Đám tiệc làng tôi
Cầu Mới quê tôi, những dịp quan hôn tang tế không cần ai mời, trai gái trong xóm thường đến giúp. Như có một đám cưới, chủ nhà đã dự trù lâu rồi, nên việc đi mượn đồ cho đám ít hơn. Chúng tôi chỉ đi chặt lá đủng đỉnh, tàu dừa trang trí cho nhà khách, đôi khi cũng mượn thêm bàn ghế. Khi có một đám tang, trong lúc tang gia quá bối rối chưa biết sắp đặt như thế nào. Bọn con trai chúng tôi đến tìm cách dựng trại để đón tiếp khách đến phúng điếu. Làm bếp nấu nước pha trà đải khách. Mượn bàn ghế và tất cả vật dụng cần thiết. Các cô đến phụ việc nấu nướng. Có khi tang chủ quá đơn chiếc, một chị tự đi chợ mua thực phẩm ghi sổ, thanh toán sau đám, thường tiền phúng điếu đủ chi phí. Đa số những người buôn bán ở chợ tính giá nới hơn cho những đám tang, đôi khi tặng thêm cho những đám tang nghèo. Dưới bếp có cần thêm chén bát, nồi niêu, các cô ra lịnh cho bọn con trai chúng tôi đi mượn. Tôi đi mượn đồ của ai, làm dấu, ghi lại cẩn thận. Những nhóm khác đi mượn không ghi lại nên khi trả không còn nhớ đồ nào của ai. Mất nhiều thì giờ đi từ nhà hỏi lại. Có khi người cho mượn cũng không nhớ đã cho mượn món gì. Sau nhiều lần như vậy, cả bọn đặc cách cho tôi làm thơ ký. Tôi dẩn nguyên nhóm đi mượn đồ, làm dấu, ghi chép cẩn thận và cho người mang về, đi nhà khác mượn món khác.
Một hôm tôi gặp bác ba Đây, bác có tiệm bán đồ gốm khá lớn tại một góc chợ Cầu Mới, từ nhà bác bước qua nhà Phan Lương khoảng mười thước. Tiệm của bác treo bảng hiệu thật to ĐINH NGỌC ĐÂY. Bác nói với tôi: “Con đi mượn đồ từng nhà chi cho cực. Con cần bao nhiêu chén, tô, tộ. . con cứ đến tiệm của bác mượn một lần cho tiện. Xong đám rửa sạch sẽ buộc laị như cũ cho bác.” Từ đó tôi đến tiệm của bác để mượn chén tô. Lần đầu tiên không biết buộc lại như thế nào, tôi mang hết lại tiệm nhờ con gái bác chỉ tôi buộc lại. Tôi đang tập buộc lại từng chục chén. Bác đến nói với tôi, để đó em nó buộc, bác rũ tôi đến quán Kiều Hạnh uống cà phê. Làm tôi mất cơ hội thực tập buộc chén với con gái của bác. Từ đó thỉnh thoảng tôi và bác đi uống cà phê. Có lần bác nói với tôi: “Bác có ba đứa con gái, con muốn đứa nào, bác gả đứa đó.” Nghe qua cũng thích, nhưng tôi chỉ mĩm cười. Nghĩ thầm, bác có ba vợ, ba tôi cũng có ba vợ. Không cần hơn hai ba, chỉ cần bằng hai ba, chắc nhà cũng đủ loạn rồi. Không phải tôi tốt lành gì, cũng ham lắm, không “lạnh cẳng” như anh Trương Mẫn. Khoảng năm tôi mười sáu tuổi, một cuối tuần về thăm nhà, đi ngang qua nhà má ghẻ. Đứa em một cha khác mẹ khoảng sáu tuổi chạy ra ôm tôi. Tôi ôm em, tôi thương em lắm, nhưng tôi chẳng mang được gì đến cho em. Ba tôi chợt đến, chợt đi với cuộc sống của em, không cho em trọn vẹn tình cha. Tôi cố tránh chuyện đó lập lại trong đời tôi. Tôi nghĩ cứ bay lượn cho thỏa thích đi. Khi nào mỏi cánh, nhẹ nhàng đáp xuống một túp lều tranh, và an phận. Có lần tôi hỏi cô 9, sao mà liều lỉnh ưng tui. Cô 9 trả lời, tại cái thơ anh viết, anh sẽ dừng chân. Thì ra tôi đã viết thơ tình cho cô 9, và lá thư đó “thuyết phục” được cô 9, nên tôi ráng giử lời.
Có một đám tang, ngày hôm trước tôi đã mượn đồ xong xuôi rồi, ngày hôm sau định đến phụ những gì có thể làm được. Vừa đến, chủ nhà dọn cơm mời chỉ một mình tôi ăn, dỉ nhiên là tôi từ chối. Chủ nhà ôn tồn giải thích, chút nữa cúng tế bận lắm, chủ nhà nhờ tôi làm thư ký ghi sổ nhận tiền phúng điếu. Hôm đó tôi cảm thấy mình là người “quan trọng,” một mình ngồi ăn một mâm cơm. Sau đó cũng có vài đám tang khác nhờ tôi ghi sổ nhận tiền phúng điếu. Có những đám cưới cũng nhờ tôi ghi sổ nhận tiền chúc mừng. Có một đám tang, người chủ nhà nói cho tôi ghi tên người vừa đến phúng điếu, chỉ có chủ nhà đó hiểu, không ai hiểu nổi, “chị sui của chị sui của cô chồng của. .”
Hồi đám tang của ông mười Hanh, cựu viên chức Hộ Tịch xã, dượng ba Bầu Lợi sai tôi đi mua vải tẩn liệm. Mua vải về giao lại cho dượng ba, tôi thấy dượng ba chỉ cầm khúc vải xấp xấp. Sau đó dượng ba hỏi tôi, mầy mua vải ở đâu vậy, tôi trả lời (xin dấu tên) Dượng ba chửi lên, mồ tổ cha nó, bán vải cho đám ma mà cũng đo thiếu nữa. Quay qua tôi, dượng ba ra lịnh, phạt mầy đi mua vải thiếu, về nhà chở bàn máy may lại đây. Về nhà chở bàn máy may, sẳn tôi lấy thêm cây thước. Tôi đo lại xấp vải, thiếu bốn thước. Dượng ba bắt tôi ngồi may, đường chỉ cong queo như đường đi Đà Lạt. Một cô thợ may thấy vậy, cứu bồ, nhảy lên may dùm. Sau này dượng ba Bầu Lợi trở thành bạn già của tôi. Mỗi sáng tôi đi uống cà phê với ba người bạn già, dượng ba Bầu Lợi, chú chín Nam Hưng và chú Hồ Kỳ. Tất cả các đứa con của chú Hồ Kỳ đều lót chữ “hoàng” như anh em tôi. Phan Lương kể, Hoàng Hùng con chú Hồ Kỳ tặng Phương Lan một vết thẹo to đùng. Chắc vết thẹo đó không giống như vết thẹo của Vô Kỵ tặng cho cô gì ở Linh Xà Đảo trong truyện kiếm hiệp Kim Dung.
Buổi tối rời Việt Nam, đến bốn giờ chiều tôi mới nhớ lại đã đứng tên nhiều máy móc của chú chín Nam Hưng. Tôi vội vã viết đơn chạy đến phường Tư, chị thơ ký vừa đứng dậy định ra về. Tôi nói, chị sui ơi, làm ơn ở lại làm dùm giấy tờ chuyển nhượng tài sản. Chị sui chịu ở lại làm, vậy mà lúc về Việt Nam tôi quên đến thăm chị sui
Những lần gặp gở trong đám tiệc, trai gái làng tôi hình như gần gủi, thân thiện nhau hơn. Không biết có mối tình nào chớm nở trong những dịp gặp gở này không. Lúc còn ở Cầu Mới, Phan Lương có lần nào di dự đám tiệc không, hay lúc đó em còn bé lắm.
Hoàng Hưng
(trích trong “Cầu mới quê tôi” sắp xuất bản)
Anh à ! Em chỉ biết hai chị con bác Ba Đây thôi . Chị Lành là con vợ lớn nè , ko đẹp lắm , còn chị Mỹ Lệ là con bà vợ nhỏ ở dưới ghe , chị ấy đẹp lắm .Gương mặt tròn và có đôi mắt to long lanh .Chắc là anh phụ chị này cột chén dĩa rùi phải ko?Hồi đó em có quen với 1 chị con má nhỏ của anh nửa đó .Hình như chỉ lớn hơn em 1,2 tuổi gì đó .Chỉ hay đi chung với Hồng Y là cháu bà con bên ngoại em há.Anh rất giống Bác Ba nhưng lại không giống chỗ có nhiều vợ .Vậy là đủ biết chị Chín em tuyệt vời thế nào rùi nhe.
Hồi đó em cũng có đi mấy đám cưới ấy chứ .Đám cưới anh Tư con bác Năm Nhuận cạnh nhà nè.Đám cưới chị Nhung con cô Ba Kiềm gã cho chú Năm Nẫm đó .Em đi với bà em .Anh hồi xưa oai quá há .
Hồi nhỏ em rất thích uống sâm bổ lượng của quán chị Kiều Hạnh lắm .Phía sau nhà em đối diện với phía sau nhà của chị Kiều Hạnh đó.Thiếm Sáu má chị Kiều Hạnh hồi xưa làm bánh mặn ngon nhất chợ Cầu Mới đó.Con Hòa , con Kiều Mai (em Kiều Hạnh )là bạn học chung của Mộng Nguyệt , nhưng cũng chơi chung em hồi nhỏ , không biết bây giờ tụi nó thế nào rùi?
Hồi đó anh viết thư tình hay lắm hả ?
Cái ông Hoàng Hưng này kể chuyện đình đám miền nam nói chung, cầu mới nói riêng, khiến tôi nhớ lại cái kiểu mượn đồ ở quê ngoại tôi khi có đám. Ông nói chuyện còn chọt tui vô, thành ra chỉ có chuyện đó rét thôi còn các chuyện khác thì < ấm hỉnh >
Hồi học lớp Đệ tam C Tống Phước Hiệp , say mê những nhân vật , những đoạn văn hay do Cô Dương Vương Thị Tùng phân tích trong những tác phẩm của nhóm Tự Lực văn đoàn, tôi để dành tiền mua 1 số tiểu thuyết của nhóm này , trong đó có ” Xóm Cầu Mới” của Nhất Linh. Tiếc thay những sách xưa này bị thất lạc do dời nhà mấy bận.
Tên trùng tên, nay “Cầu Mới quê tôi ” của nhà văn Út Hoàng Hưng sắp xuất bản . Đọc mấy đoạn trích, dù không có Cô Tùng yêu thương phân tích, cũng thích thú say mê những người thật , việc thật , chi tiết thật của một tác giả nặng lòng với quê hương xưa cũ của mình.
Út Hưng, chị 11 đặt 1 bộ tập truyện, có chữ ký của tác giả, em nhé !
Người xưa nói” Con hơn cha là nhà có phước”, nhưng trong trường hợp này Hoàng Hưng muốn KHÔNG HƠN cha mới là có phước :đó là một quyết định đúng đắn,một quyết định đáng khen ở cậu con trai mới mười sáu tuổi ở miền quê Cầu Mới. Chính nhờ cái vụ anh đã không được học cách cột chén với con gái ông Ba Đây …để rồi còn ” bay lượn cho thỏa thích.Khi nào mỏi cánh,nhẹ nhàng đáp xuống một túp lều tranh và an phận…”Ôi túp lều lý tưởng, hạnh phúc và thơ mộng! Túp lều tranh có quả tim vàng: đó là Cô 9. Chúc mừng hạnh phúc Hoàng Hưng. Những tập quán khi có đám tiệc ở thôn quê miền Tây nam bộ nói chung đều đúng như HH kể rất chinh xác, khiến anh rất thích thú. Cám ơn HH đã cho bạn đọc trang nhà thưởng thức một bài viết thật vui…
Hoàng Hưng ơi! đọc các câu chuyện của Hoàng hưng kể, tui thán phục bộ nhớ của H H còn quá tốt, tui cũng có tuổi thơ ở quê, nhưng chuyện nhớ chuyện không, muốn kể thì không thành chuyện dài được. Bái phục! Bái phục..!
Chuyện kể của bạn già H.Hưng rất hay . Ở lứa tuổi chúng mình, hồi xưa ai cũng có 1 thời làm mấy công việc nầy. Vui lắm ! Thể hiện tình làng nghĩa xóm. Bi giờ, tìm lại kỷ niệm xưa của bọn mình hơi bị khó. Từ vùng sâu, vùng xa cở nào cũng có dịch vụ tuốt luốt. Nam thanh nữ tú chỉ đến là nhập tiệc thôi. Mong được đọc chuyện của H.Hưng viết về “Cầu Mới quê tôi”.
Chuyện kể của Hoàng Hưng thật háp dẫn,ở quê xưa người dân trong khu vực sống rất tình nghĩa ,đoàn kết gắn bó nhau khi bất cứ gia đình nào gặp hữu sự ( đám cưới, đám tang ), Chúc mừng nhà văn Hoàng Hưng với tác phẩm sắp xuất bản “Cầu mới quê tôi “
Đọc qua bài, thấy được một nhân vật nổi cộm nhất trong làng, từ cách mượn đồ lẻ tẻ, được cử làm trưởng đoàn đi mượn đồ đạt, lại càng uy tín hơn, được phong chức “thư ký” nửa chứ, ghi sổ sách, thu tiền từ đám ma cho đến đám cưới, oai thiệt! lúc đó chắc cũng có nhiều cô trong làng nghía nghía chàng thư ký hào hoa phong…phong gì ta? rồi không biết có trường hơp nào khó xử không ta??
Anh Hoàng Hưng nè , đọc chiện kể quê anh thiệt hấp dẫn và hay , cái nào cũng có tính thuyết phục được người nghe , nhưng có 1 dòng anh viết kẻ cả quá đi thôi , em thấy ma ưá gan đó nhe. ” Có lần tui hỏi cô 9…. lá thư đó thuyết phục được cô 9 . ” Tời đây cũng đủ ý rùi và có nghiã hiệp biết bao . Anh thòng chi cái câu có mấy chữ ” Nên tôi Rán dữ lời ” thiệt là đáng đánh đòn anh quá hà ! PN ơi , lúc này em bận rộn rùi , phải chi có PN thì .. hì hì ! thành huhu !!! đó !
Cám ơn Phan Lương, anh không biết tên em, bây giờ nhớ lại, anh cũng không biết tên mấy cô con bác ba. Bây giờ anh mới biết tên cô duyên dáng đó là Mỹ Lệ. Anh cũng từng khen thầm Mỹ Lệ. Hòa sau này có ra học thợ bạc với cô 9. Ngày xưa anh học thợ bạc với thầy mười Bi tốn ba chỉ. Cô 9 dạy nhiều đệ tử, không lấy ai đồng nào. Có một chuyện em nhắc, “Người ngỡ đã xa xăm. Bổng về quá thênh thang” Hồng Nhung quen với anh từ nhỏ, không nhớ thân từ lúc nào. Có lần trước khi rời Cầu Mới, anh đến gặp Hồng Nhung. Hồng Nhung đang chăm chú làm bánh, anh bước nhẹ đứng phía sau. Hồng Nhung xoay lại, đặt bàn tay dính đầy bột lên vai áo padersuy của anh. Dấu bàn tay còn in trên vai áo. Anh về gói lại, làm bằng chứng yêu Nhung. Xa Nhung nhưng anh luôn nhớ vè người con gái bé nhỏ Cầu Mới. Anh nghĩ anh có thành ông Cống, ông Nghè gì, cũng trở về Cầu Mới với Hồng Nhung. Sau này sẽ kể cho con cháu nghe chuyện tình “Thanh Mai Trúc Mã” Nhung đi lấy chồng, anh không buồn, không khổ nhưng thay đổi đời anh. Sau này anh đối xử với những người con gái đến sau, dịu dàng nhưng cũng pha chút tàn nhẩn. Càng về già anh càng hối hận chuyện thời trai trẻ. Đôi khi anh muốn đến một Thiền viện nào xa xăm, ẩn mình sám hối. Nghĩ đến cô 9 đâu có tội tình gì. Anh đi chắc chắn cô 9 buồn. Rồi hai đứa cháu nội lần lượt chào đời. Anh phải chấp nhận cuộc sống với thực tại.
Hi hi …
Vậy ra chị Hồng Nhung là mối tình đầu của anh hả?Hai người là Thanh Mai Trúc Mã à ?Sao hồi nhỏ em hỏng biết vậy ta ?Em và Khánh Vân (em chị Nhung)là bạn học, em thường xuyên ở chơi nhà Khánh Vân nè .Chị ấy sang ngang phụ anh phải không ?Chị Nhung dáng người nhỏ nhắn dễ thương lại xinh đẹp nửa .Vậy mà chị ấy cưới chú Mẫm vừa già , vừa xấu .Chắc là chị ấy giận anh nên bỏ đi lấy chồng chứ gì .Anh đó nha ! Nào là chị Tâm , rùi chị Mỹ Lệ , rùi chị Nhung nửa , không biết có điểm danh thiếu chị nào không nửa ?Hôm nào em mét chị Chín của em cho anh tiu luôn.He He
Cám ơn anh Trương Mẫn. Anh chưa kể lý do khiến cho anh rét.
Cám ơn chị 11 nhiều. Chị nhắc em mới nhớ, ngày xưa ông Nhất Linh có viết quyển Xóm Cầu Mới. Giả sử như có quyển Cầu Mới quê tôi, chắc chắn giá trị hai quyển khác xa nhau lắm. Hôm nào em bật mí quyển Cầu Mới quê tôi.
Cám ơn anh Phú Thạnh nhiều. Hôm nào mượn bài thơ “16” của anh viết một chuyện vui vui.
Cám ơn chị Hoa nhiều. Chị kể chuyện nào nhớ thôi, đừng kể chuyện quên. Em nghĩ có một chuyện chị còn nhớ mãi.
Cám ơn anh Cả. Như anh kể, bây giờ nơi nào cũng có dịch vụ. Như vậy cũng khá tiện, nhưng cũng lấy mất niềm vui của bọn trẻ. Mỗi đám đều có vài chi tiết khác khác một chút.
Cám ơn chị Hoành nhiều. Cám ơn chữ “nhà văn” nhiều hơn nữa.
Cám ơn Phi Rom nhiều. Lúc đó trong mắt cô nào cũng không có anh chàng thư ký dỏm. Chỉ có cô 9 lầm thôi. Cô nào cũng sáng suốt.
Cám ơn Nguyễn Tuyết nhiều, lần sau không dám viết kẻ cả nữa.
Đọc một dòng đã biết ngay là bài của Út Hưng ,lối nói của em không lẫn vào đâu được,từng câu chuyện,từng chi tiết rõ ràng mạch lạc, như Út đang sống ở Cầu Mới vậy .Chị rất mong nhận được bộ tập truyện của Út Hưng ,thì mới đọc một hơi đã đời (giống như lúc nhỏ Chị mê “Mỹ Linh và tôi”).Chúc em sức khoẻ,hạnh phúc.
“Tôi nghĩ cứ bay lượn cho thoả thích đi . Khi nào mỏi cánh nhẹ nhàng đáp xuống một túp lều tranh và an phận …” Anh Hoàng Hưng ơi, em e rằng chỉ bay lượn không thôi , thời trẻ anh cũng đã “để sẹo” cho bao tâm hồn … ! ( Hi!hi! )
H.Hưng ơi ! Mới nghe bạn nói : có lúc muốn vào 1 thiện viện nào đó. Tui đã phát run rồi. Có lần tui cũng suy nghĩ như H.Hưng vậy. Nhưng bi giờ thì có suy nghĩ khác rồi. H.Hoàng Hưng đừng để cô Chín biết rõ là trước đây mình đã lầm. Như lời nói của bà xã tôi lúc còn ở trên nầy : Tui chọn ông là 1 sai lầm lớn. Nhưng lỡ rồi !
Cám ơn chị 3. Hồi xưa em không có đọc quyển Mỹ Linh và tôi. Hôm nào chị kể tóm tắt câu chuyện về quyển sách này, được không chị 3
Cám ơn Như Thùy nghen. Bay lượn chứ còn khờ lắm Như Thùy ơi.
Phải nhìn nhận Hoàng Hưng giỏi thiệt. Chợ Cầu Mới nhỏ xíu mà sao kể dài thòn vậy.
Một Lúa ơi ! Biết đâu sông đã lấp rồi? Hoàng Hưng xóc dỡ dòng đời nhớ thương.
Anh Cả ơi, gặp được một thiền viện hợp với mình. Vừa bước chân vào thiền viện, lòng thấy thanh thản lạ. Không câu kinh tiếng mỏ, chỉ sống đời thiện trầm lặng, cũng đủ quên hỉ nộ ái ố. Ăn trong vô ngôn, thiền hành trong vô ngôn, nhìn chiếc lá rời cành vô ngôn. Vô ngôn không phải là không nói. Tâm yên tỉnh không gợn sống, không ý niệm. Nhìn lá rơi, chỉ thấy chiếc lá rơi bằng tánh thấy. Rồi dừng đó, không suy diển gì thêm. Cô 9 nói chuyện khéo lắm anh Cả ơi. Cô Dung nói, Hưng gặp được 9 có phước quá. 9 nói ngược lại. Có lần làm 9 buồn. 9 nói, người ta nói, em ưng anh có phước, sao anh không cho em hưởng phước trọn đời.
Tại Phan Lương làm anh có chút chao đảo, qua rùi. “Vùi sâu chôn chặt” rùi
Một Lúa ôi! Cầu Mới nhỏ xíu, nhưng nó chứa đựng một trời thương nhớ.
Cám ơn Phong Tâm đại ca. Anh chỉ cô đọng trong hai câu thơ, cũng đã chứa đựng quá nhiều rồi.