Những học trò đặc biệt

Ngày đăng: 4/08/2012 05:09:36 Chiều/ ý kiến phản hồi (6)

Đọc xong câu chuyện Cậu học trò cá biệt, Hoàng Hưng xin kể cho cô giáo Nguyễn Ánh Tuyết (nk73) nghe câu chuyện Những học trò đặc biệt do bạn Phan Quang Đạt (nk72) bạn cùng lớp với Nguyễn Ánh Tuyết. Bạn Đạt hiện tại là Giáo Sư dạy bậc Cao học về môn phòng chống động đất. Đạt kể:

 

Một hôm người anh con của người dì rủ mẹ của Đạt đi Tam Bình thăm lại ngôi trường cũ mà anh của Đạt đã dạy nhiều năm về trước. Khi đi ngang Ba Kè có một người chạy xe đạp ôm chạy lại mừng rở, thầy thầy trò trò ríu rít, ông thầy vẫn không nhận ra đứa học trò, đứa học trò nhắc với thầy : “Em là thằng Hưng lùn nè, thầy dạy em lớp nhứt năm 62-63, cuối năm thầy phát cho em phần thưởng hạng nhứt đó”. Ông thầy bồi hồi nhớ lại trường cũ, trò xưa có vẽ cảm động lắm. Thằng Hưng mời thầy về nhà chơi, đúng ra chỉ là căn chòi trống chỉ có nửa gian, gia tài chỉ có một cặp vợ chồng gà, Hưng mời thầy và mẹ Đạt ngồi chơi trên 2 chiếc ghế xiêu vẹo. Hưng rượt bắt con gà mái, nấu nước, cắt cổ gà.  Vì nghèo quá nên chưa cưới được vợ, nên Hưng phải tự nấu nướng không có phước như thằng Hoàng Hưng kia có cô 9 nấu, dọn sẳn còn chưa chịu ăn! Qua cơn xúc động, ông thầy tại tỏ ra thất vọng, nói với người dì đi về, không từ giả Hưng đang nấu nướng phía sau, bỏ luôn ý định đi thăm trường Tam Bình. Kể xong câu chuyện, Đạt kết luận có nhiều ông thầy chỉ muốn  nhìn lại những đứa học trò đã thành đạt thôi.

Sẳn dịp kể cho cô giáo Nguyễn Ánh Tuyết thêm câu chuyện Cô học trò đặc biệt khác

Một nữ giáo sư kể lại :

Có một cô học trò thành đạt, cô lập Hội Ái Hữu cựu học sinh một trường Trung Học, mỗi năm cô tổ chức Đại hội một lần, cô cho xe đến rước cô giáo đi make up, mua cho cô quần áo mới để đến ngày Đại Hội đem cô giáo lên đọc diển văn thổi phòng, chụp hình quay phim đầy vẽ trình diển, và cùng lúc quảng cáo cái công ty của cô học trò thôi. Cô giáo cho biết thêm ngày thường đi chợ gặp cô học trò, cô học trò luôn luôn né tránh cô giáo.

Hoàng Hưng

 

Có 6 bình luận về Những học trò đặc biệt

  1. PhuongNga nói:

    Anh HHg,
    Theo em nghĩ, ông thầy ở Tam Bình và cô giáo ở bên Mỹ(?) có điểm giống nhau. Cả hai người đều muốn “nhìn bà con” với học trò “thành đạt”. Trong khi đó, hai học trò rất khác nhau, Hưng “không thành đạt” muốn tỏ lòng biết ơn thầy thì bị chối từ phủ phàng. Còn cô học trò “thành đạt” nầy có lẽ do ảnh hưởng sâu đậm của cô giáo mình…chỉ “nhìn” cô giáo khi “cần thiết” thôi.

  2. Anh Hoàng Hưng chị N Tuyết kể về học trò, em nhớ một chuyện vui về thầy trò xin kể. Người ta đồn rằng Hãi Thượng Lãn Ông có rất đông học trò đều là thầy thuốc giỏi rất là nổi tiếng. Ông có một học trò học không ai biết; học cả mười năm chẳng được gì chỉ biết xông hơi cạo gió như người không cần học. Đến cuối đời, ông ăn xương gà mắc cổ, các học trò giỏi, học trò với tay nghề danh tiếng về chửa cho ông không khỏi. Có một học trò đã nhiều lần xin được chửa bệnh cho ông; nhưng người nhà không đồng ý vì biết anh ta dở. Cuối cùng thấy anh ta quá thành khẩn, vả lại ông thầy cũng sắp chết nên cho vào để gặp mặt lần chót. Nghe xưng tên họ ông thầy phải giật mình mở mắt, biết nó định chửa bệnh cho mình, ông tức cười quá, lúc cười xương gà văng ra khổi miêng. Thế là hết bệnh. Bây giờ đánh giá lại, không biết ông cho ai là người giỏi nhất?

  3. Nguyễn Văn Lần nói:

    Ông Hoàng Hưng ui ! Anh học trò tui viết trong NGHIỆP CHƯỚNG có năm trong diện đặc biệt hông vậy ?

  4. NguyenTuyet nói:

    Huynh Hoàng Hưng ơi, qua 2 câu chuyện kể của huynh, NT tui nghỉ chắc là ngoài đời thực tế chắc cũng thường xãy ra như thế(?)…. đúng vậy… trên đời đâu ai biết được chữ ” NGỜ “…. cuộc đời đâu bao giờ cũng bằng phẳng như   mặt nước hồ thu ,ý mình nghỉ và mình muốn hoàn toàn có thể chạy ngược dòng …. vì thế khi họp mặt ở chỗ đông người…. để vui chơi thoải mái…. NT tui thường nghe các huynh các tỉ hoặc các bạn nhắc nhở nhau…. Ê… ở đây và hôm nay vui chơi… cấm đứa nào đem chức vụ ra treo nhé, nếu có tốt thì ngầm tổ chức giúp đở nhau…. chứ đừng để mất vui và người này tự ái , người kia ngại ngùn… tránh phân biệt chủng tộc !!! khéo léo thì vui , nếu không khéo thì sẽ mất vui..!!!!. mọi việc cũng do cách mình tổ chức mà thôi….NT tui nghỉ … ở trường hợp 1… NT cho rằng… Chữ Tâm bằng 3 chử tài để đánh giá về ông thày này… NH kể ông thầy này có trình độ quá ư là cao cấp……bề ngoài đạo mạo nhưng cái tâm nhỏ xíu hà !!!!…. Còn trường hợp2….cô giáo này ắt hẳn phải trên cô học trò mấy cái đầu…. đã nhiều lần bị học trò không nhìn mặt khi  gặp nhau lúc đi chợ…. vậy mà cô giáo sao dễ bị dụ quá…, quá dễ tin người, cô giáo giết chắc là cô học trò này không phải là người tốt bụng, NT tui nghỉ  không biết cô giáo này xuất thân ở đâu, xứ nào..(?)… mà quá dễ dãi đi làm người mẫu để giới thiêu sản phẩm….không biết  tự nguyện làm dùm hay có tư lợi gì hong ?… dù sao NH cũng cho Nt học được 1 bài học quí…. khi gặp 1 người mà mình cảm nhận được họ là 1 kẻ xấu và ích kỹ….. sau đó bất tử họ trở thành 1 kẻ tốt đột xuất !!! thì phài cẩn thận tự hỏi tại sao ?…. khéo léo từ chối là thượng sách. Nt Snow.

  5. NguyenTuyet nói:

    Huynh VCP ơi … để đánh giá ai là người giỏi nhất…. theo thiển ý của NT thì…. ai là người giúp ông ta khỏi bệnh 1 cách nhẹ nhàng, vừa ít tốn tiền mà tự nhiên sẽ có kết quà khả thi …..thế cũng là đáng khen lắm. ông thày tuy không nói ra nhưng chắc 1 điều ông ta tự thầm nói…. ta phải cám ơn ngươi, cậu học trò dốt nát mà can đảm đến thăm ta. Từ nay ta sẽ truyền bí kíp cho ngươi…. tèn tén ten…..ha ha ha !

  6. Lan nói:

    Cảm ơn anh HH cùng anh VCP đã kể những câu chuyện nhỏ rất hay và có ý nghĩa thật lớn!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác