Thơ trong mùa Covid 19 Mọi việc sẽ ổn thôi
Andrà tutto bene – Mọi việc sẽ ổn thôi là tác phẩm tiếng Ý của Angela Niro, Bản dịch của Trương Văn Dân vừa gửi để phổ biến trên trang nhà. Tôn trọng người dịch , xin để luôn nguyên bản (LM)
Angela Niro sinh ở San Seveso (FG), Italia, là dược sĩ hiện đang sống và làm việc ở Milano. Yêu thơ, triết học và tiểu thuyết lịch sử . Tác phẩm đã xuất bản:
Pensieri e parole ( Suy tư và ngôn ngữ)
Anima navigante ( linh hồn đang đi)
Nate per splendere ( sinh ra để tỏa sáng)
Se- dice donne ( Những thì thầm ở hiệu thuốc)
GRIDO DI SPERANZA
È arrivato silenzioso
dal lontano oriente,
senza bussare,
prepotente, veloce più della luce
insinuandosi
nel corpo e nella mente
di uomini e donne
ignari e indifesi.
Nella solitudine
ci ha strappato
le persone più care.
E ora dal profondo
delle nostre anime stropicciate
innalziamo una preghiera,
un grido di speranza
che trionfi la vita!
TIẾNG KÊU HY VỌNG
Nó đến lặng lẽ
từ phương Đông xa xôi,
mà không hề gõ cửa.
Và nhanh hơn ánh sáng,
Hung hăng,
Chui vào
cơ thể và trí não
Của những người vô tư, không khả năng tự vệ.
Trong nỗi cô đơn,
Nó đã cướp
Mạng sống những người thân của chúng ta.
Và giờ đây, từ sâu thẳm
trong tâm hồn tan vỡ,
chúng ta đang dâng lên lời cầu nguyện,
một tiếng kêu hy vọng
rằng cuộc sống sẽ chiến thắng!
IO NON RESTO A CASA
IO NON POSSO
Per noi che mettiamo il cuore
in tutto quello che facciamo
anche se fa male.
Per noi che se ci chiedono
una mano non esitiamo,
per noi che sorridiamo fuori
e piangiamo dentro.
Per noi che non ci fermiamo mai,
per noi che combattiamo ogni giorno.
Per noi!
TÔI KHÔNG Ở NHÀ
TÔI KHÔNG THỂ
Chúng ta là những người đặt hết tâm huyết
vào mọi việc mình làm
kể cả khi bị tổn thương.
Nếu có ai nhờ giúp một tay
Chúng ta không ngần ngại,
Có khi chúng ta mỉm cười bên ngoài
và khóc bên trong.
Đối với chúng ta những người không bao giờ ngừng nghỉ,
Bởi chúng ta chiến đấu mỗi ngày.
Cho bản thân mình!
QUARANTENA
Scivolano le ore mute,
mentre gocce di pioggia
rigano i vetri
della tua stanza.
Tu reclusa nella tua casa
ascolti la vita
che sospesa
scorre inesorabile e lenta.
Questa libertà vigilata
e negata
fa assaporare
questo tempo effimero
come un dono.
Nel caleidoscopio della vita
i colori tenui della primavera
nutrono la nostra
anima dormiente.
È il trionfo della natura,
boccioli di gemme germogliano
annunciando che la primavera
è ormai qui!
(21 marzo 2020)
Tác giả Angela Niro, và Elena pucillo Truong
trong một buổi ra mắt sach tại Milano, Italia
QUARANTINE ( CÁCH LY)
Những giờ phút im lặng trôi qua,
khi những giọt mưa
đập vào cửa sổ
căn phòng của bạn.
Bị giam hãm trong nhà,
bạn vẫn lắng nghe cuộc sống
đang bị treo
Nhưng chậm rãi và trôi chảy không ngừng.
Sự tự do bị giám sát
và bị khước từ
nhưng bạn đang tận hưởng
thời gian phù du
như một món quà.
Trong ống kính vạn hoa của cuộc sống,
những sắc màu dịu nhẹ của mùa xuân
nuôi dưỡng
tâm hồn đang ngủ của chúng ta.
Còn đây là chiến thắng của thiên nhiên,
những nụ hoa nảy mầm
báo hiệu
rằng mùa xuân đã đến!
(21 tháng 3 năm 2020)
VIA MONTEGANI
Da vent’anni, ogni giorno,
percorro questa via di Milano,
via Ludovico Montegani
aviatore.
Ogni mattina incrocio
sguardi sorridenti,
sguardi tristi e distratti.
Ogni mattina il tram 3
sferraglia in questa via
pieno di gente di tutte le età.
Ogni mattina alle otto e quindici
le campane della nostra chiesa
annunciano un nuovo giorno.
Ogni giorno
carovane di mamme
con bambini capricciosi
vanno a scuola
dopo una sosta all’edicola di Franco
e dopo una ricca e golosa colazione
al panificio Malù.
Oggi, quasi come in una città spettrale
il silenzio rimbomba
ad ogni mio passo,
nessun tram, nessun bambino,
io soltanto vago, spaesata e impaurita
per la via.
TRÊN ĐƯỜNG MONTEGANI
Trong hai mươi năm, mỗi ngày,
Tôi đều đi trên con đường này ở Milano,
mang tên của phi công.
Ludovico Montegani
Mỗi sáng tôi đều gặp
những ánh mắt mỉm cười,
những tia nhìn buồn bã hay lơ đãng.
Mỗi sáng, chiếc xe điện số 3
lạch cạch chạy trên đường
Chở những người mọi lứa tuổi.
Buổi sáng lúc tám giờ mười lăm
Có tiếng chuông nhà thờ
báo hiệu một ngày mới.
Mỗi ngày,
Có rất nhiều bà mẹ
Nắm tay những đứa con nhỏng nhẻo
cùng đi đến trường
sau khi dừng lại ở sạp báo của Franco
nhâm nhi bữa sáng ngon
tại tiệm bánh Malù.
Hôm nay, giống như một thành phố ma,
sự im lặng dội lại
từ mỗi bước chân tôi đi.
không có xe điện, không có trẻ em,
chỉ có tôi lang thang,
mất phương hướng và sợ hãi
trên phố.
ATTESA DEL DOMANI
Nel brusio dell’attesa del domani
quando passato e presente
si fondono e confondono
l’amore spezza il tempo
come il sole cancella le tenebre.
Dalle lacrime spuntano
arcobaleni lucenti
e siamo tutti poeti
nello scandire la vita!
ĐỢI NGÀY MAI
Trong tiếng xào xạc chờ đợi ngày mai,
khi quá khứ và hiện tại
hòa quyện và mờ ảo,
tình yêu phá vỡ thời gian
như mặt trời xóa tan bóng tối.
Từ những giọt nước mắt,
cầu vồng rực rỡ hiện ra
và tất cả chúng ta đều là những nhà thơ
trong việc ghi dấu cuộc đời!
FILA INDIANA
Immagini confuse
ritornano alla mente.
Andrà tutto bene.
Fuori dalla farmacia,
in fila indiana,
tutti aspettano il proprio turno.
Guanti, mascherine,
distanza di sicurezza
meno di un metro,
zero assembramenti,
queste le direttive.
Io non riesco a parlare
con la mascherina,
sudo, si appannano
gli occhiali,
mi riscopro sorda,
forse perché non leggo più il labiale,
sguardi persi dei miei clienti.
Non sorrido più
non mi avvicino più
alla mia cliente-amica
che reclama con lo sguardo
e gli occhi lucidi un abbraccio.
SẮP HÀNG MỘT
Những hình ảnh mơ hồ
lại hiện về trong tâm trí.
Mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi.
Bên ngoài hiệu thuốc,
mọi người xếp thành hàng một,
chờ đến lượt.
Găng tay, khẩu trang,
khoảng cách an toàn
dưới một mét,
không được tụ tập, đứng gần nhau,
Theo như hướng dẫn và quy định.
Tôi không thể nói chuyện
khi đeo khẩu trang,
Khi đổ mồ hôi,
Mắt kính mờ đi,
Tôi còn thấy mình như bị điếc,
Vì không đọc được từ hai bờ môi mấp máy.
Những ánh mắt vô hồn của khách hàng.
Tôi không còn cười được,
Tôi không dám đến gần
người bạn- khách hàng thân thiết
người mà, với ánh mắt
và đôi mắt như đẫm lệ,
đang chờ một vòng ôm.
GLI ANZIANI
La pandemia fa riscoprire
Gli anziani, i nostri vecchi.
Prima quasi invisibili
A volte un peso
Per la società.
Oggi quasi una specie protetta,
Patrimonio dell’umanità
Come la pernice bianca delle nevi,
La lucertola delle isole Eolie.
Facciamo i conti con la paura,
La paura dell’altro,
La paura del contagio,
La paura della morte.
Siamo diventati un pericolo
Per gli altri
E gli altri per noi.
La nostra casa deserta
Senza nessuno che ci può
Venire a visitare.
La domenica la giornata peggiore.
La paura ci spaventa
Ancora di più
Per il suono delle sirene
Delle ambulanze.
Siamo impotenti e sempre più soli.
NGƯỜI CAO TUỔI
Đại dịch đang tái khám phá
người cao tuổi, những người già của chúng ta.
Trước đây gần như vô hình,
Đôi khi là gánh nặng
Cho xã hội.
Ngày nay, họ là “loài được bảo vệ”,
Là Di sản Thế giới
Giống như gà gô tuyết,
Loài thằn lằn ở Quần đảo Eolie.
Chúng ta phải đối mặt với nỗi sợ hãi,
Sợ người khác,
Sợ lây nhiễm,
Sợ cái chết.
Chúng ta đang trở thành mối nguy hiểm
Cho người khác
Và người khác cũng thế, cho chúng ta.
Căn nhà chúng ta trống trải
Không ai có thể
Đến thăm viếng chúng ta.
Chủ nhật là ngày tồi tệ nhất.
Nỗi sợ khiến chúng ta kinh hãi
Thậm chí còn hơn thế
Vì tiếng còi báo động
Xe cứu thương.
Chúng ta bất lực và ngày càng cô đơn.
PRIMA DURANTE DOPO E…
Prima della pandemia
il mio io era prima di tutti.
Al primo posto
cattiveria, invidia e falsità.
L’altro era sempre
il colpevole, il cattivo
da combattere e sconfiggere.
Durante il covid
il virus ha smascherato
il nostro ego,
il nostro egoismo,
ha fatto crollare
le nostre certezze
e la nostra arroganza consumistica.
Impotenti davanti all’invisibile
in bilico come funamboli
camminiamo su una corda
logora e sfilacciata,
nessuna rete di salvataggio,
il baratro, il nulla.
Una sola speranza
illumina il nostro cammino,
una volta sconfitto il virus,
il dolore e la sofferenza
accomunano tutti gli uomini.
Prepariamoci ad altre sfide,
la storia insegna!
TRƯỚC, TRONG KHI VÀ SAU ĐÓ…
Trước đại dịch,
“cái tôi” luôn xuất hiện trước.
Đầu tiên là
Sự ác ý, đố kỵ và dối trá.
Còn người khác luôn là thủ phạm, là kẻ xấu,
cần phải chiến đấu và đánh bại.
Trong thời COVID,
virus đã phơi bày
cái tôi,
sự ích kỷ của chúng ta,
nó đã phá vỡ
mọi sự chắc chắn
và sự kiêu ngạo của chủ nghĩa tiêu dùng.
Bất lực trước những virus vô hình,
Chúng ta chòng chành
như những người đi trên dây,
bước trên dây đã mòn và sờn,
không có lưới an toàn,
Bên dưới là vực thẳm, hư vô.
Một niềm hy vọng duy nhất
chiếu sáng con đường của chúng ta:
một khi virus bị đánh bại,
nỗi đau và sự thống khổ
sẽ đoàn kết tất cả mọi người.
Để chuẩn bị cho những thách thức khác,
lịch sử đã dạy như thế!
TRƯƠNG VĂN DÂN dịch