Chiếc áo mới (Phần cuối)

Ngày đăng: 5/08/2012 07:07:24 Sáng/ ý kiến phản hồi (14)

Quốc vừa đi vừa nhớ chuyện cũ, đã qua nhà Sơn một đoạn chàng mới hay. Nơi đây, nay thay đổi nhiều quá, vùng nầy phần lớn là đồng ruộng và nương rẫy, nay biến thành khu vườn với cây trái xanh tươi, nhà cửa mới đẹp mọc lên san sát nhau. Quốc còn đang lần mò tìm nhà thì đã thấy Sơn đứng sừng sửng trước ngôi nhà siêu dẹo xuống cấp trầm trọng với nét mặt hầm hầm như sẳn sàng cự địch :

 

– Tao đã trả cho mầy rồi! sao mầy còn đến đây làm chi, hởi thằng trật tự!

 Quốc nhỏ nhẹ:

 – Anh Sơn, tui đến thăm bác và anh.

 Sơn tức giận, nói một cách mỉa mai chua chát:

– Nếu trước đây thì tao tin. Bây giờ…còn bây giờ, mầy hãy đi ngay!

   Quốc thấy Sơn có thái độ như vậy, chàng càng nhỏ nhẹ và muốn giải thích cho bạn rõ:

– Anh Sơn, để tui..

 Cơn tức giận của Sơn càng tăng lên, không để cho Quốc nói thêm, Sơn hét lớn:

– Đâu có ai là anh em với mầy! Đi ngay! Đừng để tao ra tay !

 Tiếng quát tháo quá lớn, làm cho bác gái phải lên tiếng:

– Có chuyện gì?

 Sơn biết mình quá lớn tiếng đã đến tai bà má, để khổi phiền phức, chàng muốn tống cái gã đạo đức giả nầy đi tức khắc nên nói nhỏ hơn, nhưng lời nói mang đầy bạo lực:

– Nếu mầy không muốn bầm mặt, gãy xương sườn, hãy đi ngay!

 Quốc biết Sơn ở trong trạng thái không mấy tốt, thăm lúc nầy là không phải; nhưng xuống Trà Vinh biết ngày nào quay trở lại được. Nghe tiếng bác gái chàng mừng thầm, chàng biết Sơn hành sử như côn đồ; nhưng là một đứa con có hiếu. Chàng cố ý nói thật lớn tiếng cho bà bác nghe hy vọng bà sẽ can thiệp:

– Bác ơi! Cháu đến thăm bác!

 Cơn giận vâng lên tột đỉnh, Sơn không kiềm chế được nữa, xong  tới hai tay nắm lấy người Quốc mà đẩy đi, thì trong nhà có tiếng bác gái nói rất là yếu ớt, chỉ đủ để nghe:

 – Mệt! Má mệt! Sơn ơi!

 Nghe tiếng than của mẹ, Sơn dừng lại, nói thật nhỏ:

– Má tao đang mệt! Mầy hãy đi đi! Tao còn chăm sóc cho bả!

 Nói xong Sơn buông bạn ra, định bước vào trong thì bị Quốc chặn lai:

– Sơn! anh muốn đánh, hãy đánh đị! Đánh xong anh phải để cho tui thăm bác.

 Quốc vừa nói vừa đưa mặt về phía Sơn như sẳn sàng chịu ăn đấm. Sơn chưa biết xử trí sao trong tình huống nầy, Quốc nói tiếp:

– Hôm nay bác bệnh nặng, dù gãy bao nhiêu cái xương sườn, dù có phải bầm cả mặt, tui cũng không thể bỏ đi.

   Nghe câu nói nầy, cơn giận của Sơn biến đâu mất, chàng không nói thêm một tiếng nào, quay vào trong với mẹ, Quốc nhẹ bước theo sau.

   Trước mặt Quốc là một bà lão tóc bạc trắng, người gầy còm, đôi mắt đang nhắm nghiền, trán đổ đầy mồ hôi, hơi thở mệt nhọc, môi tím đen, tay đang gồng cứng. Nhìn vào với kinh nghiệm, chàng biết ngay là bác bị hạ đường trong máu, không giải quyết kịp thời sẽ mất mạng. Quốc làm theo phản xạ của người thầy thuốc; chạy đến bên bác gái làm một số động tác cấp cứu, đồng thời la lên:

 – Sơn! Nhà có đường không!

– Không!

 Quốc nhớ trong túi xách có bịt đường cát do người hàng xóm tặng cho lúc về quê khám bệnh, nên nói với Sơn:

 – Hãy mang cho tui ly nước! nhanh lên! nhanh lên!

  Sơn thấy mẹ mình trong cơn nguy khốn, tinh thần hốt hoảng, không biết phải làm gì, thấy thao tác của Quốc giống như thầy thuốc thứ thiệt, nên cứ làm theo lời anh ta.

  Sơn mang ly nước tới đã thấy Quốc nâng mẹ tư thế vừa nằm, vừa ngồi, làm hắn hết hồn la lên:

 – Hãy cận thận cái chân của má tao !

– Tui biết!

 Sau uống nước đường vào, chẳng bao lâu bà tỉnh lại, bà có cảm giác có một người chà xát thân thể bà, rồi xoa bóp cả hai cánh tay thật là dễ chịu, mở mắt ra nhìn thấy không phải là Sơn, mà một thanh niên, miệng rộng môi dầy, có đôi chân mày rậm, bà mừng vô cùng, rồi bà nắm bàn tay của Quốc.

 Quốc mừng rở reo lên:

– Bác tỉnh lại rồi! Tỉnh rồi!

 Đễ xác nhận tri giác và nhận thức, Quốc hỏi:

 -Bác có biết con là ai không?

 Bà gật đầu. Chàng muốn biết bác hoàn toàn tỉnh táo, nên hỏi tiếp:

– Bác nói thử con là ai?

 Bà nở nụ cười hiền từ và nói:

– Quốc ! Ba má cháu khỏe không?

– Dạ, ba đã mất, mẹ cháu còn rất khỏe.

 Trả lời câu đó, Quốc âu yếm nắm lấy tay của bà, mà lòng mừng vui không gì tả nổi, biết bà thoát chết, và đã hoàn toàn tỉnh táo.

Bác gái thiều thào nói tiếp:

– Cháu đến chơi, mà bác bệnh, không nấu cơm được.

 Nghe câu nầy, Quốc xúc động, đôi mắt chàng đỏ lên, 8 năm không gặp, bà vẫn nhớ chàng , gọi đúng tên, tình cảm cũng như ngày cũ.

 Sơn đứng gần đó, chàng quá mừng thấy bà qua cơn nguy hiểm, lại thấy hai người họ cữ chỉ như hai mẹ con. Bổng hai hàng lệ rơi trên đôi má mà hắn không hay biết. Với cuộc sống gian khổ, cứ ngở nước mắt của hắn khô cạn từ lâu. Sơn nói trong đầu, thằng khỉ nầy có cái gì hay đâu, sao má mình cứ nhắc đến nó, dành cho nó một tình cảm đặc biệt, chắc không phải do nó tặng cho bả con gà mái mập để đền ơn năm nọ. Xét lại cho kỹ, nó chỉ được cái miệng khéo ăn nói thôi, vậy mà bả lại tin. Giờ gặp lại nó bả mừng như gặp người thân ruột thịt không bằng; cái chân bả luôn than đau, mình đụng tới một chút bả kêu trời, nảy giờ nó làm đủ thứ đâu thấy than đau.

 Qua cơn xúc động, nhớ đến bệnh của bà, Quốc hỏi:

– Chân của bác đang đau nhức lắm phải không?

 Chân của bà rất là đau nhức, nhưng bất ngờ gặp chàng, mừng quá nên quên. Bổng nhiên chàng nhắc đến làm cho bà có cảm giác đau thấu gan, thấu ruột, nên gật đầu. Quốc hỏi tiếp :

– Có phải nó đau nhối lên, nó đau cà giật, cà giật trong đó. Tối thì nó giật nhiều hơn, đau dữ dội ngũ không được.

Bà lại gật đầu biểu hiện chàng nói rất đúng. Quốc xin phép được khám và yêu cầu Sơn thuật lại bệnh của bà.

   Cách đây gần hai tháng, bà đi đảy hến dưới sông cầu Vồng, lúc leo lên cây cầu thì trợt chân té, bàn chân đạp phải một cành cây dưới bãi đất bùn, bị đâm thủng lòng bàn chân. Bà tự lấy mãnh cây ra rồi nặng máu bầm tưởng như thế là khỏi. Nào đâu bệnh cứ âm ỉ kéo dài, gần đây bệnh nặng lên hành hạ bà ăn ngũ đều không được, chân một lúc một sưng to, bây giờ sưng lên khỏi mắt cá. Sơn đã đưa bà đi đến các thầy thuốc đông y nổi tiếng chữa ung nhọt, chữa không khổi, mua kháng sinh uống cũng chẳng hết, lại y tế xã cũng không xong. Hai mẹ con định đi bệnh viện đa khoa; nhưng người hàng xóm khuyên chớ nên đi. Có người trong xóm, bệnh giống như vậy đi ra bệnh viện bị cắt bàn chân. Nghe xong bà thối thần, cương quyết ở nhà.  Còn Sơn trong nhà không còn một xu, nếu mượn tiền được bà con quanh đây thì hắn đã mượn rồi, có chiếc xe đạp để làm ăn cũng hư không có tiền sửa. Sáng sớm ra bến đò định làm một vố để đưa má chữa bệnh, không ngờ sui sẻo chôm đồ của thằng bạn cũ, còn bị nó tìm đến nhà. Trong cái rủi nó có cái may, thằng bạn nầy có vẻ biết về y học, nhờ nó mà má qua cơn nguy kịch, không biết cái chân của bả nó có chữa được không. Hai mẹ con ngạc nhiên khi thấy Quốc biết khám bệnh; nhưng phải giật mình sửng sốt khi nghe Quốc đề nghị:

– Con phải rạch bàn chân của bác lấy mủ, mủ ra hết mới khỏi được.

  Sơn nghe vậy lo quá nên nói:

– Quốc à! Áo nầy mất có thể thay áo khác. Cái chân má tao mất không có gì thế được.

 Quốc biết sự suy nghĩ của Sơn và bác gái, nên giải thích:

– Nếu không lấy mũ ra nó ăn vô xương, cái chân chắc mất. Còn rạch lấy mũ ra lúc nầy, hy vọng chân bác sẽ lành.

 Bác nghe Quốc nói về bệnh của bà hoàn toàn đúng, có một chút lòng tin, vả lại cái chân bị hành quá không còn chịu đựng được nữa, nên nói:

–  Nếu cháu có cách, hãy giúp cho bác.

  Cần một số y cụ, Quốc đến y tế phường 8 mượn. May thay cô y sĩ trạm trưởng là học trò nên dễ dàng mượn bộ tiểu phẩu và xin một số thuốc men.

 Sau khi dùng dao mỗ rạch sâu qua da lòng bàn chân, mủ thoát ra mang theo mãnh cây con xót lại ra cùng, mùi hôi thối như hột vịt ung bay khắp cả nhà. Cơn đâu cũng giảm hẳn xuống , bác mừng rỡ nói:

 – Mủ này độc quá, nó hành bác chết đi sống lại, có lúc quá đau bác tưởng như mình thấy mấy ông trời.

 Sơn thấy mẹ khỏe lại mừng vui không kể siết, không biết cám ơn bạn làm sao, nên nói:

– Ơn mầy làm sao tao trả?

 Quốc hỏi lại bạn:

– Ơn cứu mạng của anh ngày xưa làm sao tôi trả?

– Mầy đã mang cho hai mẹ con tao con gà mái

– Anh Sơn! Vật chất không thể bù được thâm tình. Bác đối với tôi một tình cảm mà người có tấm lòng mới cảm nhận được, không có một vật chất nào  sánh được. Anh có biết không! Tôi đã mang ân huệ, tình cảm của thầy cô Dương Tấn Đệ, cô thầy Quang, ba má Quế Minh… và má của anh. Những người ân nầy đã cưu mang tôi, thương yêu tui như con đẻ, cho tui một tình cảm ấm áp. Tôi nghĩ, trong đời nầy không có vật chất nào có thể đền đáp được, tui chỉ biét sống để trong tim, thác mang theo xuống tuyền đài.

 Sơn nghĩ trong đầu, thằng nầy quả có cái miệng, má mình tin nó, bây giờ dường như mình cũng muốn tin nó.

   Hai người lời qua tiếng lại, Quốc thấy đôi mắt lim dim muốn ngủ, chàng biết bao nhiêu ngày đau đớn hoành hành bác ngủ không được, giờ cơn đau giảm, cơ thể đòi hỏi phải ngủ lấy sức, nên chàng ra dấu cho Sơn ra phía trước để chàng có dịp tính sổ anh chàng du côn nầy, rất may chàng chưa bị ăn đấm.

 Hai người bạn ngồi bàn tròn dùng để ăn cơm cũng dùng để tiếp khách, Quốc nói:

– Anh Sơn! hôm nay tui ở đây! tối ngủ ở đây ! Anh có tính tiền trọ không?

   Sơn nghe Quốc nói, tưởng mình nghe nhằm, nên hỏi lại:

– Mầy ngủ đây ư ?

– Đúng!

 Từ ngày rớt đại học, làm ăn thất bại, sống trong nghèo khó, Sơn mặc cảm không muốn gặp lại bạn bè cũ chung trường nhất là những học sinh thành đạt. Trong đầu hắn nghĩ bạn bè xem thường khi dễ hắn khi biết hắn nghèo túng. Thấy Quốc đâu có thái độ gì, biết nhà mình tồi tệ như thế nầy còn muốn ở ngủ , mình đánh giá sai lầm về bạn nầy rồi, thấy có lỗi, nên nói:

– Quốc ơi! Tao không đúng!

  Quốc hiểu được tâm trạng của bạn, muốn tìm rõ nguyên nhân tại sao bạn giận mình khi gặp lại, nên nói:

– Tui đâu có cua bồ của anh đâu, gặp lại giận dử vậy cha?

– Không giận mầy sao được, má tao cứ nhắc mầy luôn, còn bảo tao xuống Mỹ An tìm mầy, tưởng mầy khốn khổ; nào ngờ hôm nay mầy trông giống thầy chú, người giàu có.

– Tui giận anh thì có!

– Tại sao?

– Khi về Vỉnh Long làm việc, tui nhớ món canh chua của bác, tui định đến nhà anh ăn một bữa cơm, nào ngờ nhà đóng cữa. Hàng xóm bảo bác và anh về quê, tui phải để bụng đói về nhà.

– Tao trách lầm mầy! Tao có về quê một thời gian, làm ăn không được quay trở lên.

– Sao anh biết tui người giàu có?

– Thời buổi nầy, mầy không có tiền sao mua nổi chiếc áo hàng ngoại.

–  Chiếc áo nầy người ta tặng.

 Quốc tức cười cho Sơn đánh giá mình là người giàu có vì chiếc áo nhập, nên nói đùa với bạn:

– Mai đây có chiếc áo hàng ngoại, chắc anh cũng là người giàu có phải không ?

   Sơn cười vui vẻ nói:

– Vậy tao sai nữa?

– Đúng, anh sai !

– Mầy xử trí tao như thế nào?

– Anh lấy xe đạp chở tui ra chợ cá.

– Xe đạp tao hư rồi.

– Hư mình đem đi sửa.

 Hôm đó, ba người họ ngồi bên nhau ăn một bữa cơm canh chua thật là ngon miệng, nói chuyện thật là vui vẽ.

       Sáng hôm sau, hai mẹ con của Sơn thức vậy không thấy Quốc đâu, chỉ thấy trên bàn có chiếc áo mới. Sơn cầm chiếc áo trên tay mà lòng bồi hồi xúc động, bây giờ hắn mới cảm nhận được và hiểu được một thằng bạn.

                                                         Võ Châu Phương

 

 

 

Có 14 bình luận về Chiếc áo mới (Phần cuối)

    •                   Anh AD kính mến,
       Cám ơn anh lúc nào cũng đành cho người em nầy một tình cảm thật là ấm áp. Sau khi đọc phần một, anh bảo em viết ngay phần hai. Nghe lời anh, em cầm bút lên mà không tài nào viết được vì nghe tin buồn của gia đình người bạn Tăng Ái Xim, đến tối thứ sáu vừa rồi em mới viết được. Anh không giận người em nầy mà còn cho điểm quá cao.
         Em luôn kính trọng và trân quý tình cảm của anh.

  1. Nguyễn Văn Lần nói:

    Anh Quốc hay thật. Kiên nhẫn thật, chí tình với bạn bè thật ! Tui thua ! Nếu thằng bạn hăm he với bộ mặt “cô hồn” như đã tả thì có lẽ tui chạy mất dép rồi. Đâu đủ can đảm để cho nó đòi đập gãy vài cái be sườn ! Nhờ vậy mà giải tỏa được những hiểu lầm của Sơn trước đây về mình . Hay thật ! Nhưng tui nói đây là lúc còn trẻ kia, chứ bây giờ thì có thể tui suy nghĩ như anh Quốc.

    •                                     Anh cả kính mến,
                Mẹ em dạy trong nhà thì có anh em, ra ngoài thì có bạn bè.
       Lời dạy nầy thật đúng, em có một chút thành tựu ngoài công ơn dạy bảo của thầy cô, còn sự giúp đở của bạn bè, Quế Minh anh chưa gặp, Ngọc Thanh anh đã gặp rồi, còn Sơn không muốn mọi ngưòi biết. Đây là những người bạn đã giúp em đạt được ước mơ. Chơi với bạn phải hiểu bạn, thì tình bạn mới vững bền

  2. Hoàng Hưng nói:

        Quốc sống có tình nghĩa quá.

    Có vài người học Y khoa trước Quốc khoảng hơn 10 năm. Khi học đến năm thứ 5, có nhiều anh có xe hơi đưa đón, quên dần tình bạn cũ, tương lai rạng rở xóa mất đi thuở hàn vi của mình nhanh chóng. Đó là lời của một người học Y khoa kể lại.

    Sau khi ra trường có nhiều bác sĩ thích hưởng thụ hơn là cứu người. Có nhiều bác sĩ ăn cắp giờ công, ngày làm việc tại bệnh viện công vài tiếng, thì giờ còn lại làm tại phòng mạch tư. Đó là lời kể của một người quản lý bệnh viện nên biết rõ các bác sĩ tại bệnh viện công.

    •                 Anh Hoàng Hưng, thấy trước mắt còn chưa chắc đúng ,nghe kể làm sao tin được; nhưng những chuyện anh nghe kể hoàn toàn đúng. Ăn cấp giờ công là chuyện thường ở VN. BV Trà Vinh bs nào về lúc nào hỏi anh Nguyễn Văn Bông thì rõ nhất. Học y khoa kéo dài rất nhiều năm, học chung, cùng nhau ăn, cùng nhau đi thực tập, rất là gần gủi nhau vậy mà tình bạn không đậm đà bằng 3 năm phổ thông.

  3. NguyenTuyet nói:

    NT nghĩ, lời nhận xét của NH quả ư là không sai  chút nào, vì ngoài xã hội thực tế, tìm 1 lương y như từ mẫu cũng hơi khó khó … vì thật sự mà nói…. muốn trở thành 1 Bs vừa tốn công , vừa tốn của ,và vừa phãi tốn sức lực … nhứt là ở xã hội nước ngoài hay cả ở nước ta….., người ta thường nói…. có tiền thì đổi bạn… mà sang thì .., hoặc là lương tâm không bằng……, nhưng thực tế cũng có Bs tốt , có lương tâm, có tình nghĩa… sẳn sàng giúp người nghèo khi cần thiết.. như…. hành động của Quốc rất thật  và cũng làm cảm động…. NT nghỉ con người ta cốt là có chữ Tâm… mà cái tâm cũa Quốc tốt vì nghỉ mạng mình dược cứu là do Sơn,  nhờ S nên anh chàng Q có cơ hội tiếp tục phát triển tài năng của mình , nhưng   Q ỡ VN  và ở xứ VL cơ , chứ ở xứ Mỹ… làm sao mà dám liều mổ xẻ cái chân kiểu này…. Bs VCP ơi…. NT tui nghe người ta nói …. chữ Tâm liền với chữ Tai 1 vấn…., nếu Q đưa bà già này vô bệnh viện thì an toàn hơn, hoặc về phòng mạch riêng của Q thì  ít phiêu lưu mạo hiểm hơn…. !!!! NT Snow.

    •      Chị NT Snow ơi! Đừng nhắc chữ tâm liền với chữ tai mà tui đau lòng hoảng sợ, bao người khốn đón cũng bị chữ nầy. Thương tâm nhất là anh chàng Michael Jackson, vì yêu thương thiếu nhi mà sự nghiệp và gia tài kết Sồ bị mất đi. Đau lòng lắm.


  4.  Anh VCP ơi! có thể nào nói cho em biết hạ đường huyết được không?

    •                  Bạn Mộng Huyền, câu hỏi của bạn rất là hay, theo tôi nghĩ mọi người nên biết hạ đường huyết (hypoglycemia) vì nó dễ đưa đến chết người nguy hiểm hơn tăng đường huyết (hyperglycemia).

             Bà con ai cũng biết thiếu dưỡng khí não sẽ chết, ít người biết thiếu đường não cũng chết. Não của con người được nuôi dưỡng bằng 2 chất: đường và khí oxygen, thiếu một trong hai chất nầy não sẽ chết rất là nhanh.

                 Tôi sẽ nhờ anh BS Chín viết vè bài nầy hy vọng bạn sẽ theo dõi.

  5. PhuongNga nói:

    Chị Snow nói rất đúng, cái gì có liên quan đến sinh mạng con người thì nên cẩn thận. Nhưng ngoài việc cứu người vì lương tâm của một bác sĩ, Quốc còn có kiến thức y vững vàng. Điều nầy làm Quốc chửa lành cho mẹ của Sơn!

  6.             Ý kiến của hai chị rất là đúng, sinh mạng con người là một thứ quý nhất trên đời nầy, phải thật thân trọng.
      Đất nước của mình vào những năm đó người dân nghèo lắm, phương tiện đường xá cho sự di chuyển thật là khó khăn, đặc biệt là nông thôn. Nhiều trường hợp rất là thương tâm, đáng ra không phải chết, nhưng lại chết do thiếu kiến thức, do thiếu phương tiện vận chuyển.
     Thường bị abscesss rất là đau, phải nói đau dử dội nhất là ở lòng bàn chân. Ở nhưng vị trí có da dãn nỡ, khi ổ mủ một ngày một nhiều  nó đẩy da dãn ra, mắt thường ta thấy nó nhô lên, trong khi đó lòng bàn chân da rất dầy và không dãn ra được là bao, áp lực do ổ mủ tăng trong lòng bàn chân. Áp suất tăng lên gây đau cộng với những chất gây đau từ ổ abscess. Trường hợp của bà bác quá đau, một vận chuyển đơn giản cũng có thể gây ra shock đưa đến tụt huyết áp tụy tim mạch ảnh hưởng đến tính mạng.

        Ở Mỹ, đội ngủ của xe cứu thương là những gười chuyên nghiệp về cấp cứu, họ có kiến thức, có tay nghề và phương tiện sơ cứu trước khi đến BV. Nhờ vậy mà nhiều người được cứu sống.

  7. Bs Vỏ châu Phuơng,

    Có một câu nói của Bs khiến tôi phải bái phục “nhỏ mà khôn” ( không khôn sao học ra Bs- nói chuyện huề  xu! ) nói nhỏ nhẹ mà khiến cho ng` ta nghe còn hơn dùng “nắm đấm” há?

    Nguời viết văn có tâm hồn “nhạy cảm”, LM cũng từng nói vậy, khg nhạy làm sao cảm đuợc mà viết thành lời em nhỉ? Hay quá! Chính vì nhạy cảm nên khi ng` ta chọt móc ( dùng từ của PM) mình nghe thấm ( thía).

    Cậy thế đuợc Bs thông cảm, tôi “lấn sân” Bs một chút đuợc khg?

    Cứu bệnh như cứu hỏa, VCP trả lời liền đuợc mà, đợi hỏi Bs Chín chi cho lâu mất tính cách ” mới ra lò”.

    Hôm đi phát thuốc cùng các Bs trg Medecin without Borders ở Mặc cần Dưng ( huyện Tri tôn ?) trong lúc chờ tới luợt, một ng` mặt tự dưng đổ mồ hôi đầm đìa kêu chóng mặt, cô y tá hỏi thì họ trả lời có đi khám Bs, nói bị hạ đuờng huyết nên thuờng bị vậy. Có ng` mê ăn ngọt nên lúc nào cũng có sẵn kẹo, cho 1 viên, đưa mắt thấy cô y tá gật đầu.( ở đây thấy Quốc cho bà má uống nuớc đuờng vậy lúc cấp bách thế kẹo thay đuờng chắc đuợc?)

    Chuyện xảy ra ở Paris, một nhân vật cở bự của VN bị tai nạn giao thông, kẹt trong xe. Ông Bs riêng đi theo chỉ bị xây xát nhẹ, bò ra đuợc. Rescue có mặt liền lúc đó, ngăn ông Bs VN khg cho lôi nạn nhân ra khỏi xe truớc khi họ khám, protect cổ, cột sống, lòn cái cáng vô rồi mới cho di chuyển lên Ambulance.

    Mấy nguời bị cao huyết áp, hể thấy đau đầu chóang váng, muốn liêu xiêu là phải nắm vô tay vịn cầu thang hay cái cạnh bàn, cái gì mình vớ đuợc hay ngồi xuống liền ( ngồi bẹp xuống đất cũng đuợc,) khg để cho bị TÉ phải khg Bs VCP?

    Còn nguời bị tai nạn có một khỏang lặng ( khg fải nốt lặng của MQK đâu nhe) gọi là “giây phút vàng” , nếu cấp cứu kịp thời trong khỏang đó thì nạn nhân có hy vọng sống phải khg? Bà Công nuơng Diana đã bị mất giây phút đó trong đuờng hầm định mệnh, Hoa Đà Biển Thuớc tái sinh cũng bó tay, tiếc thuơng quá phải không Bs VCP ?

    Nguyenthilieu

     

  8.          Chị Liễu kính mến,
     Cám ơn chị khen em, nhờ những câu hỏi nầy của chị mà biết viết của em được bổ xung thêm phong phú hơn.
    – Những người thường bị dễ hạ đường huyết, mang kẹo bền mình như chị vừa đề cập là cách tốt nhất. Viên kẹo rất tiện lợi và hiệu quả. kẹo ai cũng có thể mang theo được, có thể hiện bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào khi cần. Kẹo sẽ cung cấp lượng đương cho não rất nhanh chống, những thứ ăn khác phải một thời gian mới để chuyển hóa thành đường; vì chỉ có đường (glucose) mới nuôi được não.
    – Khi một chấn thương di chuyễn rất là quan trọng. Nhất là chấn thương cột sống, không biết cách có thể làm bệnh nhân tầm trọng hơn; có những trường  sau chấn thương chưa bị liệt, do di chuyễn không đúng cách làm bệnh nhân liệt.
    Gãy xương trước khi di chuyễn phải không cố định đoạn xương gãy. Không cố định đầu xương gãy có thể cắt vào mạch máu thần kinh, ở cột sống cắt tủy sống và rất là đau có thể gây ra shock.
    – Khi huyết áp cao(hypertension)bị chống mặt ngồi xuống là chuyện phải làm vì lúc đó dễ bị té gây ra những chấn thương khác.
       Thường người cao HA bị đứt mạch máo não rồi mới té vì lúc não không điều khiển cơ thể được. Người ta dẽ làm tưởng do té làm đứt mạch máo não.
     – Chẫn thương sọ não, đôi khi lúc đầu người bênh rất bình thường, đột nhiên vào cơn hôn mê là do máu chảy dưới mang cứng( Dra mater).
      Trong pham vi phần phản hồi em giải thích đơn giản, hy vọng giải đáp một phần câu hỏi của chị.
     
     

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác