Gà Đẻ Ra Nửa Trứng?
Mười một giờ đêm mà ngồi cô độc nhìn phin cà phê nhỏ giọt ton ton xuống chiếc ly thủy tinh trong vắt. Mùi cà phê Colombia trong chất nước nâu đỏ ngan ngát trong đêm yên lặng. Chất nước đen nóng giúp mình tỉnh hồn, gợi lại đủ chuyện xa xưa, nhớ có thời thưởng thức hương vị của một ít cà phê trộn bắp cùng rang cháy khét với chút cau khô để lấy thêm chất chát.
Ai trả tui về sinh hoạt ăn ngủ bình thường lúc nào không biết để mừng. Đồng hương trong vùng xóm mới nầy cũng bộn. Đồng bịnh tương lân, họ nháy nhó với nhau, có chàng thanh nhiên biết uống rịu đế từ ấp 5 mới đến vài tuần. Khách khứa đến thăm thường là thanh niên đủ mọi trạng tuổi và hầu như ai cũng thích uống bia. Tuy họ sống ở đây 5-10 năm trước đó, nhưng có một số ít thanh niên sồn sồn vẫn chưa quên được tật hù ma mới. Cái tật đó tui đã từng nếm rồi nên không lạ. Lúc còn ở Phi, mình nghĩ con nhiều cha sống nhà khác nóc. Người ta chỉ gặp nhau 6 tháng rồi cả đời khó gặp lại, cho dù có chơi nhau cho đã miệng mát lòng thì ai chẳng biết ai. Còn chỗ đã là căn cư nầy, dù không chắc gặp mỗi tuần, nhưng cơ hội thấy nhau sẽ không phải hiếm.
Người mới đến thường rất dễ thương, mình dĩ nhiên cũng không ngoại lệ. Vì thế ai nói sao, mình chỉ hề hề. cho dù có người nói con đà điểu 3 chân thì mình nghĩ ngay rằng con đó bị sư tử vồ mất một giò mà may mắn nhanh chân thoát chết.
Một chiều cuối tuần như những cuối tuần đầu tiên trên nước Mỹ. Hình như cả bàn tiệc hôm đó tranh nhau lên sô ngợi ca nước Mỹ. Một tay coi bộ trẻ hơn tui, y không biết bắt chước ở đâu, ra một câu đố rất bình dân:
– Tui đố các cha, vỏ chuối ở nước nào cũng bỏ. Vậy vỏ chuối ở Mỹ, người ta làm gì?
Hỗm nay thường bị những câu đố gài trick, vì thế mà bà con cảnh giác trước câu đố có vẻ dễ òm. Cả xóm im lặng là vàng, ngần ngại ló ra bị hố. Cũng thằng cha đó, hắn khoái trá nhìn tụi tui không dám bước tới bởi sợ sụp hầm:
– Thì người Mỹ cũng vất đi vỏ chuối như người ta.
Trong lúc bà con tiếc hùi hụi câu trả lời dễ ợt. Có một anh khác già dặn hơn tay vừa rồi:
– Cánh gà ở Mỹ còn gọi cánh trâu (buffalo wing) gân cốt thịt da mập mạp, ngon số một hoàn cầu. Mấy cha còn biết gì nữa không, gà mái công nghiệp ở Mỹ đẻ mỗi ngày trứng rưỡi.
Nghe tới đây, Lúa tui không hết nhịn nỗi. Chuyện năm châu tui nhịn các cha, vụ gà đẻ trứng tròn vo trong ổ tui thuộc làu cả đời ở quê. Không đợi cho ổng ngừng lại, tui cắt ngang lúc ổng đang ngon trớn thao thao.
– Xin hỏi anh, gà đẻ trứng tròn vo tui thấy hoài. Gà đẻ nửa trứng là đẻ làm sao?
Anh ta trố mắt nhìn tôi, nhưng không nổi giận:
– Gà đẻ mỗi ngày trứng rưởi, có nghĩa là 2 ngày 3 trứng, có nghĩa là 16 tiếng đẻ một trứng. Có nghĩa là chủ trại gà set up computer tự động mở đèn 8 tiếng xả máng cho gà ăn cho uống, 8 giờ kế tiếp tắt đèn cho gà ngủ. Bất kể ngoài trời sớm tối trời trăng.
Gần giống như mấy tuần chú ngủ ngày thức đêm hôm trước. Chú em ấp 5 ơi!
Một Lúa
Hình mượn trong fb của Phương Nga
Một đứa em cũng có vai vế ở gần cầu Pestillot đố tui :
– Đố anh cả 2 câu, nếu trả lời đúng, em chịu 1 kết bia và ngược lại.
– Hỏi đi !
Câu thứ nhất : Tại sao Lan và Điệp đang tâm sự trong chùa, mà chú tiểu lại khóc?
Câu thứ hai : Tại sao Lan đóng cửa lại rồi mà Điệp lại kêu thống thiết : Lan ơi ! Hãy mở cửa cho anh vào !
Tui biết chắc là trả lời thế nào cũng thua, như kiểu giải thích : gà đẻ 2 ngày 3 trứng. Nên nói : thôi, tao chung trước 1 kết bia, mầy nói ra đi !
Nó trả lời :
1.Lan tâm sự với Điệp, để không ai quấy rầy, nên ra cắt dây chuông, chuông rớt trúng chú tiểu.
2.Lan đóng cửa lại, Điệp còn bỏ quên đôi dép Lào ở trong phòng.
Anh Cả,
Được đi chung chuyến tàu ra Trung với các danh hài. Lâu quá cũng không thể nhớ hết những gì họ tếu:
Trên một chuyến tàu đường xa như hôm nay, có một sư tổ chuyên trị các câu đố hóc búa toàn cầu. Ngồi chung toa tàu cũng có một nhóm học sinh khoảng 15-16 tuổi rất lanh lợi, họ trên đường về quê nghĩ hè. Nhóm học sinh nầy bài ra chuyện đố lẫn nhau để giết thì giờ. Sư tổ ngồi kế bên ngứa miệng.
– Các em có muốn chơi đố vui có thưởng với qua. Mỗi bên ra câu đố 1 lần, qua thua sẽ trả các em 10 đồng, qua thắng ăn các em 1 đồng thôi.
Đám học trò im lặng suy nghĩ, có một đứa mạnh dạn:
– Tụi cháu chơi với chú.
Mỗi bên đã ra 2 câu, tụi học trò thua cả 4 lần, câu thứ 5 như vầy:
– Cháu đố chú, con vật gì ở đồng bằng thì đi 4 chân, khi leo núi đi 6 chân.
Sư tổ giải đố á khẩu rất lâu, ông ta tuyên bố chịu thua, ấm ức hỏi thằng học trò là con gì.
Thằng nhỏ im lặng móc trong túi ra 1 đồng đưa cho ổng.
– Một đồng cháu trả cho cái không biết câu nầy của cháu. Chú cũng đừng quên 10 đồng cho cái không biết của chú.
Anh Cả có nghĩ Sư tổ nầy dám chơi tiếp tục.
Hi hi
Đúng là hậu sanh khả quí rùi
Sư tổ gặp Tổ Sư
PL,
Về vụ gà đẻ nửa trứng
Dân ấp năm mần tán dở lắm, xin nể tình quen biết người chung xã, đừng quở nhé bạn trẻ
Chiện đốt đèn cho gà ăn ngủ theo ý mình rồi đẻ thêm trứng, tui cũng biết. Nhưng viết ra cho có đầu có đuôi như vầy thì…chịu! Thiệt bái phục ông Một Lúa.
Anh Quách Đào,
Hồi xưa tui cũng có tật nói cụt ngũn, cứ bị rầy hoài. Nhờ nghe đoạn băng thằng osin vẻ một đường dài sọc từ lúc trồng dâu nuôi tằm, kéo kén dệt lụa, thợ đo cắt may thành áo sang trọng khoát lên người phú hộ. Để rồi bị tàn thuốc mà đầu tiên nó thấy cháy một điểm nhỏ, hết đọc bài báo cáo cho đủ râu ria, thì chiếc áo của ông phú hộ cháy trụi thân sau.
Lâu không gặp anh. Chúc vui khỏe
Bái phục các sư huynh !!!
Vậy mới biết lý do các chiến hữu “quên đường về” khi có cơ hội gặp nhau…
( hi!hi! )
Chào Như Thùy,
Ai có máng vào cái nghiệp “thiên bôi thiểu” thì chuyện quên đường về không lạ. hihi
Như Thùy thân mến ! Hỏng biết Một Lúa như thế nào, chứ như tui thì có rùi. Đừng chọc, hơi nhột !
Cũng vậy thôi, Anh Cả ôi!
Anh còn nhột, tui đã chai. hêhê