Câu chuyện dòng sông

Ngày đăng: 9/02/2014 08:39:37 Sáng/ ý kiến phản hồi (14)

Một bầy con nít thi đậu vào đệ thất Tống Phước Hiệp, vẫn lén mang búp bê vào lớp học, rồi lấy khăn cột làm võng trong ngăn để cặp sách, rồi thì thầm “ tới phiên tao ru búp bê ngủ “  “nảy giờ tui bây giành con búp bê của tao hoài “ Suỵt nói nhỏ nhỏ, bị phạt bây giờ”  “ ừ ra chơi trả lại cho mày”.  Cứ  vậy hết một năm đệ thất, buổi  học nào cũng có tiếng thì thầm ở góc lớp . Thời gian đều đặn trôi như tiếng tíc tắc của chiếc đồng hồ, bầy con nít bây giờ thành cô Tú – Tú Tài 1 – Mỗi đứa có một lựa chọn riêng. Trong đám bạn, Hồng Hoa, đẹp người đẹp nết, mái tóc buông dài, dáng người nho nhỏ thật xinh, vào học khóa 9 trường Sư Phạm, Vĩnh Long, chọn cho mình một nghề cao quí.

Giữa chốn ba quân sợ chim trời tung bay – Nghe ở đó có câu lạc bộ tên là “ Chim Trời”, cho nên mỗi lần gặp thầy Hạnh, vì thầy có dạy vẽ ở trường Sư Phạm này, cả đám múa may như chim bay, cò bay rồi hát thật lớn: “Chim trời mõi cánh tung bay” để chọc thầy. Thầy cười, chỉ mặt từng đứa  “ zero hạnh kiểm “.

Và muôn đời vẫn không sai  “Yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu”. Có lẽ như vậy nên  chưa ra trường mà “nhỏ”  tuyên bố  ba má nó đồng ý cho nó lên xe hoa. Cả đám nhao nhao “ Ai vậy! Ai vậy!” Anh ấy đẹp trai không? Làm nghề gì ? Mày thương anh ấy lúc nào? Anh ấy tỏ bày với mày ra sao? Anh ấy nói những gì? Con nhỏ cười hiền “ tụi bây hỏi gì nhiều dữ vậy làm sao tao trả lời hết.

 Thế là cả đám, lúc đó đang tuổi đôi chín, đôi mươi phải về xin cha mẹ tiền sắm quần áo lụa là. Ngày rước dâu đã đến, cả đám nhao nhao – Mày đẹp quá – Mày cũng vậy. Cô dâu thì xinh đẹp quá đổi, áo dài, khăn voan trắng che mờ mờ nét đẹp thơ ngây .Cả đám bị một đám đàn chị lùa vào phòng ra lệnh “ Tụi em ngồi xuống đây để tụi chị trang điểm cho”. Cả đám nhao nhao “ Nhớ diện cho tụi em đẹp giống mấy chị nha”  “ ừ, tụi chị biết mà “

 Đàn trai đã đến, cả đám thì thầm” Chú rể đẹp quá”  “Ê! thấy hiền chứ không có dữ”  “ Nhìn hai người xứng đôi lắm mày”    “ “Xích ra cho tao coi với”

Chú rể vòng tay, cô dâu chắp tay, cùng bái lạy. Nghi lễ mát dạ mọi người. Cô dâu dịu dàng bên chú rể  bước xuống thuyền.

Cả đám nhao nhao “ chết rồi , sao nó không nói cho tụi mình biết rước dâu bằng ghe”  “ Tao không biết lội , làm sao bây giờ” “Mình phải cởi giày ra mới xuống ghe được”

Ghe chạy qua khỏi cầu Thiềng Đức, cả đám  chỉ chỏ “ Ê! Con sông đẹp quá há”  “Tao thấy hai bên bờ cây còn đẹp hơn” .  Nước sông đục ngầu nhưng vẫn thấy dòng sông nơi đây hiền lành chứ không dử như lúc mới xuống ghe. Tui cúi người, thò tay xuống nước cạnh sườn ghe, thấy mát lạnh. Cả đám la lối “Ướt hết áo   bây giờ”   “ Mày ngồi ngay ngắn lại, coi chừng ghe chìm đó”. Tui năn nỉ  “để tao dọc nước 1 chút mà”

Ghe từ từ cặp vào bờ,  mọi người ra đón chào cô dâu, chú rể. Bao nhiêu nghi lễ, bao nhiêu tiệc tùng, cả đám cười vui hòa theo không khí trang nghiêm vui nhộn…

Nắm chặt tay bạn “ Mày ở lại nha”  “ Mày nhớ tuần sau về chơi với tụi tao  nghe” “ Ừ mỗi tuần tao ra đi chơi với tụi bây”

Lớn lên mới thấy hồi đó cả đám ngu ngơ thiệt. Nó đã về nâng khăn sửa túi cho Biện Công Nhu rồi, còn thì giờ đâu mà tung tăng bay nhảy.

Ghe chạy chầm chậm quay về, cả đám vẫy tay tạm biệt. Ghe vừa tăng tốc độ , bổng cô dâu cuống cuồng  chạy theo, ghe chạy đến đâu cô dâu trên bờ chạy theo đó, vừa vẩy tay vừa khóc. Dưới ghe cả đám cũng vừa vẩy tay vừa quẹt nước mắt  mếu máo khóc . Hai bên bờ cây vẫn xanh tươi, con sông vẫn hiền hòa  gợn từng làn sóng nhỏ.

Một tiếng cười bật ra, rồi 2 tiếng , rồi 3 tiếng, rồi cả đám cười ôm bụng cười , chiếc ghe chao nghiêng .  Cả đám nhao nhao   “ trời ơi !  chắc chết!”  “ Tao cũng vậy “   “Nhìn mày, ôi chắc tao chết” . Không đưa nào thấy được mặt của mình nhưng thấy cả đám mắt quầng thâm, mặt mày đầy những sọc đen, quằng quện, lý do giản dị, bao nhiêu thứ trang điểm trôi theo  những lần quẹt chùi nước mắt  tạo ra khuôn mặt  hải hùng giống y chang như Chung Vô Diệm.

Thế đó mà ba mươi mấy năm rồi vẫn không quên.Bây giờ mỗi đứa mỗi phương, mỗi lần nói chuyện, một mình tui một cell phone, mở Skype, mở Yahoo Messenger, mở Gmail, cả đám tha  hồ  cười , giành nhau kể   “Mày nhớ không, Mày nhớ không, đám cưới con Hồng Hoa…”

Anh Phú Thạnh, dòng sông kỷ niệm của tụi em đó. Có phải cùng dòng sông học trò của anh và anh NHA không?

Đặng Huệ

Viết tặng Anh Nhu và Hồng Hoa

 

H1

 

 

 

Có 14 bình luận về Câu chuyện dòng sông

  1. NHA nói:

    Gởi Đặng Huệ: NHA đọc một mạch và nói “Thiệt là hay!”

     

  2. Lương Minh nói:

    Đáng tiếc. Câu chuyện này ra sau chuyện của Hermann Hesse 68 năm, nếu xuất bản trước thì chuyện gì sẽ xảy ra …

    • PhươngNga nói:

      Thì Hermann Hess sẽ nói y chang như anh NHA, “Hay tuyệt!”

      Chị Huệ à, em của chỉ chỉ đảo lộn lại thứ tự mà nói rằng, “Tuyệt hay”

      Tình bạn bè của các chị thật là sâu đậm.

  3. Một Lúa nói:

    Đặng Huệ bây giờ mới xuất chiêu. Viết bài hay quá. Chúc mừng

  4. Phương Mai nói:

    Cho em ké với! Em đọc cũng thấy hay! Chào chị Huệ! Mình là bồ te nghe?

  5. NGUYEN TUYET nói:

    Đúng là câu chuyện dòng sông Kỉ niệm cuả Đặng Huệ   hay mà vui ,sau mấy mươi năm vẫn nhớ 1 thuở đáng yêu cuả tình bạn không thể nào quên .

  6. Hoàng Hưng nói:

          Bây giờ còn nhớ dòng sông kỹ niêm, còn liên lạc được nhiều bạn thân ngày xưa thì quý quá rồi. Tôi và Hồng Lợi đang ở gần và hiện tại thì Hồng Lợi rất bận, quá khứ không biết có trục trặc gì, ít thích nhắc đến, tương lai sẽ đi đến “thành phố buồn,”  thì lại sợ hải không muốn nói. Bạn cũ gặp nhau thì chỉ có cà phê hay rượu và chuyện xưa. Ly cà phê của Hồng Lợi cũng khác, rượu thì không uống một giọt, để dành hết cho anh Cả, chuyện xưa thì gần quên hết rồi. . .

  7. NGUYEN TUYET nói:

    Cái ước không thể có được , nhưng NT vẫn ao ước , ước gì ACE chúng ta ở cái xứ lạ quê người này , mà được ở gần nhau , có thể xẹt qua xẹt lại , chuyện này phải tranh thủ thôi , biết đâu NT cũng có thể giúp đở nhau 1 cái gì đó , giúp 1 tay thôi ,anh HL sẽ đở cực , sẽ vui , và sẽ cười khi gặp NT. Đừng nghĩ và đừng nhắc , cũng đừng nhớ làm chi tới thành phố buồn anh nha anh , tương lai đi đến thành phố vui , để dạo cảnh , xem hoa , ngắm người đẹp có sung sướng hơn không nè.!hi hi . Nhớ các huynh quá hà . NT đã gởi nhiều cái mail hay và bổ ích , anh HHg nhớ nhắc anh HL mở mail đọc nha . hi hi  NT SNOW.

  8. Phú Thạnh nói:

    Đặng Huệ thân mếh (Dù chưa được gặp mặt và chưa thấy rõ chân dung bạn, nhưng xin bạn cho phép tôi được gọi như thế nhé),

    Đọc câu chuyện của bạn đến lần thứ ba, tôi mới viết được mấy lời phản hồi này..và hình như mắt tôi cũng ướt nhòe như mấy cô trên ghe đám cưới đưa dâu..lúc trở về …Tôi sẽ tạo điều kiện cho Hồng Hoa và Biện công Nhu đoc bài này. Tôi cũng sẽ nhờ LM gởi tặng bạn chùm ảnh  “Đám Cưới Trên Sông” để minh họa cho bài của bạn…

    • Hue Dang nói:

      Anh Phú Thạnh, trên ghe đó có Huệ nửa đó nha, Gọi em tên là Huệ cũng được hay như anh gọi Nguyễn Tuyết, Phương Nga bằng em vậy đó, tại vì tụi em là đàn em của các anh mà. Khi anh học lớp nhất thì tụi em còn bò la lết dưới đất. Cám ơn anh tạo điều kiện cho con nhỏ bạn em và Anh Nhu  nhớ lại hơn 40 năm về trước. Em cám ơm Anh Phú Thạnh.

  9. NGUYEN TUYET nói:

    Qua trang nhà , NT nếm trãi được cái tình cảm thân thương , đậm đà cuả  Phú Thạnh  và anh Nha ,quả là em khâm phục quá chừng.. nhớ nhớ và luôn nhớ kỷ niệm cũ đã xa tít mù phải không anh , nhớ bạn mà tới 2 con mắt nóng lên và rươm rướm chảy nước mắt luôn .

     Đêm nằm nhớ chuyện hồi xưa

    Bạn bè xa tít , mỗi người , một phương

    Nhớ nhau ,  vào gỏ trang nhà 

    Bạn bè ẩn hiện thăm nhau đở ghiền

      NT SNOW tặng anh PT* và ai đó. hi hi.

  10. kimcuongphan nói:

    Huệ ơi ! trong đám bạn “mặt tèm lem” có Kim Cương, Ngọc Nữ nữa đó. Các bạn khác KC không còn nhớ ra bạn nào nữa. Huệ có nhớ thì nhắc lại nghe.
    Bây giờ cô dâu xinh đẹp ngày nào đã lên chức bà. Nghe Huệ gợi lại KC ngở mới xảy ra, ôm bụng cười ra nước mắt, những gương mặt quằn quện chủ yếu do chải lông nheo bằng maccara, vừa khóc vừa cười hiện rõ mồn một trước mặt. Phải nói rằng buổi đưa dâu vui nhất đời của KC đó.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác