Chuyện ở Mỹ (kỳ 2)

Ngày đăng: 15/07/2014 08:46:37 Sáng/ ý kiến phản hồi (5)

Phương Nga nói rất là đúng , xăng không biết phân biệt màu da,  nhưng ý chị nói là ,  xăng bán giá cả tuỳ vùng, tuỳ khu vực,  tuỳ điạ điểm tốt và địa điểm có tiện lợi cho khách hàng  hay không. Chủ cây xăng nhập loại xăng cuả hãng nào rẻ, họ cũng cạnh tranh rẻ tới  đáng sợ, để tiêu diệt đối thủ. Người tiêu dùng thì nhắm mắt vô đổ xăng, thấy rẻ thì ham, gặp loại xăng làm tổn thọ xe sớm hơn cũng phải chịu. Chỉ có chủ cây xăng mới rỏ chất lượng và mánh thương trường  đất Mỹ. Mấy năm trước lúc kinh tế khủng hoảng, giá nhà rẻ, anh Quang kêu chị trở về VN , bán đi miếng đất ở đại lộ Võ Văn Kiệt , chỉ chưà căn nhà lại thôi.  Anh chủ cây xăng, bạn anh Quang  khuyên: “Anh chị rán chịu cực mướn nhà ở đi, lo đầu tư làm ăn như tui lúc đầu, vợ tui đòi mua nhà ở, tui nói tạm mướn nhà mà sống, ( mấy chục năm trước tôi mua chỗ này chỉ có 50.000 đ thôi ),  sau 10 năm  mình mua nhà đẹp, rộng lớn mà ở”.  Đúng vậy, anh ấy chịu cực ban đầu, bây giờ anh ấy rất thành công và giàu có, chồng làm chủ, vợ làm kế toán giao tế trong ngoài, lo mua hàng tạp hoá về bán.  Cạnh bên  anh  cũng làm chủ đứng sửa  xe hơi , anh rất là giỏi và chỉ thuê 1 thợ phụ thôi, anh có 2 đưá con, 1 đưá học  làm Luật sư (có bằng tiến sĩ ) , còn 1 đứa anh cho học ngành quản lý , giờ nó quản lý trên mấy “Brocker”. Thật ra, anh cũng có người anh vợ làm trong ngân hàng và có thể giúp đở cho vụ mua nhà ở ngân hàng , nếu có trở ngại, cần giúp, thì anh vợ ngầm giúp dùm. Anh mua nhà mới xây ngoài tiểu bang Cali  và cho thuê. Lúc mới qua, có cây xăng của người VN kinh doanh không hiệu quả, họ bán lại giá rẻ, anh khuyên anh Quang và NT nên mua đi, nhưng anh Quang suy nghĩ, chữ nghiã, kiến thức tiếng Anh, mình  không kham nỗi mà kinh doanh cái gì, đành buông tay, sau này thấy tiếc hùi hụi, vì cơ hội đâu bao giờ đến hai lần . Sau này có dịp đi ngang , thấy người chủ mới sửa sang lại và khách hàng rất đông. Thôi yên phận  thủ thường, sống tạm đủ, vậy là may mắn lắm rồi, mong con cái nên người. NT thấy các con vưà làm,vưà kiên trì học thêm để nâng trình độ thấy mà thương. Con trai  của NTcũng học cực bù đầu, thấy mà nóng ruột nhưng miễn là cố gắng, chịu học thì từ từ cũng tới “ La Mã” thôi. Con trẻ đi học, nó vay tiền, nó cũng lo lắm. Cuối năm  cha mẹ mà dư tiền thì giúp con trả bớt, cho đở gánh nặng sau này( năm đầu , con trai thiếu nợ 9.000 , ba nó ký check trả bớt cho con nó an tâm) . Năm thứ hai cũng vậy, sang năm thứ ba, nó tự giác xin chuyển trường có học phí rẻ hơn để học.  NT cũng nhờ BS Nga tư vấn  giúp ý . BS Nga nói, khi  mới qua Mỹ, còn trẻ, không có tiền, thì trường nào dạy miễn phí là nhào vô học thôi. Chính BS Nga cũng tốt nghiệp từ cái trường không danh tiếng, sau đó học từ từ, vưà làm, vưà học, vậy mà lại còn tiền để gởi về VN nưã. Con cuả BS Nga, lúc đầu cũng đòi học ở trường xịn, Bs cũng chiều, năm  sau nó biết, học xa nhà ở nội trú chật chội, không tiện nghi, nên tự động xin về trường  gần nhà  học lại từ đầu. Ở nhà có phòng riêng thoáng mát, học không hiểu chỗ nào, thì gọi điện  Bs Nga vưà  đứng máy masage  , vưà giải thích, bí chỗ khác thì ba nó giải thích, vì vậy thằng nhỏ có sức  đầu tư nhẹ nhàng hơn, học khoẻ hơn, chỉ sau 4 năm tốt nghiệp. Khi có bằng cấp rồi, có “cánh” tương đối vững vàng thì muốn chuyển bay đâu thì bay. Sau 2 năm, đứa con trai cuả Bs thỏ thẻ, mẹ ơi con phục mẹ quá , sao học khó quá mà mẹ học hay vậy, con hỏi  bà cô cố vấn ( Couselor) , bả khuyên người thầy tốt nhứt là mẹ cuả cậu đó,  nên chuyển đổi theo nghề mẹ cuả cậu đi, còn kịp.  Sau đó , con NT dường như cũng có ý thức chuyển đổi tốt hơn cho nó . Cả Bs Nga và NT rất là mừng, chỉ cầu mong con có sức khoẻ và nụ cười  vui , phấn khởi  nhìn đời , là phước hạnh rồi ! NT chỉ cầu mong cho mình còn sức khoẻ  để lo cho con, hy sinh và không mong đáp trả. Bây giờ con ngoan, vui buồn gì cũng thỏ thẻ kể cho ba má nghe là vui lắm rồi.

