Đi thăm Hồng Lợi ở Vĩnh Bình
Vẫn giọng kể chuyện đều đều, nêu địa danh cụ thể, con người thật, truyện ngắn của Hoàng Hưng khiến người đọc tưởng như câu chuyện thật 100 %, cái hay là ở chỗ đó. Truyện này cũng giống như những truyện trước , tác giả kể chuyện đi thăm người bạn ở vùng quê, gây nhiều ấn tượng (SOS)
Suốt thời gian học ở Tống phước Hiệp tôi rất ngoan. Má dặn đừng đi chơi, nghe lời má chưa bao giờ tôi đi chơi. Chưa bước chân qua phía bên kia cầu Kinh Cụt. Chưa đi vô vườn dưa gang lần nào. Chưa bao giờ biết bắc Cổ Chiên. Qua Mỹ đọc quyển Đặc San Tống Phước Hiệp, nhắc đến bến phà Đình Khao. Tôi hỏi Mỹ Phước bến phà Đình Khao là nơi nào của đất Vĩnh. Mỹ Phước trả lời đó là bắc Cổ Chiên.
Khoảng năm 79 hay 80 từ Vĩnh Long tôi đi qua bắc Cổ Chiên. Rời bến bắc chạy một đoạn thấy có đường rẽ trái. Sau này Lê Thanh Thủy cho biết, con đường rẽ trái ấy dẫn đến Bình Hòa Phước. Nếu biết sớm tôi sẽ quẹo trái đi thăm Bình Hòa Phước. Nghe nói ở vùng Bình Hòa Phước có nhiều cây trái, người sống vùng này đời sống khá sung túc, sinh ra nhiều tiểu thư mặn mà.
Không quẹo trái, đi thẳng gặp chợ Phú Phụng. Tên nghe quen quen, tôi dừng lại, chợ đã tan, vắng hoe chỉ một vài người đi lại, chẳng thấy một bóng hồng. Đến quán cà phê trong nhà lồng chợ không có một người khách. Ngồi uống cà phê, nhớ lại gần quê tôi có chợ Hiếu Phụng lớn hơn chợ Phú Phụng. Những năm chiến tranh đi đường bộ khó khăn, chỉ còn đường thủy thuận tiện. Chợ Hiếu Phụng có bến đò đi vào Ngã Tư Nhà Đài, Thầy Phó, và đi ra Chợ Mới, Trung Hiệp (quê của cố Thủ Tướng Võ văn Kiệt), Bình Phụng nên chợ Hiếu Phụng đông đúc hơn chợ Phú Phụng. Về sau chiến tranh ác liệt hơn, cả đường thủy cũng không đi được, nhiều người tản cư ra Hiếu Phụng. Buổi chiều chợ Cầu Mới nơi tôi ở vắng hoe, chợ Hiếu Phụng vẫn luôn nhộn nhịp.
Uống xong ly cà phê, lên đường đi tiếp đến nhà Hồng Lợi ở xã Vĩnh Bình. Đến nơi thấy Lương Minh đang giảng thuyết với Hồng Lợi và một người bạn nữa. Hồng Lợi không giới thiệu người bạn kia nên tôi không biết tên. Thấy tôi đến Lương Minh cũng chấm dứt thuyết trình. Hồng Lợi nói với tôi:” Phải mầy tới sớm nghe Lương Minh giảng những tuyệt chiêu trong trong bộ bí kíp Lương Minh mới thỉnh được.” Nghe Hồng Lợi nói, tôi mới biết tên Lương Minh. Tôi nhìn Lương Minh với ý muốn thọ giáo, nhưng Lương Minh lờ đi. Sau này tôi thấy Lương Minh và Hồng Lợi có điểm giống nhau. Có phải đó là tuyệt chiêu trong quyển bí kíp đó không.
Không biết Hồng Lợi đải tôi hay đền ơn cho Lương Minh, Hồng Lợi mời tất cả qua quán cà phê gần đó. Suốt buổi uống cà phê Lương Minh kể nhiều câu chuyện, nhưng không đá động đến quyển bí kíp đó nữa. Uống cà phê xong Lương Minh từ giả chúng tôi, dẩn xe ra hướng về phía Chợ Lách, sau đó đổi ý quay ngược về hướng Phú Phụng. Hồng Lợi rủ tôi đi Chợ Lách, tôi để Hồng Lợi chở. Trên đường đi tôi nghĩ, Chợ Gạo bán nhiều gạo, Chợ Đệm bán nhiều đệm. Chợ Lách bán gì nhiều, gọi là Chợ Lách. Đi một đoạn tôi hỏi nhà chị Ngọc Thu. Hồng Lợi nói, chị Ngọc Thu đã rời Chợ Lách từ lâu, cất bước sang xuôi từ thuở mười lăm. Đến Chợ Lách Hồng Lợi dẩn đi lòng vòng chợ. Tôi để ý xem có người thật cao đi dạo chợ không, chẳng thấy, chắc đang ở Sài Gòn. Đi loanh quanh vài vòng, Hồng Lợi lại ghé vào quán cà phê nữa. Trong một buổi uống ba ly cà phê, chắc là cà phê giả, nên buổi tối vẫn ngủ ngon lành.
Trời đã về chiều, tôi hối Hồng Lợi trở về. Về tới nhà Hồng Lợi, Xuân giử lại ăn cơm. Xuân nấu ăn ngon lắm, nhưng phải ăn vội vả, vậy mà về đến bắc Cổ Chiên phà đã nghỉ. Không còn phà nhưng tôi thấy còn một chiếc đò nhỏ. Đến hỏi, bác đưa đò nói, đợi đủ mười người khách bác sẽ đưa. Nhìn quanh thấy có năm người, tôi nữa là sáu. Đợi khoảng mười lăm phút nữa vẫn không có thêm người nào. Một người đến nói với bác đưa đò, hắn đồng ý trả số tiền bằng mười người khách nhưng chỉ chở một mình hắn thôi. Tôi nhận ra hắn, hắn vừa mở tiệm thợ bạc tại góc chợ Vĩnh Long. Tháng rồi vừa sáng sớm một người bạn chạy vào nhà tôi ở phường Tư, lúc đó tôi trốn thủy lợi Cầu Mới trạm trú phường Tư, cho hay vàng Sài Gòn tuột giá thê thảm, tiệm của hắn chưa hay sụt còn thu giá cao. Tôi tức tốc mang bán cho hắn, thử tới, thử lui quá lâu, trả vàng lại cho tôi. Hắn vào trong bàn bạc với với vợ, trở ra hắn đồng ý mua. Nếu tôi gian có thể tráo vàng xấu dể dàng. Ở Cầu Mới có một người mới ra nghề mua hột xoàn, sau khi thử, trả hột xoàn lại cho khách hàng. Đến chừng giá cả xong xuôi, khách hàng trao lại hột xoàn giả.
Sau khi nghe hắn đề nghị trả giá bằng mười người đi nhưng chỉ chở mình hắn. Nổi nóng, tôi nói với bác đưa đò, tôi đồng ý trả cho bác bằng giá hai mươi người đi, chở dùm tất cả mọi người miển phí, nhưng không cho người này đi, tôi chỉ hắn. Hắn kênh tôi, tôi kênh lại. Bác đưa đò giảng hòa, bác kêu tôi đi xuống đò trước. Mấy người đang đợi đò mừng rở, phụ tôi dẩn chiếc xe xuống tận phía sau. Người thợ bạc vẫn còn đứng đó cho đến khi bác đưa đò đưa tay ngoắc, hắn mới xuống sau chót. Tôi không nhớ lúc đó là tháng mấy. Sóng phủ đầu, dồn dập. Đợt này vừa xong, đợt khác kế tiếp, nước văng tung tóe ướt cả người. Tuy nhìn bác đưa đò vẫn bình thản rẽ sóng, tôi vẫn phập phòng. Con đò tròng trành như nón không quai, như thuyền không lái, như . . (Không dám nói tiếp nữa, sợ Thủ Lỉnh chửi. Thủ Lỉnh khỏe chưa? Bớt được bệnh nào chưa? Nghe nói ngày xưa Thủ Lỉnh làm nghề bóp mủi họng, lâu năm bị bệnh nghề nghiệp, ngón tay bị cong theo chiều bóp. Nghỉ hưu khá lâu rồi, ngón tay duổi thẳng lại được chưa? Chúc Thủ Lỉnh luôn vui khỏe nhe)
Con đò càng ra xa, càng tròng trành hơn, giử chặc chiếc xe, nhắm mắt khỏi phải nhìn sóng. Không biết nên cầu Phật hay Chúa, ai linh hơn. Chắc ăn nhất cầu cả hai. Cúi đầu lạy Chúa trên cao. Cho con qua được bến bờ bình yên. Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát cứu khổ cứu nan. . .Nam Mô A Di Đà Phật. Nếu biết cầu nguyện đấng tối cao Allah như thế nào, tôi cũng cầu luôn. Sau một hồi cầu nguyện tôi cảm thấy bớt lo. Mở mắt ra nhìn thử, măc dù sóng vổ nước văng tứ tung, mọi người đều bị ướt, nhưng ai nấy, kể cả hai cô gái đều tỉnh bơ, chỉ một mình tôi run. Nhìn sóng một hồi tôi lại cảm thấy khó chịu, nhắm mắt lại cho đến khi con đò cặp bến. Lên bờ móc tiền trả cho bác đưa đò bằng số tiền hai mươi người đi. Bác trả lại, chỉ lấy giá tiền bằng một người đi. Nhìn bác, tôi tỏ ý cám ơn, nhưng hồi đó tôi ít khi nói ra hai chữ cám ơn như thói quen hiện tại.
Hoàng Hưng
Huynh HHg ơi! TL hiền lắm, chưa biết chửi, chỉ chỉ thích đánh thôi, do đó nên bị nhiều thương tật, đã điều trị dứt các căn bệnh rồi, chỉ còn 1 bệnh ” ham mạn tính đợt cấp” khó chữa khỏi, thôi đành phải chờ ” phước chủ may thầy”
Người thợ bạc bây giờ ở đâu vậy Huynh? T lĩnh muốn nhìn mặt hắn ra làm sao? thế gian này khó gặp được người như hắn lắm đa!
Wow ! Hôm nay đọc được 1 chuyện hay quá ! Sao anh HHg kể chuyện hay vậy , kiếm chuyện kể tiếp nưã đi nhe. Theo lời giới thiệu cuả Lương huynh , bộ anh kể tưởng tượng mà như thật hả , sao mà ăn khớp quá vậy. tài ghê ! Mà nè anh lúc nào cũng phủ trên đầu người ta , đòi trả tới gấp 20 còn miển phí , mà còn hỏng cho anh kia đi nưã , bộ tình địch cuả anh hả ! hi hi.
Chi Snow nay that la ky, het keu Anh MOT LUA roi lai anh HHG va nhieu nguoi khac nua , sao chi hua ke chuyen rieng cua chi : nhu di cai mon bang xe JEEP or co nguoi cho mot bao trai cay ..v..v…. ma sao khong thay , hay mau mau ke di , neu khong may huynh ay doi no do.Dang cho de doc, cac ACE oi hay cung nhau hoi thuc chi Tuyet Snow ke di
Hoàng Hưng ơi ! nhìn chợ tui biết là chợ Vb liền , tác giả hay thiệt dám ăn gian tuổi sang sộng của tui , vậy là anh mớt lúa có đối thủ rồi nha ??? tui cũng thắc mắc như thủ lĩnh muốn biết anh thợ bạc bây giờ ở đâu?? ymhngth
Chuyện của Hoàng Hưng hay quá, vô cùng dí dỏm duyên dáng, đọc xong thấy ngắn ngủn. Còn tiếc phải chi dài hơn. Hihi
Anh đại gia HHg ơi, em thích ông bác lái đò nầy. Người hiền lành thật thà chân chất.
Út Hoàng Hưng nè,
Rốt cuộc Chợ Lách bán thứ chi chi hở em mà sao bài viết của Út “lách” quá mạng!!! hihihi. Đọc bài viết của em 7 bị tròng trành còn hơn em ngồi trên chiếc đò chiều qua sông Cổ Chiên!
Này nhé, từ Phú Phụng em “lạng” về mấy xã ở Vũng Liêm, Cầu Mới, quằm lại Cổ Chiên rồi tấp vô chợ Vĩnh Long. Đã vậy, vừa đi vừa khều móc, hết Lương Minh đến Ngọc Thu, rồi Thủ Lĩnh, suýt chút quýnh lộn với chủ tiệm vàng…!
Nhưng còn biết sợ…sóng!!! Sợ đến nhắm mắt không dám hi hí để ngắm hai bóng hồng cùng mình sang sông trên một chuyến đò!! Tiếc thật! hề hề
Để giảm cường độ…sợ, Út ta nhắm mắt không phải “chỉ thấy một chân trời tím ngắt…” mà nhớ ca dao để chọt Thủ Lĩnh rồi tỉnh rụi cầu nguyện…hòa đồng …tôn giáo! Thật hết biết!!!
ACE rất mong chờ cái “thật hết biết” của Út Hoàng Hưng đó. 7trinh.
Phương Nga ơi! Chị rất quý bác đưa đò, càng trọng bác, chị càng muốn” khám tai mũi họng dịch vụ kỹ thuật cao ” cho hắn bớt đi cái đần, đã đần mà lòng dạ như cái vòi bình tích, nghĩ lại khám chi cho mệt, để thời gian lo việc có ích hơn.
7 ơi! Em cảm ơn 7 nhe! huynh HHg kiếm chuyện “chọt” em và chị YMHNTh hoài hà! Em quen thói YMH nên vẫn vui cười, nhưng hãy đợi đấy!
Bài văn xuôi kể chuyện nầy, em thấy có 8 đoạn ( có 8 lần xuống hàng ) 7 ơi! YMHNTh à! NT ạ! PN nè! Hãy đọc kỹ đoạn thứ 7 : “…ngón tay cong theo chiều bóp…” thật hết biết rồi 7 ui !?
Kính chào thủ lỉnh, nghe thủ lỉnh bớt bịnh là mừng rồi. Người thợ bạc đó không phải người thị xã Vĩnh Long. Sau tháng tư bảy lăm, từ đâu về công tác trong nghành có quyền hành lắm. Cưới được vợ khá giả. Mấy năm sau bị sa thải và ra mở tiệm mua bán vàng, thật ra hắn chẳng biết gì về thợ bạc.
Thủ Lỉnh có phật lòng, cho xin lổi nghen. Từ nay về sau xin hứa sẽ không nói ít nữa.
Nguyễn Tuyết ơi, tại vì hắn bao chuyến đò bằng mười người đi, và chỉ chở mình hắn. Trời tối rùi, bao “20 người” cũng phải bao và giúp cho người khác về luôn.
Xin lổi chị Ngọc Thu nghen. Đánh máy lộn mười ba thành mười lăm.
Cảm ơn chị 15. Lần sau cố gắng viết dài hơn một chữ.
Phương Nga ơi, bác đưa đò này tốt thật. Gặp mấy ông lơ xe là chém đẹp.
Chị 7 ơi, Chợ Lách bán chôm chôm nhiều.
Không nhớ hôm qua đọc bài nào, thấy chị nhắc đến bác mười Tước. Chưa kịp hỏi thăm bác mười, phải chở hai đứa cháu nội đi ăn sinh nhật, đến mười hai giờ khuya mới về đến nhà. Bác Mười Tước còn khỏe không chị. Ngày xưa mỗi lần bác qua Vĩnh Long đều ghé nhà cho bưởi năm roi. Có lần nghe bác chỉ cách chăm sóc cây bưởi có trái đúng tết Trung Thu.
Út Hưng ơi,
7 mới đt hỏi một đứa học trò ở tại chợ Bình Minh để trả lời cho Út rằng bác Mười Tước còn khỏe nhưng không đi chợ mua báo mỗi sáng nữa, khoảng tuổi 90 rồi. Út à, Nguyễn Đắc Phi Linh có bài thơ LẠC vừa rồi là cháu họ của bác Mười đó em, nhưng Linh ít khi về dưới đó. Thân ái. kiềutrinh.
Chuyện kể của anh Hoàng Hưng làm nhớ tiếc thời đã qua, thời còn ” trượng nhân – trượng nghĩa” và con người còn hiền như đất !!!
Bạn Như Thùy ơi,
Thùy ơi, hiền như đất mà đất gì mới được Như Thùy ạ! Bác lái đò hiền như đất …? Út Hoàng Hưng hiền như đất….???!!! Còn ông chủ tiệm kim hườn hiền như đất…?!?!?! mà Út HH bất chiến tự nhiên…ăn: được năm người đi đò chiều hôm ấy mgưỡng mộ; ông chủ tiệm vàng bị”rớt giá”; còn được bác lái đò “boa” tiền đò lại nữa. Như Thùy ơi, Như Thùy “ái mộ” đất nào?! hehehe…Thân ái. kiềutrinh.
Hoàng Hưng ơi! vậy mà bạn còn giỏi hơn tui nhiều lắm, tui học ở Vĩnh Long từ năm đệ thất cho tới đệ nhất, suốt 7 năm dài đăng đẳng mà tui chỉ biết: cầu Tân Hữu đi thẳng hướng về VL, tới ngã 3 Cần Thơ, quẹo trái là cầu Tân Bình, gần cầu Tân Bình có hảng cà rem Băng Gia tui hay đến đó mua ăn, kế đó có tiệm xe đạp Thúy Khoa, tui rất nhớ tiệm này vì hồi học lớp đệ lục, má tui ghé tiệm này cho tui một chiếc xe đạp để đi học, đi tới nữa là nhà thờ Vĩnh Long, tui và cá bạn học hay đến đó chơi và chụp ảnh, mỗi ngày đi học phải qua cầu Cái Cá, trước khi tới trường NTT, phía bên phải có con đường gì quên rồi, ngày nào tui cũng đến đó mướn tiểu thuyết để đọc, còn muốn đi chợ phải đi qua cầu Lộ…đi vườn ổi, vườn sơ ri hình như ở Lộc Hòa. chỉ nhớ có bấy nhiêu thôi. Năm 2010 có dịp trở lại VL, trên 40 năm dài tất cả cảnh vật đều thay đổi, mặc dù đẹp hơn xưa nhiều nhưng buồn lắm, vì cảnh cũ, người xưa không còn nữa.
Phi Rom lúc đó thuộc hàng quý tộc. năm 1964 đã có xe đạp đi. Ăn kem thì lại tận hãng kem mua, không mua của người bán ngoài đường. Đầu óc thuộc loại thông minh ngày nào cũng mướn truyện đọc, vậy mà cũng đổ Tú tài, cũng học ĐHSP Cần thơ, nếu tui mà như vậy thì rớt chắc..
SOS ơi! tới năm đệ nhất, môn toán tui dốt đặc ruột, nhất là môn hình học không gian, tui chỉ cố gắng giải Pt bậc 2, để khỏi bị điểm liệt, còn môn vạn vật nguyên một cuốn sách tui thuộc vanh vách nhớ cả dấu phết, chử nào ở trang mấy…thi tú tài 2 cho 5 câu, tui cắm đầu căm cổ làm đủ 5 câu, đến 2 tờ giấy thi, vì lúc đó trước khi ngủ cũng như mới thức dậy là tui nhai cuốn đó rồi…hi hi
Huynh HHg ơi, ở Chợ Lách kg có bán sà lách như chợ đệm, chợ gạo, mà chợ lách cũng có cái lịch sử của nó, Hoài thương có nghe các bậc tiền bối kể là : Hồi thời Pháp thuộc con kinh Chợ Lách cạn và nhỏ xíu xiu, được kết nối từ dòng sông Cổ Chiên qua sông Tiền Giang .Nên nhà nước thời đó cho đào lại con kinh khác lớn hơn, thông dòng nước chảy hơn, khi phóng lại con kinh cho thẳng thì trúng phải ngay nhà và thổ điền của ông hội đồng Thiều, nên có những chuyện chạy chọt, lo lót như thế nào đó mà con kinh lại đi lệch về phiá bên phải , thay vì được đi thẳng, nếu ta đi từ hướng sông Cổ Chiên qua sông Tiền. Từ đó nó có tên là Chợ Lách, vì đào tới đó phải ” Lách” qua một bên.
Hoài thương thì hậu sinh, có lẽ chị T.Nhi, sư huynh Phong Tâm,huynh LM, chị Ng.Thu v.v…sẽ biết nhiều hơn đó Huynh HHg ơi.
Bạn Hoài Thương,
Chuyện xáng múc dời bông-tiêu lạn lách, cho dù có xảy ra đi nửa thì người ta gọi là Kênh Lách chứ sao là Chợ Lách.
Trước đây tui có nghe vài người quê ở Chợ Lách nói về truyền thuyết nầy. Lúc dân cư quần tụ đông đúc, bà con đấp nền dựng chợ, vì không đủ đất để san lấp, nên họ chừa lại một trũng bưng lau lách cách mặt tiền chợ một khoảng.
Anh cũng biết rùi, dân mình có thói quen thấy mặt đặt tên như: Chợ Đệm, Chợ Bưng, Chợ Gạo, Chợ Thiếc, Chợ Lớn, Chợ Quán, Chợ Đũi, Chợ Mới, Chợ Cũ…(vụ chợ nên hỏi ông chủ chợ hay hơn)
Chuyện thành danh Chợ Lách của mình do cái bưng lau lách có lý hơn vụ chiếc xáng lạn lách của mấy ông Tây.
Hello anh Một Lúa. em còn nghe thêm một truyền thuyết là: Vì ngày xưa nơi này là đất của Chiêm Thành, khi ông cha ta đã khai phá , rồi cho di dân lập nghiệp, một thời gian sau có nhiều người tới ở nên mới thành lập chợ, mà vùng này tên của nó là ” Phờ Lách” theo tiếng của người khơme như nhiều điạ danh khác ở vùng Nam bộ, nên mới lấy tên cho chợ là Chợ Lách. Cả ba thuyết ấy em đều có nghe qua, còn con kênh bị lách qua một bên , lại đi ngang qua chợ,bởi lúc đó người ta lấy tên đó ra mà gọi cho tên chợ vậy thôi.
Thực sự ba thuyết trên kg biết cái nào đúng, nhưng nếu là con kênh thì phải đào thẳng , chứ sao lại cong như có cái cùi chỏ ,em chẳng hiểu sao???
Chị Kiều Trinh ơi, em tuy không sinh ra ở miền Nam nhưng những năm đầu đời cả gia đình theo ba em đong ruổi nào Châu Đốc – Cần Thơ – Sa Đéc – Cao Lãnh rồi Vĩnh Long…Trong tâm tưởng của em, người dân phương Nam ngày xưa ( không biết nay sao à nghe !) luôn hiền như đất . Người xấu thời nào không có (chỉ là ít hay nhiều thôi), nhưng ít ra thì ở đây, trong tình huống truyện, trước hai con người trượng nhân và trượng nghĩa, anh thợ bạc xấu tính kia sau khi kênh xìpo chút xíu cho đỡ quê độ đã xuống nước lặng thinh chớ không hung hăng dở thói côn đồ như thường thấy hiện nay …(hi!hi!)
Bài viết sống động làm sao !…,.,, khá dài nhưng đọc mau hết quá ! .Hoàng Hưng đã đưa người đọc qua nhiều cung bậc cảm xúc VUI , BUỒN ,THƯƠNG ,GHÉT,..,.,SỢ ,. hấp dẫn như thật vậy !.Chắc ngoài đời Hoàng Hưng này tếu lắm, hay đùa cợt, trêu chọc mọi người, loại người này không nguy hiểm lắm đâu , Hoành Châu nghĩ thế . ( Để hỏi ACE
xem sao ? ) .
Hoành Châu ơi, bạn mình còn có nghề coi bói qua văn viết nữa hả. Chứ theo mình nghĩ, mấy người như Hoang Hưng còn nguy hiểm dữ nũa nha, bởi viết văn thu hút tình cảm nguoi đọc làm truyện kể dài đọc sao thấy ngắn, còn tiếc rẻ. Ông bà mình xưa đâu cho con gái học chữ, sợ mê đọc chiện rồi bị rù quyến, bỏ nhà theo luôn, mất con như chơi, nên dạy con gái tránh mấy chàng ” miệng lưỡi”. Hổng có ý nói các anh ” nhựt trình” như SOS nghe, ai giựt mình,tui hổng biết !_hihi
Cám ơn chị 7 nhiều. Mấy ngày vắng nhà, lần này đi vội quên mang theo laptop nên không theo dỏi được tin tức trang nhà. Hồi đó HHg ở trọ nhà Mỹ Phước, ba Mỹ Phước là trưởng ban bảo vệ mùa màng của ty nông nghiệp Vĩnh Long. Chắc là hồi đó ba của Mỹ Phước chỉ cho bác mười cách bảo vệ cây trái, nên mỗi lần qua Vĩnh Long bác mười đều ghé cho bưởi năm roi. Chị 7 từng dạy học ở Bình Minh, chị có biết tại sao gọi là bưởi năm roi không?
Như Thùy ơi, cám ơn Như Thùy đọc bài. Bây giờ cũng có nhiều người tốt lắm. Chẳng hạn như chị Kiều Trinh là một trong triệu triệu người tốt (hiền không thì hỏng biết, đừng nói cho chị Kiều Trinh biết nghen)
Sau chưa thấy Như Thùy viết bài về Đà Nẻng vậy. Sơn Trà hay Sơn Chà có phải ở Đà Nẳng không? Có phải cũng là đảo khỉ không?
Cám ơn Phi Rom. Phi Rom nhắc đến cà rem Băng Gia, Phi Rom còn nhớ, tả lại cách nào ăn cà rem Băng Gia ngon nhất.
HHg ơi!, PR nhớ cà rem băng gia làm trong ống có cọng tre ở giữa cây cà rem để cầm ăn, PR ăn toàn cắn không hà, PR thấy có một chị ở CL khoái ăn ca rem cây loại này lắm và ăn toàn đưa cái lưỡi liếm không hà, chắc sợ mau hết hay ăn như vậy cho nó đã…hì hì…
Cám ơn Hoài Thương nghen, cách giải thích của Hoài Thương có lý lắm. Hồi trước năm 75 có dự án xây lại Cầu Mới. Dự trù thực hiện vào đầu năm 76. Cây cầu phóng ngay một phần ba nhà bà má nhỏ (Ba HHg thứ ba, ở Cầu Mới lúc đó có ba ông thứ ba, mỗi ông có ít nhất là ba vợ) Ba HHg không có “lách” mà đẩy được cây cầu ra khỏi nhà bà má nhỏ. Dự án đó không thực hiện được. Đến năm 84 xây Cầu Mới bằng dự án khác, dời quá nhiều nhà. Hồi năm 2006 HHg về Cầu Mới ghé một căn nhà lầu thăm một người. Vừa bước vào nhà thấy người đó nằm ngủ trưa rất gần cửa ra vào. Bước trở ra nói với người bạn, sao nằm ngủ vậy không sợ tha mất. Người bạn trả lời, không ngủ đó thì ngủ đâu, trên lầu giờ nầy quá nóng. Từ cửa trước đến vách sau chỉ có hai thước, đó là chổ duy nhất để ngủ, vì xây Cầu Mới bị cắt hết phần trước. Không biết trên thế giới còn nhà nào ngắn hơn nhà này không?
Cám ơn cách giải thích của Một Lúa. Để xin keo coi cách nào đúng. Một Lúa nhắc đến Chợ Quán. Trước năm 75 người lạ đến Chợ Quán rất khó ngủ, Một Lúa có biết tại sao không?
Cám ơn chị Hoành, HHg chắc chắn không phải là người nguy hiểm. Chỉ có Hồng Lợi thôi.
Chị Tính ơi, hỏng phải dzậy chị Tính ơi.
Hôm nào kể cho chị Tính nghe cô gái cầu Mỹ Huê.
Chờ hoài khg thấy Hoàng Hưng kể, bữa đó.lên mạng khuya, khg dám hối anh kể vì sợ là chuyện ma, tui nhát gan lắm . Đang nôn nghe quá chừng, nhưng có gí mà nghe hấp dẫnly kỳ thế anh .
Dể ợt ! cái này Hoàng H hỏi thủ lĩnh Thanh Nhi đi , đi học cứ ngày mùng 2 mười sau , rồi qua mung 3 , 17 , ba má của mấy bạn trai chung lớp kiếm ba Thanh nhi mắng vốn , vì làm con họ bị cảm nước, ba Nhi bắt nằm xuống quất một lần 5 roi hihi! hỏng tin HHg cứ hỏi thủ lĩnh
Chèn ơi, cái gì mà mùng 2 , mười sáu , rồi qua mùng 3 , 17, hì hì , hình như mấy ngày này là cuả thần linh mà. NT nhớ , cứ hàng tháng vào ngày mùng 2 , 16 gì đó , đều đặn ba chồng đều cúng mặn hay trái cây gì đó , lâu lâu cũng bị rinh hết , còn cái diã trống không ,còn vụ mấy bạn trai nhí bị cảm nước là sao vậy , hôm rồi NT nghe chị Đức Tính nhờ anh Một Luá làm cái lồng để chỉ hái sao trời . hì hì, vậy chị ĐT cũng có bạn đồng hành rùi , bạn Thanh Nhi nhờ mấy cụ con trai xuống sông mò trăng hay vớt trăng lên, nên anh nào về nhà cũng bị cảm nước hết . hi hi. Thiệt là những kỷ niệm vui khó quên nên Ngọc Thu nhắc phải hong . Thủ lỉnh TN khai thiệt đi.
T cũng thắc mắc chuyện này dữ lắm đó chị Thanh Nhi, hoặc như Nguyentuyet nói, hay là chị Thanh Nhi làm …mỹ nhân kế chi đó, khiến mấy bác trai kia đánh lộn xô nhau xuống ao, hồ nuoc vậỵ , mong nghe chị kể lại vụ này lắm nha, .
Chị em ơi cái này để Thủ lĩnh tự khai , ngocthu khg dám nói đâu , chừg nào thủ lĩnh mắc cở , cố tình lờ đi ngth kể cho nghe nhưg có điều kiện mỗi người một ly cà phe sửa đá tui khai hết hihi? hứa ly kỳ vô cùng khg khoái hỏng uống cà phe đâu ??????
NT ơi! ĐT à! Chuyện năm một ngàn chín trăm lâu lắm (không còn nhớ quậy cấp nào? Có lẻ năm lớp nhất hay tiếp liên ) vì quậy tưng bừng từ nhỏ đến lớn mà, nhưng còn thua xa một huynh ( hình như bạn thân với huynh Hồng Lợi). NT thông minh lắm ( chắc có điểm giống) nhưng chưa chính xác. YMHNTh hiền hơn huynh nầy, hiền mà dám ” chọt” người “ác “.Hãy đợi đấy ! Tui sẽ kể chuyện “hiền lành ” của NTh. ĐT ạ ! Lúc đó Chị quậy và khoái ăn mà không tốn tiền ( hồi đó tụi mình đi học, tập viết còn thiếu vô cùng khó khăn…) chị chưa biết Mỹ nhân kế, hẹn chờ chị NTh kể tiếp nghen! Vui mà xấu hổ lắm!
Út Hoàng Hưng nè,
Tại sao bài viết của Út “lia” dính nhiều…phi vụ quá vậy hả Út? Út thật lợi hại quá mần cho 7đọc phản hồi không kịp…thở!
Út hỏi chị tại sao có tên bưởi năm roi mà không hai roi, ba roi…,sáu roi…. Theo chị, rất riêng của chị, là người trồng bưởi ấy đầu tiên hết thảy là thứ năm có tên Roi (?). Nếu Út không tin thì cứ hỏi ACE xem hén!!!
7 cám ơn Út “khen” 7 hiền(!). Sức mấy mà hiền!? Bỏ qua đi tám!!! Chỉ tại chưa đúng…khía thôi! hahaha.
Riêng với vụ mùng 2, 16; mùng 3, 17, theo 7 nghi là “chôm đồ cúng” quá!
Đâu cần “lâu lâu…còn đĩa không” mà mới quỳ mọp xuống lạy, ngóc lên là đĩa trống không liền!!! hihihi.
Đến giờ, 7 vẫn thích ăn cà rem dù hỏng còn Băng Gia! Chiêu thức ăn cà rem của 7 vẫn là dùng lưỡi… mới đã…!
Hòanh Châu và Đức Tính thấy “thế công” và “thế phá” của Út Hoàng Hưng chưa hỉ??
Thân ái. kiềutrinh.