VIẾNG CHÙA SƠN AN
Hỏng biết Ông Sãi nhà ta lúc rày tơ duyên trắc trở ra sao mà mới vừa đi Đà lạt để giải sầu vì lục dục thất tình …Nay lại trở xuống Vĩnh long rủ lão gia bạch mi Trương Mẫn kiếm chùa quy y Tam Bảo, tìm đường giải thoát. Dường như từ lâu ,anh đã ưng ý chọn chùa Sơn An gần cầu Cái Sơn ở xã Thanh Đức làm nơi nương tựa.
Quyết lòng tìm đến Sơn An
Cầu mong chư Phật phước ban độ đời
Trước khi đi, anh còn mời thêm Nữ sĩ Hoành Châu và tôi theo để cổ vũ tinh thần. Mọi người đều tỏ vẽ rất tâm đắc và phấn khởi. Dịp này tôi rất may mắn và hạnh phúc được Hoành Châu tặng quyển sách ĐỨC PHẬT VÀ PHẬT PHÁP của dịch giả Phạm Kim Khánh thật là quý hóa vô cùng. Xin chân thành cám ơn HC.
Có lẽ ông trời cũng cảm động vì tấm lòng chúng tôi, nên đã “rơi lệ”hơi nhiều làm cho đường xá rất khó đi nhưng được cái rất mát mẻ . Sân chùa đã ngập nước, Hoành Châu phải vất vả lắm mới qua được.
Thầy trụ trì chùa là Đai Đức Thích Tịnh Hòa hãy còn rất trẻ và đẹp (chỉ hơn bốn mươi tuổi),vui tính hiếu khách và hòa nhã thân thiện với mọi người. Thầy ân cần mời chúng tôi vào phòng trà đạo rất lịch lãm trang trọng đúng phong cách người Nhật. Thầy mời chúng tôi tự chọn, muốn uống loại trà nào trong 3 loại (Nam, Trung,Bắc) thầy sẽ pha chiêu đãi. Cả bốn chúng tôi đều đồng ý chọn trà Bắc. Không còn gì thú vị bằng: ngoài kia trời mưa bay lất phất,chúng tôi chiêm ngưỡng từng thao tác uyển chuyển pha trà sành sỏi của Thầy Hòa..
Khói tỏa hương trà thơm bát ngát
Lâng lâng nghe Phật pháp cao xa.
Phía trước và bên hông chùa là hai vườn hoa lan thật tuyệt vời : Toàn Mocara và Vanda.
Những hàng Mocara và Vanda cao ngất ngạo nghể, bụ bẫm đầy màu sắc rực rỡ lấm tấm những hạt nước mưa còn đọng lại như những hạt kim cương lóng lánh đã làm say mê nhiếp ảnh gia Trương Mẫn nảy giờ nắn nót bấm mãi không thôi…
Thú vị làm sao! Khi ngoài trời mưa rơi rơi , môi từ từ nhấp từng ngụm trà thơm, tai nghe tiếng líu lo của mười hai con sáo của thầy Hòa nuôi tự do từ nhỏ mà không bỏ đi bao giờ…
Được biết Chùa Sơn An trước đây chỉ là một ngôi chùa nhỏ được thành lập cách nay tròn 80 năm (1934) đã có cây bồ đề cũng ngần ấy tuổi trông rất hùng vĩ,uy nghi nhất vùng. Ngày nay chùa càng ngày càng hưng thịnh,phát triển mạnh mẻ hơn về mọi mặt đó là nhờ công đức của toàn thể Phật tử và Nhà chùa tu hành đúng chánh pháp.
Lại bàn về chuyện hai thí chủ muốn xin quy y, Thầy trụ trì nhìn cái laptop của ông sãi và cái camera của lão nhiếp ảnh gia và thầy thương tiếc phán rằng:
–Này nhị vị thí chủ ơi! Nợ trần chưa dứt được đâu!Xin hai thí chủ quay mau trở về! Trang Nhà (TPH-VL) còn lắm người mê! Việc nhà việc nước bỏ bê sao đành! Thiện tai!Thiện tai!!! Cơn mưa chiều hơi nhẹ hạt! Chúng tôi cáo biệt ra về! Hẹn ngày trở lại…
Tin Phú Thạnh.–Ảnh Trương Phú.
H1 Đại đức Tịnh Hòa đang pha trà
h2
h3 vườn lan bên cạnh
h4
h5 kỳ hoa dị thảo chốn thiền môn
H6
Đọc bài, xem ảnh …tất cả tạo cho mình một ước muốn đi tu. Chỉ là ước mơ vì mình không có căn-cơ và nay thì lòng trần thêm nặng giống như Laptop và máy ảnh đã tăng thêm trọng-lượng của hai thí-chủ.
Cái đọng lại trong lòng tôi sau cùng là những ngậm-ngùi cho các ngôi mộ (may là bằng xi-măng mới còn thấy được) nằm rải rác trong chùa. Một câu chuyện kể về các ngôi mộ này?
Nói tới rồi nói lui: Thôi thì dù sao những linh-hồn nương-náo trong các ngôi mộ nếu có/còn, vẫn được hạnh-phúc hơn những ngôi mộ ngoài ruộng/núi/rừng khác.
Hồng Ẩn ơi! Chắc là phải viết một chuyện nữa thôi. Những ngôi mộ này đã có từ hồi mới lập chùa. Thời gian đã bào mòn lịch sử ký ức cuộc đới…Đang tìm cơ hội đây.
Lão Ngoan đồng Phú Thạnh phóng bút lần ni có duyên quá thế, càng ( coi ) càng khoái.
Rằng hay quả thật là hay. Nhai bụm ớt hiểm nó cay thể nào
Nói thế thôi chứ con chim sáo của thầy Tịnh Hòa không ăn ớt, ăn thức ăn riêng. Khi thầy gọi — Mười đứa ơi, là lũ chim tựu về. Các bạn thấy nơi thưởng thức trà, thấy nghỉ đêm cũng nơi đây luôn, cảnh chùa với lan, nơi đàm đạo, như mời gọi chúng mình đến viếng, gởi lại những bận bịu phiền toái bên ngoài…
Anh ơi,Anh có thấy khộng?
Mười con chim sáo chẵng đi
Thương chùa mến chủ : A DI PHẬT ĐÀ
Từ bi vốn tại lòng ta
Tu duyên kiếp trước nay đà đến nơi
Anh Phú Thạnh kính ,bài viết về viếng cảnh chùa Sơn An thật hay từ phong cảnh xa gần đến ý nghĩa trà đạo ,có điều anh nên nhắn nhủ những người chưa đến chớ vội tìm LAN ,,,,và còn khá nhiều vị vô hình đáng kính thất kinh lắm ( mộ lạ quá nhiều !! ) , phải cao tay ấn như vị Hòa Thượng Thích Tịnh Hòa mới được , còn các vị sơ cơ như Hoành Châu đây xin bái biệt , sao ngán quá, thờ ông bà ở nhà cho chắc ăn , Nam Mô A Di Đà Phật .
An tâm HC ơi! ” Chẳng may Điệp đến tìm Lan/ Dây chuông bằng sắt chớ lo ngại gì !!! Hì…hì..(Vụ này bảo đảm 100% vì trong lúc tác nghiệp chợp ảnh hoa Lan, anh Trương Mẫn đã thấy dây chuông còn chắc lắm)…
Sự kết hợp của nhóm tao nhân mặc khách của trang nhà trong việc đến vãn cảnh , viết bài , chụp ảnh giới thiệu làm hình ảnh về ngôi chùa Sơn An và Thầy Tịnh Hòa thêm phần thu hút khách thâp phương muốn được một lần đến viếng cổ tự.
Cám ơn Nguyên Thi Hanh đã ghé đọc và chia sẻ cảm nghĩ của mình. Anh tin rằng nếu ai đã một lần đến nơi này thì cũng muốn trở lại lần nữa thôi…
Anh Phú Thạnh ơi, tuổi của ACE mình chắc cũng nên siêng đến chùa để lòng trần nhẹ bớt …..
Em rất thích những ngôi chùa cổ . Khi nào có dịp về lại Vĩnh Long sẽ nhờ anh đưa đường để vừa được viếng chùa – lạy Phật, vừa được uống trà thơm và ngắm lan, nghe chim sáo hót ….
Vĩnh long chờ đón Như Thùy
Cùng ông xã quý sá gì đường xa
Trường xưa bạn cũ mặn mà
Nhớ hoài dĩ vãng bao la thâm tình…
Đọc các vị viết làm tôi ngứa tay- trên vách cạnh cổng chùa phía bên trong thầy trồng nhiều loại Dentro lắm, mới trồng, đây là cái ngứa tay ngứa miệng mà hồi trở về anh Phú Thạnh tiếc như vầy – phải biết trước cảnh như thế ni, ta trồng thêm cái áo pa đờ suy bự, khi dạo cây nào ta thích, mô Phật một chữ, ta nhón vào bên trong một vài cây, khi trở về nhà, ta có 1 vườn lan. Rút kinh nghiệm này các bạn có viếng chùa Sơn An cứ..làm vậy..vậy..
Vụ này chắc là anh Trương Mẫn muốn nói chơi cho vui thôi chứ tui hỏng dám đâu !.
Anh Trương Mẫn và anh Phú Thạnh ơi ! ACE mình chắc kiếp trước tội lỗi ngập đầu nên kiếp này người nào cũng có lúc phải hai nghề hai tay hoặc trái nghề mới “ngoi ngóp” được ! Đã vậy giờ hai anh còn xúi trộm lan chùa thì … Ôi thôi ! kiếp “lai sinh” không biết sẽ zìa đâu ???
( Hu!hu! )
Hồi ông bà mình nặng tội thì chìm, tới thời mình, chìm ta làm tàu lặn tà tà chạy tiếp theo gương thời đại. Anh Phú Thạnh cùng cô Thùy ơi, ăn lộc chùa có phước, chôm lộc chùa phước bự lắm nghen. Nhân gian có câu: – Đời tận thế không lo chụp giưt
Tu làm gì cho cực tấm thân….Hi…hi…
Chị đã nghe thấy hết rồi Như Thùy ạ , đó là lẽ rất thường tình em ơi cũng như lễ sám hối và kinh nhật tụng vậy ,,,
Chuà này xứng đáng viếng thăm, trước ta gởi gấm tâm sự với Phật, sau ngắm hoa vui cười. Thích thiệt. Lương huynh mà trốn ở chuà này, bảo đảm quí vị trang nhà Tống ở gần xa, mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng hay hằng năm..sẽ lặn lội đường xa tới uống trà thơm phưng phức, độ cơm chùa, tối trăng rằm cùng ngắm sao, ngắm trăng vui tới Phật Di Lặc cũng cười và nói thôi thí chủ cuốn gói trở lại hồng trần đi vì ở lại đây tạo cảnh chuà vui quá tiếng cười cứ tràn về làm sao quý sư tu được. hihihi.
Wow ! cái kế hoạch cuả anh Trương Mẫn , thích thiệt à nhe ! NT mà về thì cùng đi viếng chùa này nha. Cám ơn ông anh Sãi và trang nhà giới thiệu này quá hay ! Đúng là xem xong khoái con mắt! Tu như vậy mới là tu !
Nguyễn Tuyết ơi! Sãi về chùa là đúng bài rồi, nhưng anh Sãi nhà ta mà vô chùa, sư trụ trì năn nỉ Sãi uống trà nhẹ tay, quý sư tu không được. Hỏi sao vậy, thì ra các huynh đệ của Sãi lấy hết 6 tách trà, sư không thể kê miệng vô vòi bình mà tu được.
Ở chùa gọi là tu chùa, đút mỏ bình vô mỏ mình thì gọi TU BÌNH, đều tu cả mà..