Võ Châu Phương nhớ về Nhơn Phú

Ngày đăng: 21/06/2013 06:46:47 Sáng/ ý kiến phản hồi (12)

 Sum ơi!  Anh đang chờ em kể về Nhơn Phú, anh đi coi trâu ở cánh đồng Cái Tranh phía dưới kinh Thầy Cai . Em có biết không, những năm chiến tranh bà con ở Nhơn Phú bỏ nhà ra đi, cả một vùng đất mênh mông  của Nhơn Phú vườn trống, đồng hoang,  bọn anh đưa trâu qua đó , ngày cho ăn, chiều cứ tìm miếng vườn nào cột chúng ở đó, sáng lại qua thả ra cho ăn .

 Anh coi trâu nhiều năm  tháng ở đó, biết hết tên của từng chủ vườn, chủ ruộng, nay chỉ con nhớ những biệt danh như ở khúc giữa có chú ba Thần Khừ,  bác Bảy Lập. Gần đầu kinh Thầy Cai có bác Ba Giao.  Không biết bao lần anh đã lặn mò tôm ở đóng đá cạn trên kinh Nhơn Phú. Hồi thời đó anh không biết sao mình lại quá khoẻ mạnh , anh vật lộn có tiếng, dù có người to con hơn, anh vẫn thắng. Anh đã nghe tiếng từ lâu thằng Tèo vật lộn vô địch trong đám chăn trâu  ở đầu kinh Nhơn Phú, anh muốn gặp anh ta vật lộn để phân tài cao thắp . Một hôm, tình cờ anh và Tèo gặp nhau, hôm đó  bọn chăn trâu đông lắm, có cả mấy nhóm chăn trâu của mấy vùng khác tụ lại, mọi người trông chờ sự đọ sức của Tèo và anh . Trận đấu đó bây giờ nhớ lại anh còn sợ, mặc dầu không phân thắng bại,  người mệt mỗi và không còn sức lực cả mấy ngày còn hơn bệnh nặng, vì từ trước đến  giờ anh chưa lần nào dùng sức đến như vậy . Trận đó kéo dài từ sáng đến chiều, do hư danh mà không ai chịu thua ai, cuối cùng huề và hẹn ngày tái chiến; nhưng rồi không bao giờ gặp nhau nữa, vì  cả hai đều ngán đối phương nên cố tránh.

       Cô Từ Điềm dạy học Cái Cạn trước chú Hoàng Khôn, cô dạy rất có kết quả với những lớp vở lòng nhờ cô con gái Út, chị ấy giống như cô giáo phụ, theo sát học sinh, người ta nói vậy có đúng không em ? (còn nữa)

Võ Châu Phương

Có 12 bình luận về Võ Châu Phương nhớ về Nhơn Phú

  1. Lan Hương nói:

        Anh VCP đọc bài nầy mới biết anh là con cháu của Đinh Bộ Lĩnh không ngờ thời niên thiếu tung hoành trên đồng cỏ.

          LH đọc cảm thấy có cái gì đó vui vui và hồn nhiên .

    •  Lan Hương bài nầy viết trong phản hồi trong bài của em Sum, chắc anh Lương Minh biết có lần hứa với bạn viết một vài mẩu chuyện , anh thương tôi sợ bị bạn trách là không giử lời hứa nên post bài nầy để bạn khỏi trông .  Bạn theo dõi trong vài ngày tôi viết bàI ” NHỮNG TẤM LONG” .

        Em cám ơn anh Lương Minh sửa và đăng bài nầy .

  2. Truongkhue nói:

              Anh Phương em có mấy thắc mắc ở bài của anh:

     1)  Người ta bỏ nhà ra đi vì sợ súng đạn, bộ anh không sợ sao dám mang trâu qua đó

    2) Vật lộn ngày đó như thế nào, đã huề rồi sao anh còn cảm giác sợ đến bây giờ

    •       Cám ơn những thắc mắc của bạn .

           Không biết bạn có lớn lên trong thời chiến tranh không ? Những ai chứng kiến thì không quên được ,  Nhơn Phú cạnh xã Mỹ An chiến tranh khóc liệt, bà con từ đầu kinh kéo dài gần chợ Nhơn Phú toàn bộ bỏ nhà ra đi, cả cánh đồng hoang, mênh mông  đầy  cỏ .  Chiến tranh có phần lắng xuống, trâu thấy cánh đồng cỏ như vậy khó mà cảng nó, lúc đầu bọn tôi phải canh chừng không cho vô khu vườn vì ở đó còn hâm chông, và lựu đạn . Những ngày đầu đến đây tôi đã thấy cảnh tan hoang của chiến tranh, cảnh tàn phá của bơm đạn, những hố bôm to Sâu, những cây dừa mất đọt, nhưng thân cây chịu đạn . Sau  đó khá yên bình người ta phá hâm chông, gở mình đạn,  lưu thông đi lại được bà con vẫn không quay về  vì sợ chiến tranh quây trở lại bất cứ lúc nào . Vào cuối tháng chín âm lịch cánh đồng bên tôi người ta cấy đầy lúa thế bọn chúng tôi mang trâu qua bên đó,  thế chúng tôi thật sự là chủ những mãnh vườn đó, những cây ăn trái còn sót lại là quà cho chúng tôi, hái ăn không cần xin phép ai .

           Dưới quê thời đó đánh lộn là hành động xấu, vật lộn như một trò chơi biểu hiện sức mạnh như kéo tay, đẩy cây ….  Trước khi gặp anh chàng Trèo, tôi tham gia rất nhiều không để lại nổi sợ hải .  Tèo con người ốm và cao so với tôi, nhìn  qua tôi nghĩ mình sẽ thắng trên 80%, khi lâm trận rồi mới biếtr  tiếng dồn không sai . Bắt đầu từ sáng cho đến chiều, mang cơm theo định vật lộn xong mới ăn, thế mà  xong rồi không ăn nổi, về nhà cơm chiều tôi cũng bỏ luôn .  Sau khi đồng ý huề, buôn ra trước mặt Tèo tôi cố đi như không có chuyện gì, nhưng sau đó mấy bạn cùng nhóm phải mang  lên lưng trâu,  Trên lưng trâu tôi hết cử động nổi, đến nơi tôi nhờ  các bạn đó cột dùm trâu mình . Bạn không biết đâu sáng ngày hôm sau , sờ chỗ  nào cũng đau, cử động cũng đâu . Từ đó tôi giả từ vật lộn .

       

          

  3. Hoàng Hưng nói:

           Võ châu Phương kể chuyện thời chiến nghe rất thanh bình và lương thiện, cột trâu ở đâu cũng được không sợ bị trộm.

    •            Anh Hưng thời kỳ đó ở quê em  không nghe nói đến trộm trâu, trộm lúa .

      Để trâu ít bị muổi chích, đa số bà con ở đó buột trâu ở giữa đồng ruộng cách xa nhà cả  cây số mà đâu có bao giờ nghe bị trộm .

  4. Đức Phạm 80 nói:

    Anh Hoàng Hưng không biết sao, người ta đi tản cư hết rồi đâu ai dám về đó mà bắt trộm. ĐP nghỉ, chỉ có những người vì cuộc sống mà phải bám lại thôi. ĐP đoán vậy.

    •     Đức Phạm biết không xã Nhơn Phú thời kỳ đó, có cả hằng cây số không còn một ngôi nhà, không còn một ai dám bám ở lại .  Khi tôi đến đó cuộc chiến  đẫ di chuyển nơi khác như  xã Hoà Tịnh,nhưng bà con vẫn còn sợ, chỉ về ban ngày còn  đêm thì ở tạm  trú những xã lân cận .  Bọn mục đồng chúng tôi xuống hố bơm quậy cho nước đục cho tôm nổi râu mà bắt .

  5. Phú Thạnh nói:

    VCP thân mến….Gần cả tháng nay, máy tính già cổi của anh bị tê liệt…mới sửa lại đấy…Hôm nay, mở lại đươc Trang nhà, mừng lắm…Đọc bài “Nhớ về Nhơn phú”của em., anh mới biết có lẻ hồi thời kỳ chiến tranh mình cũng đã ở gần nhau mà không hay….Quê Ngoại của Nguyễn hồng Ẩn( Nhà thơ-văn Kỳ cụu của trang nhà cũng là bạn thân của anh) dường như cũng ở Nhơn phú ?…Anh cũng đang có bài thơ <NGÀY XƯA ĐI HỌC>,định gởi cho nó …nhưng khi đọc bài viết của em , anh thấy sao trùng hợp quá..nên anh chép vào đây cho em và SOS cùng đọc cho vui…

    NGAY  XƯA ĐI HỌC

     

    Bạn còn nhớ có chiếc xuồng ba lá ?

    Đưa bọn mình sớm tối đến trường ta

    Đêm khuya khoắc tuổi thơ đang ngáy ngủ ,

    Phải xuống xưồng hấp tấp bởi …sợ ma !

     

    Cũng có lúc mặc áo thun quần cụt ,

    Ôm cặp rơm, lật ngửa lội qua sông…

    Trưa  ở trường ăn cơm hẩm canh trong,

    Chiều lặn hụp bờ sông trời chập tối …

     

    Sợ mìn bẫy, không đi đành phải lội ,

    Tuổi học trò nào có tội gì đâu ?

    “Con ơi! Con chớ có bước lên cầu,

    Lời mẹ dặn, con khắc ghi cho kỹ !”.

     

    Sáu mươi năm (1953),thời ấy đã qua đi…

    Nhưng ký ức vẫn âm thầm gợi nhớ !

    Giờ bạn ở nơi phương trời xa tít !…

    Quên chiếc xuồng xưa,quên cả bạn hiền ?…

                                  PHÚ THẠNH (Hè 2013)

                                     (Tặng NHA –USA).

    •        Anh Phú Thạnh kính mến,  Không thấy anh làm thơ hay viết phản hồi không biết anh có bận chuyện gì, thì ra do cumputer . Cám ơn sự đồng cảm của anh về thời thơ ấu, em cũng đã đọc những bài nó đến chiến tranh của anh Nguyễn Hồng Ẩn . Quê của anh ở đâu? Trong thời của anh được đi học quả thật là một điều quý, cumputer đã sửa lại rồi, hôm nào anh viết vài bài kể lại thời chiến tranh để chia sẽ với những bạn trẻ lớn lên trong thanh bình, đễ các bạn đó  biết cuộc chiến quê hương khóc liệt như thế nào . Em có mấy lần xém chết trên cánh đồng xã Nhơn Phú .

  6. nguyentringuyen nói:

                Ồ! Thật vui khi 7 gặp bạn có CÙNG NGHỀ với 7. 7 chăn bò cho đến hết lớp 12. 7 ở Long Mỹ vùng xôi đậu. Cánh đồng 7thả bò có sân bắn bia và nhiều ôi là nhiều mồ mả nên cũng không kém phần căng thẳng. 7 đã có nhiều kỷ niệm khó quên.

           7 huýt  sáo được là để làm ám hiệu khi các bạn vào vườn người ta hái trái cây. Ăn cắp vặt ấy mà!!! Leo trèo, tắm sông không hề thiếu. Mà hễ tắm là phải đánh giặc nước rồi đánh giặc bùn. Hậu quả là 1 lổ tai của 7 bị …do đánh giặc bùn!

           Mà đâu chỉ có thế…Còn nhiều trò lắm. 7có 2 kỷ niệm tuyệt đẹp song song: chăn bò và đi học. Hẹn gặp lại…dài dài…

    •        Không ngờ bạn chăn bò mà có nhiều kỹ niệm như vậy .  Người ta nói phá làng phá xóm thì có:  Nhất quỷ, nhì ma, còn thứ ba mới đến học trò, theo tôi câu nói đó chưa đúng hết, phá làng phá miểu phải kể hàng đầu là bọn chăn trâu chăn bò . Chiến tranh đã tàn phá vườn cây ăn trái của xã Nhơn Phú, phần cây còn sống sót lại bị bọn chăn trâu  làm cho nó tan hoang, những cây dừa còn sống bị bọn coi trâu lật xuống lấy tụ hủ mà ăn,  vườn chuối cũng bị phá, chắc cũng nhờ vậy mà xã NHơn Phú sau nầy có vườn cây mới xanh tươi trồng theo lớp lang, có thứ tự trong đẹp mắt .

            Cám ơn bạn đọc bài nầy và chia sẽ những ý tưởng của mình .

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác