Quế Minh và tôi (kỳ 4)

Ngày đăng: 30/09/2013 09:08:40 Sáng/ ý kiến phản hồi (6)

    Quế Minh và tôi là một truyện dài của Võ Châu Phương, được nhiều bạn đọc theo dõi vì sức hấp dẫn của nó. Đây là  Phần 4: Những Ân Nhân được tác giả vừa mới viết xong. Xin giới thiệu cùng bạn đọc (SOS)

                                        

                                                        Bữa tiệc chia tay 

       Quyết định khó, thực hiện lại khó hơn, nhiều khó khăn không lường được, có những chướng ngại cứ ngở không thể nào vượt qua, thế mà với sự giúp đở của bạn bè, thầy cô và anh chị em tôi tiến về phía trước.

Đôi khi cũng tự hỏi, có phải kiếp trước cha mẹ ăn ở có đức, nên kiếp nầy tôi hưởng được ân huệ, hoặc do bản thân, hằng đêm vào chùa Sơn Thắng gõ mỏ tụng kinh lạy Phật gần cả năm nên luôn gặp may mắn, mỗi lần gặp bế tắt không thể đi tiếp thì xuất hiện một quý nhân hổ trợ, chuyển những khó khăn thành những thuận lợi.

Đời nầy tôi có nhiều ân nhân, những người thương yêu tôi, đã giúp đở chân thành, những công ơn đó tôi không thể nào đền đáp hết đựợc; nay mượn bài viết nầy nhắc đến như một lời tri ơn, với hy vọng qua trang mạng tph-vinhlong.com mang những dòng chữ nầy, những tình cảm nầy đến những người bạn, những người thầy. Cũng xin cám ơn bạn đọc khi phải đọc một bài viêt lượm thượm với những câu chuyện xa xưa.

Khó khăn đầu tiên ở trường cao đẳng sư phạm, trong thời kỳ đó, trường bỏ kinh phí cho việc đào tạo mỗi giáo sinh*, phát học bổng, lương thực nhu yếu phẩm hàng tháng cho học sinh, không theo học tiếp tục phải bồi hoàn. Bồi thường là lẽ tất nhiên tôi không ngại; chỉ lo trường cấm thi như nhiều học sinh đã gặp phải. Có phải may mắn không, trường hợp của tôi trường giải quyết theo một hướng khác, ban tổ chức nhận đơn và hẹn ngày giờ trở lại để ban giám hiệu họp sẽ có quyết định. Đúng ngày tôi đến, được ban giám hiệu đón tiếp nồng nhiệt và vui vẻ; trao giấy quyết định cho nghỉ không bồi hoàn, lại còn cung cấp thêm một tháng tiền học bổng, hơn nữa không có cấm thi lại. Nhận giấy tờ xong, đến lớp để giả biệt, trên đường đến trong lòng có nổi băng khoăng không biết các bạn nghĩ thế nào về việc mình bỏ học; dù có trách hờn, hoặc hờ hửng cũng muốn gặp những khuôn mặt thân quen một lần cuối. Thật bất ngờ, lớp đã chuẩn bị một buổi tiệc chia tay, một buổi chia tay đầy cảm động, đầy tình nghĩa, mà tôi vẫn nhớ đến bây giờ. Mãi hằng chục năm sau, khi tôi xuất hiện trên trang mạng TPH một số bạn còn nhắc đến bài thơ ” Hoa cam” tôi đã ngâm trong buổi tiệc ấy.

Ra khỏi lớp, anh Hoàng lớp trưởng kéo tôi về nhà, anh bảo với tôi: “Đại tẩu và một số bạn muốn gặp mặt em”. Đến nơi mới biết còn một buổi tiệc nữa, đây là tiệc tiển đưa bằng nước mắt quê hương( rượu), tham dự có thầy chủ nhiệm, thầy dạy môn toán, các bạn nồng cốt của lớp. Một số bạn không gặp mặt ở lớp, không ngờ có mặt ở đây, các bạn đó đến nhà anh Hoàng từ sớm để chuẩn bị; “đại tẩu”, vợ của anh Hoàng trổ tài nấu thịt cầy, chị nấu món nầy quá ư là tuyệt. Nếu lúc đó tôi có tửu lượng như anh Cả, hoặc như anh Hoàng Hưng thì vui biết làm sao, rượu thịt thật ê hề, trong không khí tình nghĩa, thế chỉ vài ba chun tôi đã say quên cả lối về.

        

                         Ngọc Thanh (người đứng bìa phải)

Nợp đơn thi lại là chuyện thông thường; nhưng không dễ đối với tôi, đến Ban Tuyển Sinh* tĩnh mới hay ra thời hạn nợp đơn còn lại chỉ 3 ngày, và ban tuyển sinh không còn một mẩu đơn nào. Không có đơn làm sao đi thi được, lỗi do mình đến trể, đành lẳng lặng đến thăm Quế Minh trước khi về Mỹ An. Gặp tôi Minh liền hỏi :

– Cậu nộp đơn chưa? sắp hết thời hạn !

– Đâu có đơn đâu mà nộp!

Minh mở to đôi mắt nhìn tôi hỏi:

– Lá đơn tớ đưa cho cậu đâu?

– Tớ đã đã đưa cho cô bạn!

– Trời đất! Cô ấy là gì của cậu, sao câu lo cho cô ta quá vậy !

Trả lời làm sao với bạn đây, cô ấy không là gì tôi cả, từ lúc học chung, chúng tôi trao đổi không bao nhiêu lời, ngay buổi chia tay cô cũng không nói một lời nào; bài thơ “Hoa cam” hầu hết nữ sinh trong lớp yêu cầu tôi cho mượn để chép, còn cô ấy thì không.

Minh thấy tôi im lặng, bỏ lên gát nhỏ chắc bạn đang thất vọng cho mình; khi quay lại với vẽ mặt hớn hở vui vẻ.

– May cho cậu! Còn một mẩu duy nhất.

Để khỏi sai sót tôi điền ngoài giấy nháp, Quế Thanh em trai của Minh viết chữ rất đẹp điền vào bản chính.

Điền xong đơn, tranh thủ về xã nhà chứng nhận, đến ủy ban không có ai,  tôi lo lắng, càng lo lắng hơn hôm sau là ngày chúa nhật. Những ai đã từng đi chứng giấy tờ thì biết, trong đơn dự thi có phần lý lịch, để xác minh, chính quyền thường yêu cầu một vài ngày. Trong bế tắt nầy, tôi nhớ đến anh Nguyễn Ngọc Thanh, người bạn học chung lớp, sau khi tốt nghiệp cấp 3 anh về làm việc tại ủy ban xã. Thế là sáng sớm chúa nhật, tôi tìm đến anh, đang lúc anh làm ngoài ruộng, nghe tôi nhờ khẩn cấp, anh bỏ hết công việc để giúp cho. Nhờ sự giúp đở của anh, tôi nợp đơn không trể, còn được anh đánh máy tặng một bản nhạc ” Vỉnh Long quê ta”, và bao một chầu hủ tiếu.

Còn việc đồng án cũng gặp nhiều thuận lợi, tôi muốn kết thúc chuyện đồng án cho thật sớm nên cực lực làm, sáng ra đồng thật sớm, mãi đến mặt trời lặng mới về, người cô thứ tư và những đứa em con của các chú thấy vậy đến giúp một tay. Các Anh chị nghe tôi nghỉ học lo cho mùa màng, cùng vợ cùng chồng không gọi mà về giúp cho người em. Hơn 40 công ruộng chẳng mấy chốc đất đã dọn xong và xạ lúa; thế yên tâm giao cho người chị thứ 8 chăm lo, tôi lên tỉnh quyết chí học hành.       

Trong thời gian tôi về quê làm ruộng, Minh trên nầy tập hợp được nhiều bạn cũ hình thành 2 nhóm để học luyện thi, một nhóm học môn toán do thầy Ngô Quang Vỹ dạy, nhóm học hóa do thây Phan Văn Dũng, trong nhóm học môn hóa có Mỹ Hà, cô đã trở thành bs nha khoa, và hiện có phòng mạch ở thị xã Vĩnh Long.

Học sinh ở trường ai cũng biết thầy Vỹ, cách dạy của thầy các bạn cũng biết hết; nhưng các bạn khổng thể tưởng tượng thầy dạy tuyệt vời như thế nào ở một trình độ cao cho những nhóm luyện thi. Một điều may mắn cho việc học thêm, chúng tôi không những học được với thầy Vỹ, mà con được học với thầy Dũng dạy hóa. Bấy lâu nghe thế hệ đàn anh nói về thầy Dũng, nay học rồi mới biết, thầy có quá nhiều kinh nghiệm cho việc dạy luyện thi.

Một điều thuận lợi cho tôi, hai nhóm học luyện thi tổ chức tại ngôi nhà tôi trọ. Đây là ngôi nhà do cô Quang dạy sử thương tình giới thiệu với bạn của cô cho tôi ở. Nói là ở trọ, thật sự tôi không khác nào chủ nhà, một ngôi nhà rộng mênh mông đầy đủ tiện nghi chỉ có tôi và em Hồng Châu con của chủ nhà cùng ở, còn toàn bộ gia đình em về quê, sống ở Cầu kè. Chính ngôi nhà nầy tôi có cơ hội gần gủi với Thầy Vỹ, thầy Dũng; thầy Vỹ lúc nào cũng đến sớm, có lúc thầy chép bài sẳn trên bảng, có lúc thầy kể chuyện đời cho tôi nghe, toán có chỗ nào thắc mắc, thầy giải đáp tận tình. Chính ngôi nhà nầy tôi đã từng ăn những bữa cơm ngon do cô Quang nấu, nghe những lời dạy bảo đầy lòng thương yêu của  cô, chẳng khác nào lời của mẹ hiền.

Tuy bắt đầu trể, đựợc giúp đở tận tình của Quế Minh, nhất là đọc được những lài liệu luyện thi mà bạn đã bỏ công tìm kiếm bấy lâu, tôi được trang bị với một trình độ mới. Thời gian học cũng chẳng là bao phải tranh thủ và tận dụng hết, ngay cả lúc cơ thể mệt mỏi cũng phải học, lúc đó thích hợp cho sự trao đổi thảo luận giửa hai người bạn. Những đêm cúp điện cũng là những đêm ôn bài, Quế Minh và tôi gặp nhau, một người đặt câu hỏi một người giải đáp, qua hỏi đáp mới tìm ra những yếu kém, những thiếu sót trong kiến thức cần phải trao dồi thêm.

              

  

Hôm đi thi chúng tôi đến ở tại ký trúc xá Đại Học Tài Chánh với Nguyễn Anh Kiệt, đây là người bạn học chung lớp, anh đã thi đậu vào trường Đại Học với lần thi đầu. Quế Minh và tôi, hai thí sinh đi thi với tài chính eo hẹp, đến nương náo với anh chàng sinh viên nghèo, ông bà ta có câu ” Lá lành đùm lá rách”, trường hợp của chúng tôi ” lá rách đùm lá toe tua” .

Đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ sự chiêu đải của bạn hiền, Anh Kiệt vừa đi học vừa lo nấu nướng cho buổi cơm chiều cho chúng tôi, không có củi, Kiệt phải tháo vạc giừong thậm chí lấy sách cũ ra nấu cơm, còn cho ăn cơm với trứng vịt. Ăn trong trong cảnh đèn lờ mờ vì điện yếu, còn nghe nhạc mùi do những anh bạn chung phòng của Kiệt hát, tiếng vang còn lớn hơn ca sỉ dùng micro. Chúng tôi vừa ăn vừa nói đùa

– Kiệt, lần nầy chúng tớ có thi rớt là do bồ đó!

– Tại sao?

– Bồ đem sách nấu cơm, mấy cái chữ nầy vào trong bụng, lúc thi nó tuôn ra thì chắc rớt, làm sao đậu cho được khi thi y khoa trả lời toàn là kinh tế tài chính.

Anh Kiệt, Quế Minh nghe hết câu nói, mới biết tôi đùa nên cười ngắt nghẻo. Kiệt liền lên tiếng:

– Đúng là Văn Chín, lâu rồi mới nghe lại sự pha trò của bạn hiền.

Nghe Kiệt nhắc đến hai chữ bạn hiền, tôi lấy làm vui trong lòng, và pha trò tiếp:

– Bọn mình cũng nghĩ Kiệt là bạn hiền mới đến nhờ, giờ khám phá ra là không phải !

Minh không biết định đùa cái gì nữa nên lên tiếng:

– Tại sao cậu nói vậy!

– Đi thi người ta kiên cử ăn trứng vịt, sợ làm bài 0 điểm, thế mà Kiệt đem trứng đải bọn mình, vậy làm sao gọi là bạn hiền.

Thật ra chúng tôi chẳng kiên cử điều gì, một sinh viên nghèo như Kiệt, ở ký trúc xá thường ăn cơm với món canh toàn quốc; (quốc là nước , tô canh toàn là nước chỉ có vài tép mở nôi lều bều nên sinh viên gọi như vậy) Kiệt đải trứng là quý lắm rồi.

( Còn Tiếp)

                                                                            Võ Châu Phương

———————————————

@ Giáo sinh*  những học sinh theo học những trường Sư Phạm

@ Ban Tuyển Sinh* Một nơi trung gian giữa những trường đại học, trung học với học sinh. Kết quả kỳ thi trường đại học thông báo trực tiếp đến ban tuyển sinh, đâu xong muốn đi học được cũng thông qua ban tuyển sinh. Học sinh thi lại nhận và nợp đơn nơi đây, học sinh phổ thông nhận đơn ngay trường đang học.

 

Có 6 bình luận về Quế Minh và tôi (kỳ 4)

  1. Lan Hương nói:

       Anh VCP nay em mới  biết  anh là bs Võ Văn Chín, còn Châu trong VCP có phải lấy tên người em Hồng Châu ở chung nhà trọ không?

    •  Bạn La Hương thân, bạn nói đúng hết rồi .  Tôi chỉ là người viết văn thơ để tìm vui, để thay đổi công việc hằng ngày, đâu có gì phải dùng bút hiệu .  Ở nơi tôi, bút hiệu là  tên những người tôi thương yêu, mỗi lần dùng đến là nhắc tôi nhớ đến những người đó .  Nguyễn Hồng Châu một người em trai ở chung nhà trọ, tôi thương em vô cùng, vì cuộc sông mình lao về phía trước, đôi khi không có cơ hội  gặp gở chỉ còn dùng tên để nhắc nhở lòng .

  2. Trường Khuê nói:

           Anh Phương, giữa người và người có sự tương tác qua lại, nếu mình cư sử tốt với người, người sẽ cư sử tốt với mình . Anh phải làm như thế nào đó mới được bạn bè giúp đở . Anh gặp may mắn thật qua hết những cửa ải , em tin chắc kỳ thi nầy anh sẽ đậu .

    •                   Trường Khuê cám ơn bạn viết phản hồi va có hảo cảm, tôi viết phần nầy chắc nhiều đọc giả ngở tôi con người theo chủ nghĩa duy tâm siêu hình.  Thực tế tôi không có mê tín; nhưng nhiều chuyện xảy ra trong đời tôi nhớ lại thật kỳ diệu,  may mắn cho tôi có nhiều bạn rất tốt, có những người thầy thật cao quý thương yêu giúp đở mà đời nầy không sao tôi đền ơn đáp nghĩa cho hết được .

  3. Ngọc Thu nói:

    Truyện đọc rất hấp dẫn, vậy mà SÓS cho đăng cách khỏang lâu quá, khi đọc bài mới phải đọc lại bài trước mới hiểu được. Yêu cầu đăng sớm, cám ơn nhiều.

    •                     Bạn Ngọc Thu mến! Cám ơn bạn có lời khen về chuyện kể  . Bài đăng lên khoãng cách lâu là do tôi viết hơi chăm chớ không phải do anh SOS, mỗi khi tôi gửi bài cho ảnh không mấy tiếng đồng hồ sau anh đã post lên rồi .

           Nhân anh đề cặp đên anh SOS,  tôi thành thật cám ơn anh SOS nhờ sự chỉnh sửa của anh mà bài viết đở sai chính tả và đở lượm thượm .

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác