiệp sớm hơn, đủ thời gian cho Nhật rảnh tay nuốt trọn một phần Châu Á.

        Những đế quốc ôm mộng hoặc đang ra tay bành trướng, họ luôn có tâm lý xem mọi người như thù địch, nghi ngờ những người không cùng phe sẽ cản trở bước tiến bá quyền của họ. Tiên hạ thủ vi cường, hay là thà ta phụ người, không để người có dịp phụ ta. Vì thế mà Đức quốc xã bất thình lình tấn công Sô Viết khi hòa ước bất tương xâm ký kết giữa Hitler và Stalin vẫn còn hiệu lực. Và, quân phiệt Nhật lặng lẽ vô cớ đánh úp Trân Châu Cảng. Cả hai trường hợp hạ thủ đê hèn đó cũng chỉ vì mong muốn được vi cường trên đường tham vọng.

Một Lúa

Tờ báo địa phương Honolulu Star-Bulletin, xuất bản ngày 7-12-1941, vài tiếng đồng hồ sau trận không kích của Hải quân Nhật vào Pearl Harbor. Vì chưa có con số tổn thất được thông báo chính thức, nên tờ báo loan tin tổn thất sinh mạng lúc đó chỉ bằng 1/6 thực tế.

 

 

***Phóng tác theo National Geographic và Honolulu Star-Bulletin

Có 11 bình luận về Trân Châu Cảng

  1. Nguyễn Văn Lần nói:

    Ngày 7.12 là ngày tui được cho tiền lương vào thẻ ATM ! Mừng hết sức, vì Trân Châu Cảng không ở gần Tam Bình hồi nẳm !

  2. Một Lúa nói:

    Anh Cả ôi
    Anh coi qua là tui mừng rùi, anh nhắc tiền bạc làm gì. Lúa hiểu anh mờ. Nhưng anh có đãi cà phơ, tui không từ chối.

  3. Hoành Châu nói:

    Trong chiến tranh người ta có thể dùng mọi thủ đoạn dù biết nó đê hèn ,,,để được chiến thắng , Tham vọng bá quyền số 1 đã gây biết bao đẫm máu. Cảm ơn anh Một Lúa có ý nhắc nhở anh chị em trang nhà một bài học xa xưa mà xem ra rất hữu ích ! Hoành Châu (Gia đình C)

    • Luong Minh nói:

      Anh chị em trang nhà đọc cho vui, chớ không ai có khả năng gây ra chiến tranh thế giới cả. À mà cũng có thể học để không gây chiến tranh trong giá đình, phải không HC ?

  4. Một Lúa nói:

    Chị Hoành Châu và Lương Minh.
    Mỗi năm vào ngày 7 tháng 12, người ta tổ chức kỹ niệm trận Trân Châu Cảng. Mấy năm trước, có sự hiện diện của những người tham gia 2 phe Mỹ và Nhật thời đó. Người Mỹ sống sót và những cựu phi công Nhật tay bắt mặt mừng nhớ lại chiến trường xưa. Ý nghĩa những lần kỹ niệm không một chữ hay một động tác nào gọi là gợi lại thù hận cả.
    Lúa tui sử dụng chữ “đê hèn” trong bài, có lẽ ảnh hưởng lời của Tổng thống Franklin Roosevelt trong ngày đó “A date which will be live in infamy” (tạm dịch: Cái ngày sẽ sống mãi trong sự khinh bỉ”. Đúng ra tui phải dùng chữ tiểu nhân trong bài mới đối chọi với các hành động anh hùng của những bậc võ sĩ đạo xa xưa. Cám ơn Hoành Châu nhắc nhớ một kế sách xưa nay “binh tất yếm trá”. Cám ơn tất cả các bạn ngó qua bài đọc cũ kỹ để giải trí, nghe chơi rồi bỏ.
    Một Lúa

  5. Trịnh Như Thuỳ nói:

    Anh Một Lúa thiệt là đa tài nghe ( thơ, tuỳ bút, truyện, câu chuyện nhà nông, bình luận bóng đá … nay lại thêm xã luận !). Nhưng phải nói “Trân Châu Cảng” của anh quá thích hợp trong thời điểm này, khi cụm từ “những con tàu lạ” xuất hiện thường xuyên trên báo chí VN … ( Hu!hu!)

  6. Phi Rom nói:

    Đọc bài Trân Châu Cảng của bác Lúa, ấn tượng thật, lâu rồi mới đọc được nhắc lại sự kiện chiến tranh thế giới rất hấp dẫn, trước kia tui đây rất thích đọc truyện những trận chiến thế giới, những cuốn truyện càng dầy càng thích đọc, đọc mà còn sợ hết… hihi…

  7. HOA ĐĂNG nói:

    Lúa đệ ơi, hình như còn hậu Trân Châu Cảng nữa, viết tiếp đi. Anh cả Lần ơi. nếu vô thẻ ATM, thì đã có từ ngày 5 hoặc 6 hàng tháng chớ đâu đến trận Trân Châu Cảng ngày 7 lận./

  8. Một Lúa nói:

    Như Thùy.
    Bình loạn lung tung tóe là tật cũ tán gẫu của Lúa. Cám ơn Như Thùy coi qua và cho cmt.

  9. Một Lúa nói:

    Phi Rom
    Nhân ngày người Mỹ tổ chức kỹ niệm trận đó chốn cũ, mình mò mẫm viết “ăn theo” vậy thui. Còn đọc sách dầy cui như Phi Rom thì không đọc nỗi. Chỉ khi nào đêm trường vò vỏ, mới lôi báo cũ ra đọc, được 18 chữ là ngồi ngái rùi, lọa thiệt.hihi

  10. Một Lúa nói:

    Chị Hoa Đăng và anh Cả,
    Dạ chào chị HD, đệ sẽ viết một bài hậu Pearl Harbor.
    Anh Cả ui, hồi xưa tui ăn lương nhà binh, khoảng lưng lững gần đây ăn lương nhà bàn (nghề lái dĩa bay trong nhà hàng, hihi). Bi giờ sức không phẻ lại còn già háp, tui lui về trồng bầu mướp, không hiu không hậu, tạm thời ăn lương nhà bếp (vợ con). Tới tháng họ hùn nhau phát cho tui bằng tiền mặt nên không cần trương mục và thẻ nhựa cà kéo. Tháng nào xài quá lố thì tìm một chủ dễ thương mà năn nỉ ứng trước. Có lẽ nhờ chung một họ nên đôi khi tui có quậy quạng mà chưa nghe có vụ hăm he cúp lương, trừ bỗng.
    Nhờ vậy mà thảnh thơi, an tâm mần lơ thơ ngắm lá chiều đông, hihihi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác