Tản mạn ngày bãi trường
Cuối tuần lễ thứ ba của tháng năm, trường học của Tommy, Gia Bảo đóng cửa để nghỉ hè. Tommy về khoe, là người đầu tiên lên nói lời chia tay với cô. Cô rất quyến luyến Tommy, chúc Tommy lên lớp hai học giỏi. Gia Bảo vẫn chưa biết đã nghỉ hè, mỗi ngày đều đòi đi học. Arizona đang trúng mùa hoa, tô điểm thành phố đủ màu sắc rực rở. Trên đường đi dự lễ ra trường của Gia Bảo, tôi vẫn thấy thiêu thiếu hình ảnh của mùa hạ, không tiếng ve sầu, vắng bóng phượng hồng. Bên Cali có phượng tím. Đặng Huệ có khi nào đi qua trường Cal Poly bên Pomona sẽ ngây ngất với những hàng phượng tím. Từ xa xa đã thấy tím cả góc trời, bồi hồi nhớ lại phượng hồng và khung trời Tống phước Hiệp.
Gia Bảo ngày bãi trường
Ngày bãi trường vẫn còn những cơn gió thoảng dìu dịu không quá nóng như năm rồi. Công tử Hồng Phước đến Mỹ ngay vào mùa hè, la làng chói lói. Năm nay cái nóng thổi qua tận Việt Nam, nóng lắm. Mong rằng đó chỉ là những cơn nóng ảo, tự nó sẽ qua mau. Đừng “phải phơi thây” như Võ châu Phương nói. Ai là người hy sinh phải phơi thây? Dù ai chịu hy sinh cũng tạo ra cả chuỗi hệ lụy tang tóc đau thương.
Hè này những người học niên khóa 70-71 đã xa cách trường Tống phước Hiệp đúng bốn mươi ba năm. Sau ngày chia tay có những bạn mãi mãi xa nhau, chưa bao giờ gặp lại. Có những bạn sau bao năm xa cách, tìm gặp nhau chưa lâu, có chút buồn phiền lại mãi cách xa.
Có những lần bãi trường tạm chia tay vài tháng rồi gặp lại. Có những lần chia tay rồi không bao giờ gặp lại. Năm học lớp nhất trường làng. Thích nhất là những giờ toán. Những bài nộp đầu tiên được mười điểm, nạp trể hơn còn chín. Vừa làm toán, vừa liếc qua chị H. Cố nộp bài trước chị. Có những lúc chị rồi trước, chị ngồi bàn cuối. Tôi làm xong sau nhưng nhờ ngồi bàn đầu, chạy nhanh nộp trước chị. Sau nhiều lần chị biết tôi đua với chị, chị nhường tôi. Mặc dù làm xong nhưng chị không nộp, đợi tôi nộp trước chị mới mang lên nộp sau. Lúc đó tôi rất vô tư cho đến khi có kết quả cuối năm. Tôi hạng nhất, chị hạng nhì. Một thoáng ngạc nhiên, tôi nghĩ người hạng nhất là chị chứ không phải là tôi. Năm đó chị lên Sài Gòn thi đệ thất Gia Long, chị thi đậu. Tôi lên Vĩnh Long thi đệ thất Tống phước Hiệp lại rớt. Tôi không biết từ lúc nào, trong lòng tôi nghĩ, mơ ước đúng hơn, một lần nào đó, chỉ một lần thôi gặp lại chị. Năm mươi mốt năm rồi không gặp lại. Nghe nói, chị là người duy nhất trong lớp nhất trường làng của tôi, năm 1975 vừa lên cao học. Cũng nghe nói, chị bây giờ đang ở gần chị Ngọc Thu. Chừng nào chị Ngọc Thu có gặp, cho tôi gởi lời thăm chị H nghen.
Mùa hè cuối cùng trong đời học sinh, không có ngày bãi trường. Văn phòng khoa tổ chức thi vội vả. Ngồi trong phòng thi nghe tiếng súng vang rền. Sau khi thi hẹn nhau tháng sau gặp lại. Rồi ngày gặp lại không bao giờ có. Mãi mãi không bao giờ.
Thời gian sau lên Vĩnh Long gặp T, lúc Tống phước Hiệp T học sau tôi một lớp. T đã học xong ba năm luật Cần Thơ. Đang ngồi bán trái cây tại chợ Vĩnh Long. Gặp lại T mừng lắm. T nhờ khi nào đi Cần Thơ ghé nhà bà Sơ lấy đồ dùm . T còn để nhiều đồ ở nhà bà Sơ. Ít lâu sau tôi đi Cần Thơ, ghé lại bà Sơ, cửa đã đóng im ỉm tự bao giờ. Tuần sau đến sạp trái cây cho T hay, không còn gặp T nữa.
Một hôm đi với má bằng chiếc tam bảng về quê ngoại ở làng Hòa Bình, Trà Ôn. Trên đường đi gặp S đang ngồi cạnh bờ sông nhìn về một hướng xa xăm. Thấy tôi S đưa tay lên , tôi cũng đưa tay lên. Cả hai không nói lời nào. Tôi nhìn lại, S dỏi mắt nhìn theo cho đến khi mất hút. Đang đi với má, nếu đi một mình chắc chắn ghé lại. Có quá nhiều kỹ niệm để ôn. Nhiều lần tự hỏi, nếu lần đó ghé lại. Cùng một hoàn cảnh, tâm hồn sẽ gần nhau hơn. Tình cảm sẽ ra sao?
Hồi học Tống phước Hiệp, S cũng học sau tôi một lớp. Đã biết nhau từ hồi còn bé lắm nhưng chưa bao giờ nói chuyện. Qua Cần Thơ gặp lại, tự nhiên thân nhau. Càng thân hơn khi biết ra tôi và S cùng có chung một người bạn, V. Tôi thường ghé thăm hai người vào buổi chiều. S luôn có mặt ở nhà. Đôi khi tôi nghĩ, sau giờ học S ít thích đi đâu, trở về căn gác trọ, chờ tôi đến. Tôi cũng thích đến thăm S với ý nghĩ, mong đừng có V ở nhà. Đúng như tôi mong ước, V thường vắng nhà. Gặp nhau chỉ nói một vài câu, mỗi người ngồi một góc, thỉnh thoảng nhìn nhau, mĩm cười, rồi yên lặng, rồi cúi xuống quyển sách đang cầm. Khi tôi ra về, S ra đến cửa tiễn đưa. Đến, về, không nhớ, mỗi tuần lập đi lập lại bao nhiêu lần.
Khi có V ở nhà, nói chuyện huyên thuyên, tôi và S ngồi nghe. V bày lung tung, rồi ra đi. S mĩm cười lặng lẽ thu dọn gọn lại. V ăn mặc cầu kỳ, sang trọng. S rất giản dị, không còn giản dị hơn nữa. Tôi rất quý mến tính giản dị của S, trân quý tình bạn với S, cố gìn giữ sợ phiền lòng S.
Tôi nghĩ đã biết chỗ S ở rồi, sẽ gặp lại một ngày thật sớm. Vâng, tôi rất mong muốn gặp lại. Ở cách nhau chưa đầy mười cây số, vậy mà chưa bao giờ có dịp. Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi, không nhớ tại sao tôi chưa đến thăm S một lần. Chắc S buồn lắm, nhưng không giận, tính S không giận ai.
(Xin chấm hết, dài hơn một chữ rồi chị Đức Tính ơi)
Hoàng Hưng
Buỗi lễ bãi trường
Út Hoàng Hưng ơi,
7 đọc tới dòng cuối cùng thấy tên của Út mà 7 vẫn ngờ ngợ! Sao bài viết của Út lần này hiền quá thế! Hiền không còn chỗ nào hiền hơn nữa được!
“người đâu gặp gỡ làm chi…” khiến lòng Út giờ còn lay lắc thế! “Hỡi ơi, người đó ta đây/ Sao ta thui thủi…”. Ýquên! Út đâu có mờ thui thủi đâu ta!!! hihihi
Bài em viết thật hay nhờ nỗi buồn chỉ phơn phớt khiến 7 thương ai nhớ ai hồi nảo nào nao… hic hic hic. Thân ái. 7 trinh.
Anh HHg ơi , S, T, V là chàng hay nàng , là nam hay nữ , nếu S là nữ thì đi thăm liền đi nha, , chờ tới chững nào nưã đây , thiệt là tệ ghê nơi. Nếu là nam thì cũng đi thăm nhanh chứ , coi chừng chậm trể , mai mốt sẽ đổi nhà xa hơn nưã thì nghìn trùng xa cách , người đã đi rồi, rồi hối tiếc , chắc lưởi , hít hà, à khi đi anh nhớ mang theo chai rượu đế hoà lão gì đó , kèm theo mồi cóc ổi hay xoài keo , loại xoài cuả Diễm Ngọc tặng ACE đó. Anh HL có quen chung xuồng hong , nếu có rủ anh HL đi chung cho vui, đi chơi nhớ là 1 người uống rượu , còn 1 người uống hàm thụ , để lái xe về an toàn, kẻo police nó phạt đó . hihi.
Anh Hoàng Hưng có biết T vừa đọc bài này, vừa ứa nước mắt không. Một phần vì những chuyên kể của anh quá cảm động, những tình cảm dịu dàng mơ hồ của thuở học trò đâu dễ ai quên, fần nữa vì anh Hoàng Hưng dí dỏm mọi khi , hôm nay lại có thể làm nguoi ta rơi nước mắt. Rồi khóc thiệt khi đến dòng cuối cùng, thấy có tên mình. Vô cùng cảm ơn anh đã luôn nhớ tới cô em đa cảm này. Những nhân vật anh kể thật tuyệt, như chị H. Thời cuộc đổi thay làm chúng ta thất lạc nhiều bạn bè, nguoi thân, buồn quá. Còn S bây giờ anh đã biết tin, cũng còn may mắn. Trg khi T muốn biết tin về người cũ của mình ở nc ngoài, mà khg có tăm hơi, dù chỉ để biết cuộc sg hiên tại ho ra sao. Thôi sắp.khóc rồi, khg viết đc nữa.
Chào anh Hoàng Hưng !
Bài tường thuật một thời áo trắng xa xăm nhưng từng câu, từng chữ đã cuốn hút và ấn tượng sâu sắc đáng nhớ với những giây phút bồi hồi, làm cho độc giả đang tưởng chừng bản thân mình đang ở lứa tuổi đó.
Bài “Tản mạn ngày bãi trường” thật tuyệt !
Cám ơn anh Hoàng Hưng. Em đang chờ đọc những tác phẩm khác của anh.
Em Linh Nguyên
Văn phong thay đổi khi trở thành em út của gia đình C. Loáng thoáng nắng nhạt mây tím gió mát mưa phùng trong suốt bài viết. Thích.
Nhìn ảnh Gia Bảo tốt nghiệp gương mặt thật sáng, rất khôi ngô, đẹp trai ra phết, còn Tommy còn nhỏ mà rất lễ độ, biết phép lịch sự, đáng khen nhất là người chào cô giáo giáo đầu tiên. Bài của HHg rất hay, HHg nhắc chi tình bạn mà tôi đây thấy buồn buồn, đúng rồi tình bạn trên 40 năm, cố đi tìm, gặp lại nổi vui mừng chưa hết, nhưng vì nguyên do nào đó cũng không hiểu nhau được, rồi cũng xa nhau, buồn lắm chứ…thôi những gì đau buồn không nên nhớ là hay nhất…
Ut Hưng ơi…Gặp nhau chỉ nói một vài câu,mỗi người ngồi một góc,thỉnh thoảng nhìn nhau,mĩm cười rồi yên lặng,rồi cúi xuống quyển sách đang cầm.Khi tôi ra về,S ra đến cửa tiễn đưa.Đến,về ,không nhớ,…chị gọi là tình thơ,nhẹ nhàng đến ,nhẹ nhàng đi,nhưng lại nằm mãi trong một góc khuất trái tim ta ,ray rứt ,bồi hồi..khi nhớ.Thương.
Cám ơn chị 7 khen hiền. Lần đầu tiên có người khen hiền. Thật ra khi viết, nhớ đến bạn, họp tan vô thường. Nhất là nhớ tới cô S quá hiền, nên mình tạm hiền lây.
Cám ơn Nguyễn Tuyết, Trong ba người này, Hồng Lợi chỉ biết có T là Bích Thuỷ.
Cám ơn chị Đức Tính. Xin lổi bài viết làm buồn. Buồn quá không tốt đâu chị. Nổi buồn sẽ tác dụng lên thần kinh đối giao cảm. Sẽ tiết ra (bí rùi, Đặng Huệ cứu bồ dùm)
Cám ơn Linh Nguyên nhiều. Không phải bài này, chính trang này, Tongphuochiep-vinhlong nhắc nhớ kỹ niệm thời còn đi học, giúp nhiều người tạm quên tuổi già.
Linh Nguyên dạy anh làm thơ được không? Anh muốn hoạ thơ với cô Hoành của Linh Nguyên, nhưng lại quá dốt thơ.
Dạ, chào anh Hoàng Hưng !
Em chỉ mới tập tành làm thơ anh ạ! Những gì em không biết , em tìm trong google hoặc em hỏi các bạn trên FB. Chứ em đâu phải là nhà thơ đâu anh à!
Em cám ơn anh đã dành ưu ái cho đàn em!
Kính mến
Em Linh Nguyen
Cám ơn anh Nha nhiều. Bài viết chỉ vào hàng đệ tử hạng chót của anh thôi. Anh khen cảm thấy mắc cở.
Khen thiệt tình theo cảm nhận của anh khi đọc có gì mà mắc cở.
Cám ơn Phi Rom nhiều. Tommy cũng có nhiều cái kha khá. Tommy nói tiếng Anh khá, nhưng nhiều chữ không biết viết. Hôm trước Tommy mở Youtube ghi ra ba trang giấy, đóng lại thành cuốn tập. Hôm sau mở Ipad muốn coi mục nào, lật ba trang giấy hôm trước coi chữ lại, đánh vô.
Cám ơn chị Lý Hương nhiều. (Trước đây nghe Đặng Huệ nhắc chị nhiều lắm) Sẳn đọc một bài viết, chị kể một phần tâm sự của chị nữa phải không?
Mèn đét ơi, Út Hoàng Hưng khui đúng khía của Chị Ba Lý Hương rồi đó. Bài viết của Út hay là hay chỗ đó đó…Rán khui thêm cho nức hương…dạ lý đi Út nhé!!! hehehe
7 mới khen Út hiền thì cố gắng…tu đi…kẻo… Ai dè 7gặp Út chọt Anh LM ở chỗ khác!!! Thật là…hết biết cho Út. Chắc thành danh ÚT HẾT BIẾT quá hà hà hà hà à…….!
NhìnGia Bảo ngày ra trường dể cưng qusa , lại đẹp trai nửa chắc giống ông nội , chúc GBao ngoan học giỏi và như ông nôi !!!!
Út Hoàng Hưng ơi, nếu tiện, Út cho ACE xem vài tấm hình về hàng phượng tím ở Cali với. 7 mới nghe lần đầu đó! Cảm ơn Út trước và thật nhiều nữa. 7.
Ngoài một Út Hưng dí dỏm,tính tốt,còn có một Út Hưng thâm trầm sâu sắc.Em ở rất xa,nhưng như rất gần gụi và nhìn thấu tâm can mọi người..hu.Thương.
Mấy ngày nay trằn trọc, “si nghĩ”, hổng biết mấy chị tên H, T, V, S là ai? Mình có quen hôn? Anh đại gia HHg, anh tính theo chân thi sĩ TTKH? Hay là bắt chước Mỹ, cái gì cũng viết tắt? Ví dụ: LOL – laugh out loud, OMG – oh my god.
À hình như VN mình cũng có viết tắt đó anh đại gia.
Em mới học được một chữ GATO – ganh ăn tức ở.
Tính “GATO” cho bài “Tình” mới nhứt của chị NT.
Thôi viết ké ở đây luôn- GATO vì chị NT có nhiều ông thương thầm quá chừng. Ông nào ông nấy cũng “ngon lành”, học cao, nhưng hổng biết đẹp “chai” hông? Bài “Tình” sau nhớ cho biết nhé.
Đọc lần đầu tui thấy rối bù vì mấy chữ cái viết tắt, không nhớ được chị học cùng lớp chị học khác lớp, chị học Cần Thơ…chị nào tên gì? Đọc lần sau tui cẩn thận lấy giấy viết ra ghi mới nhớ hết. Tui đề nghị: dù gì tui cũng đâu có biết ai là ai, thôi thì bảng chữ cái có 24 chữ, anh HH theo thứ tự A ,B ,C gọi tên cho dễ nhớ ( nếu không đủ thì quay tua lại dùng A một phẩy, A hai phẩy…)
À! Nếu chị S đọc được bài này của anh chắc chị ấy sẽ vui, chí ít mấy chục năm qua ,khi kể về bạn bè anh vẫn còn nhớ có người tên S.
Đệ nói câu này không biết đúng không, chị tiết bây giở vẫn còn ngây thơ, chuyện của anh hoàng Hưng mà viết tắt S thì có tên phụ nữ thôi làm gì có anh trong nầy phải không anh Hoàng Hưng. Tên mà viết tắt cung trở nên hấp dẫn lạ đó anh.
Nhìn hình Gia Bảo ngày ra trường, tay cầm bằng tốt nghiệp, ngón tay cái thẳng lên vô cùng ý nghĩa, thế hiện sự tự tin, bản lĩnh.
Ông Nội kể chuyện xưa thật hiền hết biết, cũng nhờ nhớ người tên S phải hông huynh!?