Nguyễn Tuyết

H1 Đại học Princeton ở bang New Jersey – Ảnh từ Internet

Có 5 bình luận về Chuyện ở Mỹ (kỳ 2)

  1. PhươngNga nói:

    Ở đây em chỉ nêu lên một luận cứ trong bài “Nơi Tôi Đang Sống”, chị cho biết là khu da trắng mua xăng rẻ hơn khu vực khác vì họ biết chỗ đi thưa gởi.  Điều đó không thực tế.  Không phải người có học thức nào cũng đụng một chút là đi thưa kiện cả.  Không một ai đi thưa vì cây xăng bán mắc.  Thuận mua vừa bán.  Anh không thích thì đi chỗ khác mà mua bán.  Nếu muốn nói cho đúng, thì phải nói tới vùng quê hẻo lánh, nơi chỉ có một trạm đổ xăng,  ví dụ vùng em đi dạy.  Xăng vận chuyển tới đó rất nhiêu khê, nên họ phải tính thêm tiền cước.  Giá bắt buộc phải mắc thôi, và cũng phải chịu cho họ khứa cổ.  Không chỉ xăng mà tất tất cái gì cũng mắc hết.  Ví dụ, bó hành lá mua ở nơi khác chỉ có 33 xu, ở đó chém 1 đô.

    Nói tới chuyện mua bán, chính những công ty đầu nậu như Costco đang giết lần mòn những chỗ buôn bán nhỏ.  Xăng Costco nhập vô tính tới hàng tỉ gallons, dĩ nhiên họ mua giá rẻ hơn là những cây xăng nhỏ.  Từ đó dẹp xập tiệm mấy cây xăng nhỏ nầy.  Làm sao cạnh tranh lại?  Thế là cá lớn nuốt chửng cá bé.  Cho nên tới một thời điểm nào, có lẽ chính phủ Mỹ nên coi lại đường hướng kinh doanh của Costco, thượng vàng hạ cám gì họ cũng bán hết, ngay cả bán hòm! Vậy là Monopoly – kinh doanh độc quyền rồi đó.

    Đây là những quan điểm của cá nhân em, không nhằm mục đích chỉ trích cá nhân ai hết.  Nói cho đến cùng, mỗi một sự việc đều có nhiều mặt để mình nhìncho tường tận.  Không thể vì ông A nói chuyện đó đúng với ổng, mình nghĩ là sẽ đúng với mình.

    Em ít khi nào phản hồi dài như vậy.  Mong chị NT hiểu mà không phiền hà gì.

  2. Hoàng Hưng nói:

    Làm Luật sư(có bằng tiến sĩ)   Tiến sĩ Toán ? hay tiến sĩ gì?  Mua lại cây xăng ế, chắc gì khỏi ế.   Chổ tui ở, xăng Costco giá 3.39. Cây xăng của một hệ thống siêu thị cũng giá 3.39 nhưng cũng được bớt thêm 10 xu một gallon như bên Phương Nga.

  3. Phi Rom nói:

    Ở VN tui đổ xăng, chẳng bao giờ để ý giá, họ tính bao nhiêu trả bi nhiêu, vì trả tiền rồi, 1 lít xăng  giá tiền bao nhiêu về nhà cũng quên tuốt, mà giá  xăng ở VN theo tui nghỉ chổ   nào cũng như chổ nấy…hi hi…nghỉ nhiều chi cho nhức cái đầu.

    • PhươngNga nói:

      Chị PR chạy xe không xa, nên ít để ý tới giá cả là phải.  Chứ bên nầy, cứ mỗi 5 ngày em phải đổ xăng, tốn khoảng hơn 70USD nên lúc nào cũng phải để ý chỗ nào bán xăng rẻ.  Tiết kiệm được đồng nào đở đồng nấy.

  4. Trịnh Thị Như Thuỳ nói:

    Chị Phương Nga ơi, cái tật của người Việt trên đất Việt, chị Phi Rom nói rất đúng . Tiền thì ít, nhưng không phải lo tiền nợ nhà và trăm thứ tiền khác như trên đất Mỹ nên cứ xài tới tới, bi nhiêu thì bi, vì đâu có nỗi lo mất việc mất nhà đeo đẳng … Em cũng giống như chị Phi Rom, tới cây xăng cứ mở nắp xăng cho họ đổ đầy rồi trả theo tổng số tiền họ nói, chẳng biết mắc rẻ gì .  Khổ nhiều rồi , nên triết lý sống :” Ai rồi cũng phải chết” , hay ” Chết là cùng” hầu như được QUÁN TRIỆT mọi lúc mọi nơi, không  tính toán hơn thua nhiều.  Chỉ có điều, cũng như ở Mỹ, cha mẹ luôn hy sinh hết mình, tập trung cho việc học của con, mong đời con vươn lên bớt khổ chớ không nghĩ gì đến bản thân mình nữa .. ( Hi!hi! )

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác