Vi phạm Nghị định 72/2013/NĐ-CP: hành vi không chỉ một lần!
Trang web TPH71 hân hạnh chào đón anh PHẠM XEN, xin giới thiệu với các độc giả. Nhân dịp về quê, tác giả gặp một người Mỹ cùng trên chuyến tàu, hai người cùng tranh luận sôi nổi và dẫn chứng cụ thể những rắc rối của tiếng Việt và tiếng Mỹ, tiếng nào khó hơn. Cuộc tranh luận vô cùng lý thú của hai người bạn tình cờ gặp nhau nhưng làm sáng tỏ nhiều vấn đề…cho thấy tiếng Việt rất phong phú, đa dạng…,bài viết hấp dẫn người đọc.
(Nguồn: http://www.tongphuochiep71.com/index.php?mod=detail_chiase&id=4505)
Lạ thật: Không phải lần đầu trang TPH 71 đạo văn trắng trợn, mắt thấy rõ ràng
Lê Anh Tuấn, người bị đạo văn
Nó đây rồi!
“Câu chuyện của chúng tôi còn dài. Chia tay với Johnson ở ga Huế. Lững thửng dọc theo con đường về chợ Đông Ba, trong đầu còn vương vấn câu chuyện rắc rối tiếng Việt với Johnson, ông già chạy xích lô lẽo đẽo theo sau:
– “Ôn nớ, ôn đi về mô khôn hè?”
Tôi gật đầu, bước lên chiếc xe cũ rích, buộc miệng:
– Có tiệm sách nào gần đây nhất, Bác? Tôi muốn mua một quyển Tự điển Tiếng Việt.
Tôi bất chợt nhớ ra rằng, trong tủ sách gia đình của tôi, có đủ loại tự điển các nước, nhưng chưa hề có một quyển Tự điển Tiếng Việt nào.
Lê Anh Tuấn
Hè 2004”
(Nguồn: http://www.leanhtuan.com/TiengVietTiengMyRacRoi.html)
Kính gửi tác giả Phạm Xen và BBT trang TPH 71,
Đồng gửi SOS nhờ đăng nguyên văn
Sau bài du lịch ở Malaysia thì đây là lần thứ hai (được phát hiện) các tác giả và BBT trang TPH 71 chẳn những vi phạm Nghị định 72/2013/NĐ-CP mà còn vi phạm Công ước Berne về Bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật. Nếu tôi nói không đúng, tác giả Phạm Xen phải chứng minh mình có tên thật hoặc bút danh Lê Anh Tuấn. Nếu đây là bài đạo văn, trang TPH 71 phải xin lỗi độc giả vì đã cho độc giả một sản phẩm giả tạo. Xin mời tác giả Phạm Xen và BBT trang TPH 71 đọc tài liệu sau :
Công ước Berne
Bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật
(Đạo luật Paris, ngày 24 tháng 7 năm 1971,Sửa đổi ngày 28 tháng 9 năm 1979)
————
Các nước tham gia Liên Hiệp cùng xuất phát từ lòng mong muốn bảo hộ theo một phương thức hữu hiệu và nhất quán các quyền lợi của các tác giả đối với tác phẩm văn học và nghệ thuật của họ,
Công nhận tầm quan trọng về kết quả của Hội nghị xem xét lại văn bản họp ở Stockholm năm 1967,
Đã quyết định sửa đổi Đạo Luật đã được Hội nghị Stockholm thông qua, đồng thời vẫn giữ nguyên vẹn các Điều khoản từ 1 đến 20 và từ 22 đến 26 của Đạo Luật đó .
Kết quả là, những đại biểu toàn quyền ký tên dưới đây, sau khi xuất trình thư uỷ nhiệm toàn quyền của mình và được công nhận là hợp lệ, đã thoả thuận:
Điều 1
[Thành lập một Liên hiệp]
Các nước áp dụng Công ước này hợp thành một Liên hiệp để bảo hộ các quyền của tác giả đối với các tác phẩm văn học và nghệ thuật của họ.
Điều 2
[Tác phẩm được bảo hộ: 1. Tác phẩm văn học và nghệ thuật; 2. Khả năng yêu cầu sự định hình. 3. Tác phẩm phái sinh; 4. Văn bản chính thức; 5. Sưu tập; 6. Nghĩa vụ bảo hộ, chủ thể hưởng sự bảo hộ; 7. Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng và thiết kế công nghiệp; 8. Tin tức.]
1. Thuật ngữ “Các tác phẩm văn học và nghệ thuật” bao gồm tất cả các sản phẩm trong lĩnh vực văn học, khoa học và nghệ thuật, bất kỳ được biểu hiện theo phương thức hay dưới hình thức nào, chẳng hạn như sách, sách pample và các bài viết khác, các bài giảng, bài phát biểu, bài thuyết giáo và các tác phẩm khác cùng chủng loại; các tác phẩm kịch, hay nhạc kịch, các tác phẩm hoạt cảnh và kịch câm, các bản nhạc có lời hay không lời, các tác phẩm điện ảnh trong đó có các tác phẩm tương đồng được thể hiện bằng một quy trình tương tự quy trình điện ảnh, các tác phẩm đồ họa, hội họa, kiến trúc, điêu khắc, bản khắc, thạch bản; các tác phẩm nhiếp ảnh trong đó có các tác phẩm tương đồng được thể hiện bằng một quy trình tương tự quy trình nhiếp ảnh; các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, minh họa, địa đồ, đồ án, phác họa và các tác phẩm thể hiện không gian ba chiều liên quan đến địa lý, địa hình, kiến trúc hay khoa học.
2. Tuy nhiên, luật pháp Quốc gia thành viên của Liên hiệp có thẩm quyền quyết định không bảo hộ các tác phẩm nói chung hoặc một số thể loại cụ thể nào đó, trừ phi các tác phẩm ấy đã được ấn định bằng một hình thái vật chất.
3. Các tác phẩm dịch, mô phỏng, chuyển thể nhạc và các chuyển thể khác từ một tác phẩm văn học nghệ thuật đều được bảo hộ như các tác phẩm gốc mà không phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm gốc.
4. Luật pháp Quốc gia là thành viên Liên hiệp có thẩm quyền quy định việc bảo hộ đối với các văn bản chính thức của Nhà nước về lập pháp, hành pháp hay tư pháp cũng như các bản dịch chính thức của các văn bản đó.
5. Các tuyển tập các tác phẩm văn học nghệ thuật, chẳng hạn như các bộ bách khoa từ điển và các hợp tuyển, nhờ phương pháp chọn lọc và kết cấu tư liệu mà tạo thành một sáng tạo trí tuệ, cũng được bảo hộ như một tác phẩm mà không phương hại đến quyền tác giả của các tác phẩm tạo nên các hợp tuyển này.
6. Các tác phẩm nói trong Điều 2 này được hưởng sự bảo hộ ở tất cả các nước thành viên của Liên hiệp. Sự bảo hộ này dành cho tác giả và những người thừa kế sở hữu quyền tác giả.
7. Luật pháp quốc gia là thành viên của Liên hiệp có quyền quy định lĩnh vực áp dụng luật đối với các tác phẩm nghệ thuật ứng dụng, thiết kế công nghiệp và các mô hình công nghiệp; quyết định những điều kiện để các tác phẩm này được bảo hộ, miễn là phải phù hợp với Điều 7 (4) của Công ước này. Những tác phẩm nào chỉ được bảo hộ như một thiết kế và mô hình công nghiệp ở quốc gia gốc, thì cũng chỉ được hưởng quyền bảo hộ đặc biệt dành cho loại đó ở một quốc gia khác trong Liên hiệp. Tuy nhiên, nếu quốc gia này không có sự bảo hộ đặc biệt nói trên, thì các tác phẩm ấy sẽ được bảo hộ như những tác phẩm nghệ thuật khác.
8. Sự bảo hộ theo Công ước này không áp dụng cho những tin tức hàng ngày hay sự kiện/số liệu vụn vặt chỉ mang tính chất thông tin báo chí.
Xem: http://banquyen.net/dieu-uoc-quoc-te/cong-uoc/cong-uoc-berne/
Công ước Berne đã có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 26/10/2004
Lại bàn về đạo văn.
Dĩ nhiên, đạo văn không chỉ có ở Việt Nam. Sự phổ biến của mạng internet đang khiến cho việc đạo văn trên mạng có xu hướng gia tăng. Mark Edmundson, trong bài viết “How Teachers Can Stop Cheaters” (Thầy giáo làm sao để chống thầy lừa) đăng trên The New York Times, ngày 9 tháng Chín, 2003, cảnh báo tình trạng đạo văn trên mạng của sinh viên các trường đại học Hoa Kỳ. So với các hình thức đạo văn khác, đạo văn trên mạng vừa dễ dàng vừa rẻ tiền và cũng ít tốn công sức nhất: người ta chỉ cần đánh tên những tác giả hoặc tài liệu liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu, nhấn phím “enter” là tức khắc nhận được vô số văn bản cần thiết. Nếu đăng ký và trả tiền cho một số website, người ta còn có thể tiếp cận hàng trăm ngàn tiểu luận và “công trình nghiên cứu chất lượng cao”. Công việc của các nghiên cứu sinh bây giờ chỉ còn là cắt dán và chắp nối những đoạn khác nhau để hoàn thành “công trình nghiên cứu” của mình. Ông Donald L. McCabe, giáo vụ trường Rutgers University, cho biết: “Nhiều sinh viên lớn lên trong thời đại Internet, họ nghĩ rằng mọi thứ họ tìm thấy trên Internet đều là tri thức chung và họ có quyền sử dụng mà không cần phải chú thích nguồn”
(Nguồn: http://www.khcn.tvu.edu.vn/nguon-goc-cua-van-hoa-dao-van.html)
“Đạo văn” đồng nghĩa với việc ăn cắp kết quả người khác”
SGTT.VN – “Việc đạo văn, mà lại đạo kết quả khoa học là một điều không thể chấp nhận được, bởi kết quả khoa học là thành quả lao động của người khác, mình lại xem như của mình là không thể được”.
(Nguồn: http://www.yenhuong.com.vn/zone/193/news/700-dao-van-dong-nghia-voi-viec-an-cap-ket-qua-nguoi-khac.aspx)
Vấn nạn đạo văn
Đây là vấn đề thuộc vào loại “biết rồi, khổ lắm …” (Vũ Trọng Phụng”) …
Đạo văn, theo cách hiểu của giới học thuật, được định nghĩa là sử dụng ý tưởng hay câu văn của người khác một cách không thích hợp. “Không thích hợp” ở đây có nghĩa chính là không ghi rõ nguồn gốc. Đặc biệt là việc trình bày những ý tưởng và từ ngữ của người khác trước các diễn đàn khoa học và công cộng như là ý tưởng và từ ngữ của chính mình. Ở đây, “Ý tưởng và từ ngữ của người khác” có nghĩa là: sử dụng công trình hay tác phẩm của người khác, lấy ý tưởng của người khác, sao chép nguyên bản từ ngữ của người khác mà không ghi nguồn, sử dụng cấu trúc và cách lí giải của người khác mà không ghi nhận họ, và lấy những thông tin chuyên ngành mà không đề rõ nguồn gốc.
(Nguồn: http://tuanvannguyen.blogspot.com/2013/07/van-nan-ao-van.html
Đã từ lâu tôi và những người bạn xa xứ đả biết vấn đề đạo văn, sưu tầm của ban biên tập TPH 71 . Từ sau khi sự cố viút bị phanh phui cho nên những cộng tác viên của trang TPH 71 đã lần lượt ra đi sau khi thấy rõ bản chất xấu xa của trang web nầy .Cho nên ban biên tập phải đạo văn và chuyên sưu tầm bài viết (chớ có ai viết bài đâu)? Thử hỏi như vậy trang web nầy có nên tồn tại không? Có xứng đáng đại diện cho cựu học sinh Vĩnh long không? Xin hỏi ý kiến những cựu học sinh chân chính ở Vĩnh long.
Vô cùng đau khổ khi bị người ta ăn cắp chất xám của mình, thà mươn như Cả Lần, ha ha… tui hỏng chê bạn đâu nghen mà khen bạn quân tử, xin chân thành chia buồn cùng Lê Anh Tuấn…
Việc ban biên tập của trang TPH 71 cố ý vi phạm những điều cấm trong luật chơi là bản chất của họ như vậy rồi xin các bạn mình đừng đề cập tới nữa vì GIANG SƠN DỄ ĐỔI NHƯNG BẢN CHẤT THÌ KHÓ DỜI .