Campuchia ký sự (tập 1)
Trời tháng Sáu ở Việt Nam cứ mưa và mưa nên buồn và chán vì không biết làm gì cho hết ngày tháng nên Đinh Kim Phúc lang thang bên xứ Chùa Tháp để xem lại những gì đã từng biết từ hồi 1979.
Chưa đi chưa biết Angkor
Toàn bộ quần thể di tích Angkor: là một tên thường gọi của một khu vực tại Campuchia đã từng là kinh đô của Đế quốc Khmer và đã phát triển rực rỡ vào khoảng thế kỷ 9 đến thế kỷ 15. Từ “Angkor” xuất phát từ tiếng Phạn nagara và có nghĩa là “thành phố”. Chính xác hơn, thời kỳ Angkor có thể được định nghĩa là thời kỳ từ năm 802, khi vị vua Hindu Jayavarman II của người Khmer tự xưng “vua thiên hạ” và “thiên tử” của Campuchia, cho đến năm 1431, khi người Thái chiếm được kinh đô của Khmer khiến cho dân cư ở đây di cư về phía nam đến khu vực Phnom Penh. Phế tích của Angkor nằm giữa rừng và vùng đất canh tác nông nghiệp về phía bắc của Biển Hồ (Tonle Sap) và phía nam của đồi Kulen, gần thành phố Xiêm Riệp ngày nay, và là một di sản thể giới của UNESCO. Các ngôi đền của khu vực Angkor có số lượng trên 1000 với kích cỡ và hình dáng khác nhau mang đậm phong cách kiến trúc Khmer.
Ảnh 0774: Angkor Wat trong mây mù của mùa mưa ở Campuchia
Ảnh 0779: Lần đầu mới biết cây Thốt lốt có đực có cái
Ảnh 0811: Trước Đền Bayon
Ảnh 0824: Nụ cười Bayon
Ảnh 0837: phế tích
Ảnh 0847: Nơi đây từng là phim trường của bộ phim Bí mật ngôi mộ cổ
Tonlé Sap (Biển hồ Campuchia): là một hệ thống kết hợp giữa hồ và sông có tầm quan trọng to lớn đối với Campuchia. Đây là hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á và được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới năm 1997. Tonlé Sap có nghĩa là “sông nước ngọt lớn” nhưng thông thường được dịch là “Hồ Lớn” trong các ngôn ngữ khác; “Biển Hồ” là cách gọi của người Việt chỉ sự rộng lớn của hồ nước không thấy bến bờ.
Ảnh 0870: mênh mông Biển hồ
Ảnh 0878
Ảnh 0876,
Bài và ảnh: Đinh Kim Phúc
Phía trên bảng Trường Tiểu học Việt Nam do Quân khu 7 QĐNDVN tặng là tấm bảng ghi dòng chữ gì vậy bạn PR ? Sao ít chữ quá ? Chỉ có 4 chữ. Chắc là chỉ ghi Trường Tiểu học Việt Nam !
Cả Lần ơi! đó là chữ” sala riênh phum 7″ có nghĩa: Trường học Ấp 7
Ảnh 0779 : Ông Đinh Kim Phúc đứng giữa 2 cây thốt nôt féminin phải không ?
Cái hào trước cửa đền Angkor Wat,hồi dó người ta thả cá sấu.ĐKP giơ tay thông báo hiện nay còn hai con!!!
Thầy ơi, người ta thả cá sấu ở đó chi vậy thầy? Khách du lich đến đó nguy hiểm không?
Trong các kiến trúc vĩ đại vào thời xưa như: Kim Tự Tháp, Vạn Lý Trường Thành và Angkor Wat, thì Angkor Wat là kiến trúc đẹp nhất về phương diện mỹ thuật. Nhiều kiến trúc sư của thế giới đã kinh ngạc và khâm phục công trình kiến trúc Angkor Wat. Người Khmer rất hảnh diện về Angkor Wat, và đã chọn Angkor Wat làm biểu tượng cho quốc gia Campuchia trên quốc kỳ của họ.
Người cho xây Angkor Wat là vua Suryavaman II, chính là người đã tấn công Đại Việt 4 lần vào thời nhà Lý, nhưng tất cả 4 lần đều bị thất bại, có lần Khmer Empire liên minh với Chiêm Thành cùng tấn công Đại Việt, và cuối cùng vua Suryavaman II đã qua đời trong lần cuối cùng mang đoàn quân xâm lược của Đế Quốc Khmer đi xâm lăng Đại Việt.
Angkor Wat chưa thật sự hoàn tất, có phần còn đang dỡ dang, có chổ đá chạm khắc chưa hoàn tất, nhưng công trình xây dựng Angkor Wat đã phải bỏ dở dang vì cái chết của vua Suryavarman khi tấn công Đại Việt. Nhiều người Khmer đã phải công nhận: sau khi vua Suryavarman qua đời, triều đại huy hoàng của ông và đất nước Khmer bị suy yếu về kinh tế lẫn quân sự, là hậu quả những lần đem quân xâm lược Đại Việt nhưng bị triều đại nhà Lý đánh bại.
Nhìn bản đồ Khmer Empire và Đại Việt vào thời đó, và đọc lịch sử của Khmer Empire mới thấy dân tộc VN rất anh hùng. Vua Suryavaman II oai hùng của Khmer Empire đã chiến thắng nhiều quốc gia Đông Nam Á, mở rộng lãnh thổ, và bắt hàng chục ngàn tù binh từ các quốc gia bị đánh bại, để đem về làm nô lệ đi xây Angkor Wat. Người ta cho rằng có trên 20,000 người phải liên tục xây dựng Angkor Wat trên 20 năm trời. Nếu ngày xưa Đại Việt bị Khmer Empire đánh bại, thì người Việt cũng bị bắt làm nô lệ đi xây Angkor Wat.
Nhìn công trình kiến trúc vĩ đại và đầy nghệ thuật của Angkor Wat, L.H. vừa ngưỡng mộ kỳ công kiến trúc của Khmer Empire, vừa ngưỡng mộ dân tộc VN rất anh hùng đã đánh bại Khmer Empire 4 lần vào thời nhà Lý, và vui mừng không có người VN bị bắt làm nô lệ đi xây Angkor Wat vì VN chưa bao giờ bị đánh bại bởi Đế Quốc Khmer.
Đế quốc Khmer và Đại Việt vào thời nhà Lý